6. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
3.1.1. Chiến lược, chương trình, tầm nhìn và định hướng phát triển Ngành Thông tin
Ngành Thông tin và Truyền thông đến năm 2025
Chiến lược:
Kinh nghiệm của các tổ chức, cơ quan quản lý nhà nước nói chung cũng như của Sở Thông tin và Truyền thông Quảng Bình nói riêng cho thấy những cách tiếp cận mới trong phát triển NNL cần được xây dựng dựa trên những thể chế, chính sách hợp lý, nếu không những đầu tư cho đào tạo sẽ không hiệu quả và tác động của nó sẽ rất hạn chế trong quá trình thực thi công vụ. Chính vì thế cần có một khung chính sách, thể chế về đào tạo nguồn nhân lực thật rõ ràng, chi tiết từ chính phủ, cấp tỉnh, sở và các phòng ban. Đồng thời, cần có những mục tiêu phương hướng và những quan điểm chỉ đạo về đào tạo nguồn nhân lực một cách đầy đủ. Có như vậy mới xây dựng được đội ngũ CBCC thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực Thông tin và Truyền thông chuyên nghiệp, vững vàng về chính trị, tinh thông nghiệp vụ, có đủ năng lực tham mưu xây dựng hệ thống chính trị, nhà nước pháp quyền XHCN tiên tiến, hiện đại; có bản lĩnh chính trị vững vàng, trình độ lý luận, trình độ quản lý nhà nước cao; có trình độ chuyên môn nghiệp vụ theo ngạch, đảm bảo tiêu chuẩn chung và tiêu chuẩn chức danh công việc; có đạo đức nghề nghiệp, phẩm chất và năng lực tốt, văn minh trong giao tiếp, ứng xử. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý và công chức có trình độ chuyên môn cao, đảm bảo sự chuyển tiếp liên tục và vững vàng giữa các thế hệ cán bộ.
Chương trình và tầm nhìn:
- Quán triệt sâu sắc quan điểm cán bộ, công chức là nhân tố quyết định thành công của tổ chức, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng, là yếu tố có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển bền vững của cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực được giao. Công tác đào tạo nâng cao trình độ quản lý là giải pháp quan trọng nhằm thực hiện chiến lược xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong giai đoạn mới.
- Công tác bố trí và sử dụng cán bộ, công chức phải xuất phát từ công tác quy hoạch, phải đảm bảo phù hợp giữa nhiệm vụ được giao với ngạch công chức, phải phù hợp với sở trường, ngành nghề đã được đào tạo và theo hướng chuyên môn hóa.
- Công tác đào tạo, bồi dưỡng phải được thực hiện đồng bộ với công tác đổi mới trong tuyển dụng, đánh giá, sử dụng và xây dựng chính sách đối với cán bộ, công chức. Chính sách đào tạo, bồi dưỡng phải tạo ra động lực kích thích cán bộ, công chức tham gia học tập; khuyến khích cán bộ, công chức không ngừng học tập nâng cao năng lực công tác; phải bám sát các Nghị quyết, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra trong giai đoạn từ năm 2021 – 2025 và những giai đoạn về sau.
- Thông qua thực tiễn công tác và hoạt động công vụ của Sở Thông tin và Truyền thông phát hiện những cán bộ, công chức trẻ có năng lực, phẩm chất tốt, có khả năng phát triển để đào tạo, bồi dưỡng tạo nguồn cán bộ trước mắt và lâu dài.
- Nâng cao tinh thần và đạo đức, đẩy mạnh đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực trong đội ngũ cán bộ, công chức.
Định hướng của đến năm 2025:
Những mục tiêu và phương hướng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông cụ thể cần đạt được đến năm 2025:
- Đội ngũ cán bộ, công chức phải đồng bộ, đảm bảo tiêu chuẩn. Phấn đấu đến năm 2025, có 15% cán bộ, công chức có trình độ đào tạo sau đại học, 100% cán bộ, công chức quản lý có trình độ Cao cấp lý luận chính trị; 90% cán bộ, công chức có trình độ đại học đúng chuyên môn; 100% cán bộ công chức quản lý cấp phòng trỏe lên được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên chính; 100% cán bộ công chức được bồi dưỡng chương trình quản lý nhàn nước ngạch chuyên viên.
- Tập trung đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về lý luận chính trị, quản lý nhà nước, trang bị và cập nhật kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ theo yêu cầu vị trí việc làm. Trang bị kiến thức về văn hóa công sở; trách nhiệm và đạo đức công vụ cho công chức các ngạch.
- Tiếp tục công tác phòng chống tham nhũng, xây dựng kế hoạch phòng chống tham nhũng; thực hiện tốt công tác thực hành tiết kiệm chống lãng phí và thanh, kiểm tra công vụ của các đơn vị; tăng cường kiểm tra công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo, các đơn dân nguyện của các đơn vị trực thuộc Sở.
- Thực hiện tham mưu công tác quả lý nhà nước có hiệu quả trên các lĩnh vực Thông tin báo chí, xuất bản; Bưu chính, viễn thông và Công nghệ thông tin; xây dựng môi trường công tác Sở Thông tin và Truyền thông ngày càng phát triển.
Bảng 3.1: Dự báo nguồn nhân lực giai đoạn 2020-2025
(ĐVT: Người)
Chỉ tiêu 2021 2022 2023 2024 2025
CC quản lý 22 24 24 26 26
CV,VC 25 27 27 29 29
Tổng số 47 51 51 55 55
Hiện nay nhà nước đang thực hiện chính sách tin giảm biên chế trong cơ quan nhà nước, tuy vậy đối với ngành Thông tin và Truyền thông đang triển khai nhiệm vụ quan trọng là thực hiện Chính phủ số, kinh tế số và xã hội
số. Việc bố trí, tăng cường đội ngũ CBCC để triển khai thực hiện ứng dụng các hệ thống quản lý về lĩnh vực là hết sức cần thiết. Vì vậy dự kiến đến năm 2025 cần thêm khoảng 07 CBCCVC nhằm thực hiện đạt mục tiêu đề ra của nhiệm kỳ công tác 5 năm, giai đoạn 2020-2025.