Tổng quan về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh

Một phần của tài liệu 1454 ảnh hưởng của đại dịch covid 19 đối với hoạt động tín dụng tại NH TMCP đầu tư và phát triển việt mam chi nhánh bắc hà (Trang 56 - 64)

a) Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

- Tên Tiếng Việt: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

- Tên giao dịch Tiếng Anh: Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development of Vietnam; (gọi tắt: BIDV)

- Địa chỉ trụ sở chính: Tháp BIDV, 194 Trần Quang Khải, phường Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội, Việt Nam

- Lịch sử hình thành: Ngân hàng BIDV được thành lập vào ngày 26 tháng 04 năm 1957 với tên gọi Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam. Năm 1981, ngân hàng đổi tên thành “Ngân hàng đầu tư và Xây dựng Việt Nam” trực thuộc Ngân hàng Nhà

STT CHỈ TIÊU 2018 2019 2020

I NHÓM CHỈ TIÊU QUY MÔ

46

nước. Đến năm 1990, ngân hàng tiếp tục đối tên thành “Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam”, giai đoạn từ năm 1990 đến năm 2012 là giai đoạn chuyển đổi của BIDV từ một NHTM “quốc doanh” sang hoạt động theo cơ chế của một NHTM, tuân thủ các nguyên tắc thị trường và định hướng mở cửa của nền kinh tế. Ngày 28/12/2011, thông qua việc IPO, BIDV đã cổ phần hóa. Ngày 27/04/2012, BIDV chính thức chuyển đổi thành ngân hàng TMCP hoạt động đầy đủ theo nguyên tắc thị trường với tên đầy đủ là "Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam".

- Ngành nghề kinh doanh: Ngân hàng thương mại, bao gồm:

• Cấp tín dụng (cho vay, chiết khấu, bảo lãnh, phát hành thẻ tín dụng...)

• Dịch vụ Huy động vốn (tiền gửi tiết kiệm, trái phiếu, kỳ phiếu)

• Dịch vụ Tài trợ thương mại

• Dịch vụ thanh toán (thanh toán trong nước, quốc tế)

• Dịch vụ tài khoản

• Dịch vụ Thẻ ngân hàng

• Ngoài việc hoạt động đầy đủ các chức năng của một ngân hàng thương mại, BIDV còn được phép kinh doanh đa năng tổng hợp về tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và phi ngân hàng, làm ngân hàng đại lý, phục vụ các dự án từ các nguồn vốn, các

tổ chức kinh tế, tài chính, tiền tệ trong và ngoài nước.

- Địa bàn kinh doanh: Tại thời điểm tháng 4 năm 2021, hệ thống BIDV bao gồm BIDV, các công ty con, công ty liên kết có hoạt động chủ yếu trong 4 lĩnh vực: ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán và đầu tư tài chính. Hệ thống BIDV hiện nay có 25.000 người lao động, có mạng lưới truyền thống và hiện đại rộng khắp, hiện diện tại 63 tỉnh thành của Tỉnh/Thành phố trên cả nước và tại 6 nước khác. Hệ thống BIDV bao gồm: 01 Trụ sở chính, 190 chi nhánh, 871 phòng giao dịch, 02 đơn vị trực thuộc (Trường Đào tạo Cán bộ BIDV, Trung tâm Công nghệ Thông tin), 02 Văn phòng Đại diện tại Việt Nam (TP.Hồ Chí Minh và TP.Đà Nằng), 06 Văn phòng Đại diện tại nước ngoài (Campuchia, Myanmar, lào, Séc, Đài loan, liên Bang Nga), 06 Công ty con (Ngân hàng Liên doanh Lào Việt (LaoViet Bank), Công ty cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC), Tổng Công ty cổ

47

phần Bảo hiểm Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIDV (BIC), Công ty Bảo hiểm Lào Việt (LVI), Công ty Cho thuê tài chính TNHH BIDV (BIDV-SuMi Trust Leasing), Công ty TNHH MTV Quản lý nợ và khai thác tài sản BIDV (BAMC) và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Campuchia (BIDC) (Báo cáo thường niên, 2020).

Mạng lưới hoạt động phân bổ: Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc: 31%; Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: 20%; khu vực Đồng bằng Sông Cửu long: 12%; khu vực Miền núi phía Bắc: 11%; khu vực Bắc Trung Bộ: 9%; khu vực Nam Trung Bộ: 7%; khu vực Tây Nguyên: 6% và khu vực Đồng bằng Sông Hồng là 3%. Mạng lưới hoạt động rộng khắp, trải dài toàn quốc giúp BIDV tiếp cận được số lượng lớn khách hàng, cung cấp nhiều dịch vụ, sản phẩm đa dạng cho các đối tượng khách hàng từ cá nhân, hộ gia đình đến các loại hình tổ chức, doanh nghiệp.

Tính theo quy mô tài sản, BIDV là NHTM lớn nhất Việt Nam năm 2019. BIDV xếp hạng 10/1000 doanh nghiệp đóng thuế thu nhập DN nhiều nhất trong năm 2018. Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, BIDV được xếp vào loại hình doanh nghiệp nhà nước, hoạt động với mô hình công ty cổ phần với cổ đông Nhà nước chiếm cổ phần chi phối. Ngày 8/4/2021, BIDV nhận giải thưởng "Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam" năm 2020, sản phẩm QuickLoan của BIDV đoạt giải "Sản phẩm cho vay tiêu dùng tốt nhất Việt Nam" bình chọn bởi tạp chí The Asian Banker.

Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV giai đoạn 2018 - 2020 được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 4.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV giai đoạn 2018-2020

1 Tổng tài sản 1,313,038 1,489,957 1,516,686 2 Huy động vốn từ khách hàng 989,671 1,114,163 1,226,674

STT CHỈ TIEU 2018 2019 2020

4 Vốn chủ sở hữu 54,551 77,653 79,647

II NHÓM CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG

5 Tỷ lệ nợ xấu 1,90% 1,75% 1,75%

ĩĩĩ NHÓM CHỈ TIÊU HIỆU QUẢ

6 Tổng thu nhập kinh doanh 44,484 48,121 50,037

7 Thu nhập lãi ròng 34,956 35,978 35,797

8 Lãi ròng từ hoạt động dịch vụ 3,551 4,266 5,266

9 Chi phí DPRR 18,894 20,132 23,318

10 Lợi nhuận trước thuế 9,473 10,732 9,026

Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2019 và 2020

Biểu đồ 4.4: Biến động Tổng thu nhập hoạt động và Lợi nhuận từ 2018 - 2020

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2019 và 2020

Qua bảng số liệu về kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng BIDV trong giai đoạn 2018 - 2020, có thể thấy:

- Trong 3 năm 2018 - 2020, với những nỗ lực bứt phá toàn diện, BIDV đã xác lập được vị thế trên thị trường tài chính, vươn lên dẫn đầu Khối Ngân hàng TMCP

49

về quy mô tổng tài sản vào năm 2019. Trong năm 2020, ngân hàng vẫn duy trì sự tăng trưởng quy mô tổng tài sản là 1,8%, các chỉ tiêu kinh doanh tăng trưởng tốt, bền vững, hiệu quả hoạt động ngày càng được cải thiện.

- Tổng thu nhập từ các hoạt động đạt 50.037 tỷ đồng, tăng trưởng 4,98% so với năm 2019. Trong đó thu nhập từ lãi năm 2020 có sự suy giảm nhẹ so với năm trước, chiếm khoảng 71,54% tổng thu nhập hoạt động. Tỷ lệ này vào năm 2019 là 74,77% và năm 2018 là 78,58%. Có thể thấy, trong giai đoạn 3 năm gần đây, BIDV đã có sự chuyển dịch trong cơ cấu thu nhập, giảm bớt thu nhập từ lãi, tăng cường thu nhập từ hoạt động dịch vụ, nhưng vẫn đảm bảo tăng trưởng trong tổng thu nhập. Có thể thấy, đây là bước đi đúng đắn của BIDV để giảm bớt sự phụ thuộc vào hoạt động tín dụng, từ đó góp phần kiềm chế nợ xấu.

- Lợi nhuận trước thuế đạt 9.026 tỷ đồng, giảm so với năm 2019, có thể thấy nguyên nhân đến từ việc chi phí trích lập dự phòng rủi ro trong năm 2020 tăng gần 16% so với năm 2019, đây là điều dễ hiểu trong bối cảnh kinh tế năm 2020 hứng chịu tác động của đại dịch Covid-19.

Năm 2020, BIDV đã cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh chính, chuyển dịch cơ cấu tài sản có và tài sản nợ theo hướng bền vững, an toàn, nâng cao chất lượng tài sản, lành mạnh hóa tình hình tài chính, cải cách và phát triển thể chế, tạo tiền đề vững chắc cho việc hoàn thành nhiệm vụ giai đoạn 2020- 2025. Cụ thể:

- Tín dụng 1,219 tỷ đồng hoàn thành 105.6% kế hoạch, huy động vốn 1,300 tỷ đồng hoàn thành 106.9%%, các chỉ tiêu hiệu quả tăng khá tốt so với năm trước. Chênh lệch thu chi đạt 31,478 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế riêng Ngân hàng đạt 9,077 tỷ đồng, trích DPRR 22,400 tỷ đồng. Hoàn thành mục tiêu Đại hội đồng cổ đông và kế hoạch tài chính NHNN giao.

- Nâng cao năng lực tài chính, trở thành “Ngân hàng Thương mại Cổ phần có vốn điều lệ lớn nhất tại Việt Nam”.

- Tiếp tục khẳng định là ngân hàng hiện đại, quản trị rủi ro theo thông lệ quốc tế.

50

nước, Chính phủ, định hướng điều hành của NHNN, đóng góp phát triển toàn diện kinh tế - xã hội của đất nước

- Tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong quản trị điều hành, phát huy vai trò của người đứng đầu các cấp trong triển khai thực hiện nhiệm vụ và tinh thần đoàn kết của hơn 2,4 vạn lao động trong toàn hệ thống.

Các biện pháp hỗ trợ khách hàng doanh nghiệp và cá nhân vượt qua tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 của BIDV:

- Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 01/2020/TT-NHNN ngày 13/3/2020, BIDV đã miễn giảm lãi, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ đối với các khách hàng bị ảnh hưởng bởi của dịch Covid-19 khiến doanh thu, thu nhập sụt giảm dẫn đến khó khăn trong việc trả nợ ngân hàng.

- Thực hiện cấp tín dụng mới đối với các phương án sản xuất kinh doanh có tính khả thi, hiệu quả để hỗ trợ khách hàng khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh. Ban hành nhiều gói tín dụng với mức lãi suất ưu đãi vừa để hỗ trợ khách hàng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng, vừa để giảm bớt những khó khăn trong hoạt động kinh doanh của khách hàng trong giai đoạn bùng phát dịch Covid- 19.

Cụ thể: đối với các khoản vay mới, BIDV giảm từ 0,5%/năm đến 1,2%/năm theo từng kỳ hạn so với giai đoạn trước khi bùng phát dịch. Bên cạnh đó là triển khai các gói tín dụng với lãi suất ưu đãi áp dụng với nhiều đối tượng khách hàng:

- Đối tượng khách hàng cá nhân: triển khai gói tín dụng có mức lãi suất cho vay từ 5,5% - 6,5% theo từng kỳ hạn, quy mô 5.000 tỷ đồng.

- Đối tượng khách hàng doanh nghiệp: gói tín dụng VND giảm lãi suất cho vay tối thiểu 1%/năm, quy mô 20.000 tỷ đồng; gói tín dụng USD với mức giảm lãi suất 0,5%/năm, quy mô 100 triệu USD.

- DNNVV: triển khai gói tín dụng giảm lãi suất cho vay 1% so với lãi suất thông thường, với quy mô 100.000 tỷ đồng.

Ngoài ra, BIDV còn triển khai các chương trình khuyến mại, các chính sách giảm phí giao dịch để khuyến khích các khách hàng giao dịch trên kênh Ngân hàng

51

điện tử. Điều này góp phần tạo thói quen thanh toán không dùng tiền mặt, đồng thời cũng giảm thiểu khả năng lây nhiễm dịch do virus Corona.

+ Đối với các KHCN: khi thực hiện các giao dịch có giá trị ≤ 500.000 đồng trên các kênh ngân hàng điện tử, khách hàng giảm hơn 70% phí chuyển tiền ngoài hệ thống (còn 2.000 đồng/giao dịch). Đây là mức phí chuyển tiền thấp nhất trong 4 NHTM lớn có vốn nhà nước. Bên cạnh đó, BIDV hoàn 100% phí giao dịch cho khách hàng mới trên kênh ngân hàng điện tử và tăng thêm 0,2% lãi suất tiết kiệm có kỳ hạn đối với các khách hàng gửi tiền tiết kiệm online.

+ Đối với các KHDN: ngoài việc triển khai gói dịch vụ i-Bank giảm tới 50% phí giao dịch chuyển tiền trong và ngoài hệ thống, BIDV còn thực hiện miễn phí đối với dịch vụ nộp thuế điện tử, dịch vụ hải quan điện tử, dịch vụ nhờ thu thuế xuất nhập khẩu đối với các giao dịch nộp thuế cho Kho bạc nhà nước thông qua tài khoản mở tại BIDV.

b) Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam — Chi nhánh Bắc Hà (BIDVBắc Hà)

Ngày 21/04/2016, được sự phê duyệt của Thống đốc NHNN Việt Nam tại công văn số 2821/NHNN-TTGSNH, Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Bắc Hà chính thức khai trương và đi vào hoạt động kể từ ngày 10/10/2016.

- Tên đầy đủ tiếng Việt: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bắc Hà.

- Tên viết tắt tiếng Việt: Chi nhánh ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Bắc Hà.

- Tên đầy đủ tiếng Anh: Joint stock commercial bank for Investment and Development of Vietnam - Bac Ha branch (BIDV Bac Ha branch).

- Địa chỉ chi nhánh Tòa nhà Văn phòng Tổng Công ty 789, Số 147 Đường Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.

- Quyết định thành lập: Số 1431/QĐ-BIDV ngày 13/05/2016.

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0100150619-213 do Sở Kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 04/10/2016.

T T Chỉ tiêu 2019 2020 % Hoàn thành kế hoạch % Tăng trưởng 52

các hoạt động khác ghi trong Quy chế tổ chức và hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

BIDV Bắc Hà là Chi nhánh cấp I, trực thuộc và là đại diện pháp nhân của BIDV. Chi nhánh có con dấu, có bảng tổng kết tài sản, hạch toán phụ thuộc trong hệ thống Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

Sau hơn 4 năm đi vào hoạt động và phát triển, bước sang năm hoạt động thứ 5, BIDV Bắc Hà đã xây dựng được bộ máy nhân sự bao gồm 72 cán bộ công nhân viên, cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban như sau:

(1) Khối Quản lý khách hàng, gồm:

01 Phòng Khách hàng doanh nghiệp: trong đó bao gồm Tổ Tài trợ thương mại là đầu mối tiếp nhận yêu cầu từ các KHDN về dịch vụ tài trợ thương mại; kiểm tra hồ sơ và phối hợp với các phòng ban tác nghiệp tại Chi nhánh và Hội sở chính thực hiện các giao dịch tài trợ thương mại;.... Phòng Khách hàng doanh nghiệp có nhiệm vụ: Tham mưu, đề xuất thực hiện chính sách, kế hoạch phát triển quan hệ khách hàng; Thiết lập, phát triển, duy trì mối quan hệ hợp tác để khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng; Trực tiếp đề xuất giới hạn tín dụng và đề xuất tín dụng; Theo dõi, quản lý tình hình hoạt động của KHDN. Phân loại, rà soát phát hiện rủi ro; Thực hiện xử lý nợ xấu theo quy định; Kiểm tra giám sát quá trình sử dụng vốn vay, tài sản đảm bảo nợ vay. Đôn đốc khách hàng trả nợ gốc, lãi; ...

01 Phòng Khách hàng cá nhân, có nhiệm vụ: Tham mưu, đề xuất thực hiện chính sách và kế hoạch phát triển khách hàng bán lẻ; Tiếp nhận, triển khai và phát triển các sản phẩm tín dụng, dịch vụ thẻ, dịch vụ ngân hàng dành cho khách hàng bán lẻ của BIDV; Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình marketing tổng thể cho từng nhóm sản phẩm.

(2)Khối Quản lý rủi ro, gồm: 01 Phòng Quản lý rủi ro, có nhiệm vụ tham mưu, đề xuất xây dựng các quy định, biện pháp quản lý rủi ro tín dụng; Phối hợp, hỗ trợ Phòng Khách hàng để phát hiện, xử lý các khoản nợ có vấn đề; ...

(3) Khối Tác nghiệp, gồm:

• Phòng Giao dịch khách hàng doanh nghiệp; 53

• Phòng/Tổ Quản lý và dịch vụ kho quỹ.

• Phòng Quản trị tín dụng, trong đó bao gồm Tổ Quản lý thông tin khách hàng trực thuộc Phòng Quản trị tín dụng;

(4) Khối Quản lý nội bộ, gồm: Phòng Quản lý nội bộ; Phòng Ke hoạch - Tài chính và Phòng Tổ chức Hành chính.

(5) Khối trực thuộc, gồm

• Phòng giao dịch Nghĩa Tân: có địa chỉ tại số 184, đường Hoàng Quốc Việt, phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội.

• Phòng giao dịch Trung Yên: có địa chỉ tại số 13 - Lô 11A, phố Trung Hòa, phường Trung Hoà, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.

02 Phòng giao dịch là đại diện theo uỷ quyền của Chi nhánh Bắc Hà để thực hiện viêc cung cấp các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng tới khách hàng và xử lý các nghiệp vụ phát sinh trong quá giao dịch với khách hàng.

Một phần của tài liệu 1454 ảnh hưởng của đại dịch covid 19 đối với hoạt động tín dụng tại NH TMCP đầu tư và phát triển việt mam chi nhánh bắc hà (Trang 56 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(136 trang)
w