Ảnh hưởng của đại dịch Covid đến hoạt động tín dụng của ngân hàng

Một phần của tài liệu 1453 ảnh hưởng của đại dịch covid 19 tới hoạt động tín dụng tại NH TMCP quân đội – chi nhánh sở giao dịch 3 (Trang 30 - 37)

đổ giao dịch chương trình, các sự kiện chính trị, chiến tranh, v.v.). Và trong nhiều cuộc khủng hoảng trong quá khứ, các ngân hàng trung ương đã có các công cụ xử lý để ngăn chặn thiệt hại thêm. Không có ví dụ nào trước đây là trong giai đoạn mà điểm

bắt đầu của lãi suất quá thấp (và trong một số trường hợp là âm). Điều này có thể gây

lo ngại trong các thị trường rằng có rất ít chỗ cho một phản ứng chính sách hiệu quả.

1.2.2. Ảnh hưởng của đại dịch Covid đến hoạt động tín dụng của ngânhàng hàng

thương mại

1.2.2.1. Ảnh hưởng của đại dịch Covid đến hoạt động tín dụng của ngân hàng thương

mại thông qua các chỉ tiêu định lượng

a. Khách hàng

Đại dịch Covid khiến cho các chính sách vĩ mô thay đổi và có ảnh hưởng trực tiếp đến các khách hàng của ngân hàng, đặc biệt là đến các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như các khách hàng cá nhân kinh doanh do thời gian đóng cửa, hạn chế lưu thông trong đại dịch Covid. Bên cạnh đó, nhiều khách hàng vay tiêu dùng cũng bị ảnh hưởng đáng kể đến nguồn thu nhập do đại dịch Covid. Nhiều khách

hàng đã thất nghiệp, ảnh hưởng đến khoản thu nhập ổn định thường xuyên để trả nợ vay định kỳ cho ngân hàng thương mại. Trong nghiên cứu của Taudlikhul Afkar và Fauziyah (2020) đã chỉ ra rằng, tình hình dịch bệnh Covid 19 tại Indonesia đã khiến cho nhiều doanh nghiệp bị phá sản, người dân bị thất nghiệp. Chính điều này đã tác động trực tiếp đến khả năng trả nợ của các khách hàng. Bên cạnh đó, nhu cầu vay vốn

của khách hàng có xu hướng giảm, đặc biệt là những khách hàng mới. Điều này có ảnh hưởng đến sự gia tăng về khách hàng mới. Trong nghiên cứu của Dursun-de Neef

Sự thay đổi số lượng KH vay vốn

Số lượng KH vay năm t

Số lượng KH vay năm (t-1)

Tốc độ tăng trưởng _ ______Số lượng KH vay vốn tăng thêm năm (t)______ 0/

KH vay vốn Số lượng KH vay năm (t-1) Xo

Số lượng khách hàng vay vốn và tốc độ tăng trưởng KH vay vốn tại NHTM giảm cho thấy được tác động tiêu cực của đại dịch Covid đến khách hàng vay vốn tại chi nhánh và ngược lại, số lượng khách hàng vay vốn gia tăng cùng với đó tốc độ tăng trưởng KH vay vốn ổn định cho thấy được đại dịch Covid ít tác động đến khách hàng vay vốn tại chi nhánh.

- Cơ cấu của khách hàng

Tỷ trọng KH vay _ ________Số lượng KH vay vốn loại i______ 100∕z

vốn loại i Tổng số lượng KH vay vốn X

Khách hàng vay vốn ở đây có thể được phân loại theo KHDN và KHCN hoặc phân loại theo khách hàng cũ, khách hàng mới. Chỉ tiêu về cơ cấu khách hàng cho biết được đại dịch Covid có tác động đến xu hướng vay vốn của các nhóm khách hàng

khác nhau.- Tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng

Chỉ tiêu này cho biết những ảnh hưởng của đại dịch Covid đến tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng và được thể hiện qua chỉ tiêu:

Số lượng KH gặp khó khăn Tổng số lượng KH vay vốn Tỷ lệ KH vay vốn gặp khó khăn do

đại dịch Covid X 100%

Chỉ tiêu này càng cao cho thấy đại dịch Covid tác động mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh của KH tại NHTM và ngược lại.

b. Dư nợ và doanh số cho vay

Từ năm 2020 đến nay, kinh tế thế giới, bao gồm Việt Nam, chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đại dịch COVID-19. Việc thực hiện giãn cách xã hội nhằm phục vụ

công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 đã phần nào ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp (DN) và làm giảm hiệu hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại. Đại dịch Covid19 đã ảnh hưởng rất lớn đến các ngân hàng thương mại trên thế giới. Tại Châu Âu, các NHTM đã bắt đầu tình trạng giảm cho vay khi đại dịch Covid 19 diễn ra (Dursun-de Neef và Schandlbauer, 2021). Bên cạnh đó, đại dịch covid diễn biến phức tạp, các ngân hàng trung ương và

chính phủ đã ban hành một loạt các biện pháp can thiệp chính sách. Trong khi một số

biện pháp nhằm giảm bớt sự thắt chặt mạnh mẽ của các điều kiện tài chính trong ngắn

hạn, những biện pháp khác lại tìm cách hỗ trợ dòng vốn tín dụng cho các doanh nghiệp, bằng cách can thiệp trực tiếp vào thị trường tín dụng (ví dụ, hạn mức tín dụng

do chính phủ tài trợ và bảo lãnh trách nhiệm pháp lý), hoặc bằng cách nới lỏng các ràng buộc của các ngân hàng đối với việc sử dụng các bộ đệm vốn. Điều này khiến cho doanh số cho vay và dư nợ lại có xu hướng gia tăng trong bối cảnh đại dịch (DemirgUẹ-Kunt và cộng sự, 2021). Từ những dẫn chứng trên, tác giả nhận thấy rằng,

đại dịch Covid có tác động đến dư nợ cho vay và doanh số cho vay của các ngân hàng

thương mại. Tuy nhiên, tùy thuộc vào chính sách của từng quốc gia thì dư nợ cho

Tốc độ tăng trưởng _ (Dư nợ tín dụng năm (t) - Dư nợ tín dụng năm (t-1) Iooy

dư nợ tín dụng Dư nợ tín dụng năm t-1

Dư nợ cho vay và tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay giảm càng mạnh so với trước khi đại dịch Covid cho thấy được đại dịch Covid đã có những tác động tiêu cực

đến hoạt động tín dụng của NHTM và ngược lại. - Tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay

Tốc độ tăng (Doanh số cho vay (t) - Doanh số cho vay năm (t-1)

trưởng doanh số = „ , ị . „ ɪ 1 x 100%

Doanh số cho vay năm t - 1 cho vay

Doanh số cho vay giảm và tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay âm cho thấy được những tác động tiêu cực của đại dịch Covid đến hoạt động tín dụng của NHTM.

Ngược lại, nếu doanh số cho vay tăng và tốc độ tăng trưởng doanh số vẫn ở mức cao của NHTM.

Bên cạnh đó, tác giả còn so sánh kết quả thực hiện so với kế hoạch thông qua chỉ tiêu sau:

Tỷ lệ thực hiện so với kế hoạch

Dư nợ cho vay thực hiện x 100

Tỷ lệ thực hiện so với kế hoạch nhỏ hơn 1 cho thấy được đại dịch Covid có tác động tiêu cực hơn đến hoạt động cho vay của NHTM.

c. Lãi suất

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid diễn biến rất phức tạp khiến cho nhiều khách hàng gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Để phục hồi được nền kinh tế, các ngân hàng trung ương có những chính sách mở rộng tiền tệ, trong đó có chính sách giảm lãi suất để tăng nguồn cung tiền trong nền kinh tế. Bên cạnh đó, các NHTM cũng có những chính sách riêng trong việc hỗ trợ các khách hàng vượt qua giai đoạn khó khăn. Vì vậy, lãi suất cho vay đều giảm đi

đáng kể.

Để đánh giá được tác động của đại dịch Covid đến lãi suất của NHTM, tác giả

sử dụng các chỉ tiêu cụ thể như sau:

- Lãi suất cho vay bình quân: Lãi suất này cho biết được mức độ tăng, giảm lãi suất cho vay trong bối cảnh đại dịch Covid19.

- NIM (Biên độ lãi ròng): Hệ số NIM (Net Interest Margin) là sự chênh lệch phần trăm giữa thu nhập lãi và chi phí lãi phải trả của ngân hàng, cho biết

hiện các

ngân hàng đang thực sự hưởng chênh lệch lãi suất giữa hoạt động huy động

và hoạt

động đầu tư tín dụng là bao nhiêu. Cách tính NIM của ngân hàng:

NIM = Thu nhập lãi thuần / Tài sản sinh lãi

Thu nhập lãi thuần là chênh lệch giữa chênh lệch giữa “thu nhập lãi và thu nhập tương tự” và “chi phí lãi và chi phí tương tự” được lấy trên bảng Kết quả hoạt động kinh doanh

Chỉ tiêu này cho biết, ngân hàng thực sự hưởng chênh lệch lãi suất giữa hoạt động huy động và hoạt động đầu tư tín dụng là bao nhiêu.

lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng thương mại thông qua các khía canh như gia tăng tỷ lệ nợ xấu, gia tăng tỷ lệ nợ quá hạn và gia tăng trích lập dự phòng RRTD (DemirgUẹ-Kunt và cộng sự, 2021).

Để đánh giá được tác động của đại dịch Covid 19 đến chất lượng tín dụng, tác

giả sử dụng các tiêu chí đánh giá cụ thể như sau:

Nợ quá hạn là tổng dư nợ thuộc nhóm 2, nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5

Tỷ lệ nợ quá hạn - Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu Dư , nợ quá hạn Tổng dư nợ x 100%

Nợ xấu là tổng dư nợ thuộc nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5 Tỷ lệ nợ xấu: là tỷ lệ giữa dư nợ xấu trong tổng dư nợ

Tỷ lệ nợ Dư nợ xấu

T = ---"--- x 100%

xấu Tổng dư nợ

Tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu càng gia tăng cho thấy được mức độ rủi ro trong hoạt động tín dụng của NHTM càng cao. Điều này cho thấy được những tác động tiêu cực của Đại dịch Covid 19 đến chất lượng tín dụng và ngược lại.

- Tổn thất nợ gốc và nợ lãi: là những khoản nợ gốc và nợ lãi có thể bị mất vốn.

Con số này càng cao sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng

rủi ro tín dụng càng lớn và ngược lại.

- Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng:

Dự phòng rủi ro là số tiền được trích lập và hạch toán vào chi phí hoạt động để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng. Dự phòng rủi ro được tính trên số dư nợ gốc của khách hàng bao gồm: dự phòng cụ thể, dự phòng chung và toàn bộ dự phòng được tính vào chi phí hoạt động của NHTM.

Dự phòng cụ thể là khoản tiền được trích lập trên cơ sở phân loại cụ thể các khoản nợ theo quy định để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra. Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với các nhóm nợ:

Tỷ lệ nợ trích _ 1 nn0, Số đã trích lập dự phòng

100% x

Chỉ tiêu này phản ánh, cứ 100 đồng vốn cho vay thì có bao nhiêu đồng vốn dự

phòng cho tổn thất khi rủi ro tín dụng xảy ra. Giảm tổn thất của các ngân hàng thông qua việc trích lập dự phòng hàng năm từ thu nhập hiện tại trên cơ sở phân loại nhóm nợ theo mức độ rủi ro. Tỷ lệ này càng cao thì rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động cho vay này càng cao, khả năng thu hồi nợ thấp.

e. Lợi nhuận hoạt động tín dụng

Khả năng sinh lời là thước đo hiệu quả hoạt động của công ty, bao gồm cả hoạt

động ngân hàng, bởi vì mức độ lợi nhuận có thể cho thấy khả năng kiếm được lợi nhuận của một công ty từ các tài sản và vốn chủ sở hữu khác nhau. Thời kỳ đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng khá nặng nề đến giới kinh doanh khiến nền kinh tế suy thoái khá trầm trọng. Tất nhiên, điều này cũng ảnh hưởng đến lĩnh vực ngân hàng, nơi phần

lớn hoạt động kinh doanh thông qua việc cung cấp dịch vụ tín dụng và các dịch vụ tài chính khác (Afkar và cộng sự, 2020). Trong nghiên cứu của Afkar & Fauziyah (2021) cũng cho thấy rằng, đại dịch covid 19 đã khiến cho một loạt các NHTM tại Indonesia giảm khả năng sinh lời và ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của các NHTM này.

Để đánh giá được tác động của đại dịch Covid đến lợi nhuận từ hoạt động tín dụng của NHTM, tác giả sử dụng các chỉ tiêu nghiên cứu như sau:

- Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng

Giá trị lợi nhuận từ hoạt động tín dụng được xác định bằng công thức = Doanh

thu từ lãi và các khoản thu tương đương - Chi phí từ lãi và các khoản chi tương đương

- chi phí trích lập dự phòng RRTD.

Giá trị lợi nhuận từ hoạt động tín dụng càng cao cho thấy hiệu quả kinh doanh càng lớn và tác động tiêu cực của đại dịch Covid đến lợi nhuận của ngân hàng càng thấp và ngược lại.

tín dụng càng cao thì cho thấy hoạt động kinh doanh của NHTM phụ thuộc nhiều vào

hoạt động tín dụng.

1.2.2.2. Ảnh hưởng của đại dịch Covid đến hoạt động tín dụng của ngân hàng thương

mại thông qua các chỉ tiêu định tính

a. Điều hành của Ban lãnh đạo và thực hiện của cán bộ ngân hàng

Đại dịch covid diễn biến rất phức tạp trong giai đoạn 2020 - 2021. Các diễn biến phức tạp của dịch bệnh không được lường trước đã tạo ra những thách thức rất lớn đối với sự điều hành của Ban lãnh đạo. Trong giai đoạn này, nêu Ban lãnh đạo có năng lực tốt sẽ đưa ra được chính sách ứng phó phù hợp, đảm bảo được hoạt động kinh doanh của NHTM, dẫn dắt các NHTM vượt qua các khó khăn. Đại dịch Covid 19 có ảnh hưởng đến những quyết định của Ban lãnh đạo trong các việc như các quyết

định về cơ cấu nhóm nợ, nợ xấu, xử lý nợ, các chính sách cho vay trong giai đoạn covid19.. .Tác động của đại dịch Covid đến điều hành của Ban lãnh và các cán bộ tín

dụng được thể hiện qua các tiêu chí đánh giá cụ thể như sau:

- Sự thay đổi mục tiêu hoạt động kinh doanh của NHTM của Ban lãnh đạo. - Khả năng kịp thời đưa ra các quyết định ứng phó với đại dịch Covid.

- Tốc độ áp dụng các chính sách tín dụng trong bối cảnh đại dịch Covid mà Hội sở đưa ra.

- Mức độ đưa ra các chính sách trong hoạt động tín dụng trong bối cảnh chi nhánh NHTM.

- Các cán bộ nhân viên ngân hàng giám sát khách hàng chặt chẽ hơn

- Khối lượng công việc của các cán bộ tín dụng nhiều hơn trong bối cảnh đại dịch Covid.

b. Khả năng đáp ứng nhu cầu vốn vay của khách hàng

- Ngân hàng đáp ứng đầy đủ nhu cầu vốn vay của khách hàng trong bối cảnh doanh.

c. Khách hàng

Đại dịch Covid ảnh hưởng rất lớn đến khách hàng thông qua các khía cạnh như:

- Ý thức trả nợ của khách hàng. - Rủi ro đạo đức của khách hàng

- Mức độ hài lòng và sự tin tưởng của khách hàng đối với dịch vụ tín dụng.

Một phần của tài liệu 1453 ảnh hưởng của đại dịch covid 19 tới hoạt động tín dụng tại NH TMCP quân đội – chi nhánh sở giao dịch 3 (Trang 30 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w