dụng tại
chi nhánh
Trong bối cảnh đại dịch Covid 19 đang diễn biến rất phức tạp như hiện nay, việc nâng cao trình độ chuyên môn và đạo đức của đội ngũ cán bộ tín dụng của chi nhánh là rất cần thiết. Điều này giúp cho các cán bộ tín dụng kịp thời phát hiện những
khoản vay có vấn đề, xác định được chính xác các khách hàng có thực sự gặp khó khăn do đại dịch Covid hay không? Từ đó đề xuất những biện pháp xử lý phù hợp đối với các từng khách hàng tại chi nhánh.
Thống kê và cập nhật các lỗi vi phạm trong quy trình cho vay để nhân viên có
thể tiếp cận, giảm thiểu rủi ro trong quá trình đánh giá phân tích hồ sơ tín dụng. Giáo dục đạo đức nghề nghiệp, tránh tình trạng nhân viên phân tích tín dụng móc nối hồ sơ với khách hàng cá nhân gây rủi ro cho hoạt động tín dụng, ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của ngân hàng.
Thường xuyên huấn luyện đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên nhằm nâng cao năng lực cũng như kinh nghiệm trong việc đánh giá, phân tích khách hàng, đề xuất cho vay phù hợp với nhu cầu, đảm bảo khả năng chi trả nợ vay và kiểm soát tốt khoản
vay. Định kỳ đào tạo/tái đào tạo sản phẩm tín dụng, quy định thẩm định và cảnh báo các yếu tố rủi ro cho nhân viên.
Cần thiết phải tăng cường các hoạt động tập huấn, giao lưu trong giai đoạn này
để có kinh nghiệm hỗ trợ, xử lý đối với các khách hàng gặp khó khăn trong hoạt động
sản xuất kinh doanh do đại dịch Covid tác động.
Điều chuyển hoặc thay thế nhân sự giữa các đơn vị theo từng địa bàn trong một thời gian nhất định nhằm gia tăng kiểm soát chéo, tránh tình trạng lạm quyền hay
tạo môi trường làm việc thân thiện, mối liên hệ giữa các đồng nghiệp, quản lý tốt về mặt con người. Bên cạnh đó, cần chú trọng chế độ lương thưởng, phúc lợi tạo điều kiện cho nhân viên đảm bảo cuộc sống, tránh phát sinh tiêu cực và gắn bó lâu dài với
tổ chức.
Định kỳ hàng năm giám sát hoạt động, theo dõi cách làm việc của nhân viên thông qua việc buộc nhân viên nghỉ phép. Điều này giảm thiểu rủi ro nghiệp vụ phát sinh trong một thời gian dài, tiết kiệm chi phí xử lý trong trường hợp phát sinh.
- Cần phải xây dựng một bộ quy tắc chuẩn về chức danh các công việc ngân hàng, tiêu chuẩn nghề nghiệp ngân hàng tương đương với tiêu chuẩn của các nước
tiên tiến trong khu vực. Bên cạnh đó, đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức kinh
doanh cơ bản cho cán bộ hiện có nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng phức tạp
và chịu
áp lực cạnh tranh ngày càng cao của môi trường kinh doanh. Chú trọng việc
đào tạo
kỹ năng mềm, kỹ năng quản lý cho cán bộ quản lý trung và cấp cao nhằm tạo
sự đột
phá về tư duy và kỹ năng quản lý, tạo tiền đề cho việc triển khai các kế hoạch cải
cách cũng như chấp nhận sự thay đổi ở các cấp điều hành và cấp thực hiện - Chi nhánh cần hoàn thiện quy trình tuyển dụng. Ngân hàng cần xây dựng
những yêu cầu, tính chất đặc trưng của mỗi công việc, quy định rõ hệ thống
tiêu chuẩn
và cách thức tổ chức thi tuyển rõ ràng để các ứng viên tham khảo mình có đủ điều
kiện, phù hợp hay không để nộp đơn vào ngân hàng. Ngân hàng liên kết với các
nhánh, có trách nhiệm và có động lực hoàn thành tốt các công việc được giao tạo hiệu
quả cao trong công việc giúp hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh
- Chi nhánh cần có các khóa nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên về việc thu thập thông tin của khách hàng, công tác thẩm định tài sản đảm bảo, công tác chấm
điểm, xếp loại... Đối với những nhân viên mới chưa có kinh nghiệm, chi
nhánh cần
phân công những nhân viên có kinh nghiệm, giỏi nghiệp vụ hướng dẫn cụ thể
và nhiệt
tình để giúp những nhân viên mới mau chóng làm quen với công việc của mình.
Những nhân viên mới sau một thời gian thử việc ngân hàng cần có những bài kiểm
tra để xem năng lực và trợ giúp thêm.
3.3. Kiến nghị