2.1.3.1 Hoạt động tín dụng
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, hoạt động ngân hàng đã có bước phát triển rất nhanh chóng, các dịch vụ Ngân hàng cung cấp ngày càng phong phú, đa dạng và đã mang lại nguồn thu rất lớn cho hệ thống các Ngân hàng, trong đó hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu và đem lại lợi nhuận nhiều nhất cho ngân hàng. Xác định rõ tầm quan trọng của hoạt động tín dụng, ban lãnh đạo của chi nhánh NHNo Ba Đình đã không ngừng mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng tín dụng với nguyên tắc “Chất lượng, an toàn, hiệu quả”.
Bảng 2.1 Tình hình dư nợ tín dụng giai đoạn 2014 - 2016 tại NHNo Ba Đình Thanh Hóa
% %
Thực hiện so với kế hoạch 101,2 %
101,7% 102,4% Mức tăng tuyệt đối 4.06
4
6.59 9
1. Ngắn hạn Tỷ trọng ...288.866... 84,3% ...324.078.... 82,1% ...357.509... 75,9% 2. Trung và dài hạn Tỷ trọng____________________ ...53.798... 15,7% ...70.671... 17,9% ...113.711... 24,1%
II. Theo đối tượng vay...
1. Doanh nghiệp .Tỷ trọng____________________ ...193.262... ...56,4%... ...210.200.... ...53,3%... ...219.800... ...46,6%... 2. Hộ gia đình, cá nhân Tỷ trọng____________________ ...149.402... 43,6% ...184.549.... 46,7% ...251420... 53,4%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2014 - 2016 của NHNo Ba Đình)
Biểu đồ 2.1 Tình hình dư nợ tín dụng giai đoạn 2014-2016 tại NHNo Ba Đình Thanh Hóa
□ K ế h
(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2014 - 2016 của NHNo Ba Đình)
Với những hoạt động thiết thực trong hoạt động tín dụng, tổng dư nợ tín dụng của chi nhánh đều tăng trưởng qua các năm, vượt chỉ tiêu theo kế hoạch đề ra. Năm 2014, dư nợ tín dụng là 338.600 triệu đồng. Đến năm 2015, dư nợ tín dụng là 394.749 triệu đồng, tăng 52.085 triệu đồng (tương đương 15,2%) so với năm 2014. Dư nợ tín dụng năm 2016 là 471.220 triệu đồng, tăng 76.471 triệu đồng (ứng với 19,4%) so với năm 2015.
Thành tích tăng trưởng tín dụng của chi nhánh cũng thực sự đáng khích
28
lệ. Có được thành tích này khi diễn biến tình hình kinh tế trong và ngoài nước khá phức tạp là do NHNo Ba Đình đã có sự kiểm soát chặt chẽ giới hạn tín dụng đảm bảo kế hoạch được giao. Chi nhánh đã phát triển và duy trì được khách hàng tốt, sàng lọc khách hàng yếu kém nhằm đảm bảo hoạt động tín dụng an toàn, hiệu quả. Đồng thời, chi nhánh đã chủ động và tích cực đổi mới, đa dạng hoạt động tín dụng để phù hợp với nhu cầu của khách hàng và thị trường.
Bảng 2.2 Cơ cấu dư nợ tín dụng giai đoạn 2014 - 2016 tại NHNo Ba Đình Thanh Hóa
của NHNo Ba Đình)
Theo thời hạn
Đối với dư nợ ngắn hạn, trong năm 2015, dư nợ ngắn hạn đạt 324.078 triệu đồng, tăng 23.978 triệu đồng (ứng với 8%) so với năm 2014. Năm 2016, dư nợ ngắn hạn là 357.509 triệu đồng, tăng 33.431 triệu đồng (tương ứng 10,3%) so với năm 2015.
Đối với dư nợ dài hạn, năm 2015 dư nợ dài hạn đạt 70.671 triệu đồng, tăng 28.215 triệu đồng so với năm 2014 (tương ứng 66,5%), năm 2016 dư nợ dài hạn đạt 113.771 triệu đồng, tăng 43.040 triệu đồng (tương ứng 60,9%) so
Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Doanh thu dịch vụ - Kế hoạch 1.650,24 2.008,47 2.659 - Thực hiện 1.708 2.135 2.659 Tốc độ tăng trưởng 23% 25% 21,7% với năm 2015.
Dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao (thường trên 75%) do chi nhánh chủ yếu cho vay vốn lưu động vì khả năng thu hồi vốn nhanh, giúp cho ngân hàng bảo toàn nguồn vốn của mình tốt hơn, kiểm soát hạn chế tối đa các rủi ro và nợ xấu. Dư nợ tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng trong giai đoạn trên cũng đã có những chuyển biến tích cực. Mặc dù, nợ trung dài hạn thu hồi vốn lâu, tiềm ẩn nhiều rủi ro trong tình hình kinh tế vĩ mô nhiều biến động xấu như hiện nay.
Theo đối tượng vay
Qua số liệu tổng hợp được, đối tượng cấp tín dụng của chi nhánh đang có xu hướng chuyển dịch từ cho vay doanh nghiệp sang cho vay cá nhân, hộ gia đình. Năm 2015 dư nợ cá nhân, hộ gia đình đạt 184.549 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 46,7% tổng dư nợ, tốc độ tăng trưởng so với năm 2014 đạt 23,52%. Tính đến năm 2016, dư nợ cá nhân, hộ gia đình là 251.420 triệu đồng, tăng 66.871 triệu đồng so với năm 2015.
Dư nợ lĩnh vực cho vay DN hầu như không tăng và không phát triển được khách hàng, đây cũng là năm đầu tiên tỷ trọng cho vay DN thấp hơn cho vay hộ gia đình, cá nhân (Dư nợ DN năm 2016 chỉ tăng 9.600 triệu so với năm 2015, trong khi hộ gia đình, cá nhân tăng được 66.871triệu đồng) hạn chế kết quả tăng trưởng dư nợ và khả năng tài chính. Khách quan do một số khách hàng DN vẫn chưa khôi phục được SXKD, một số khác trả hết nợ chuyển sang hình thức bảo lãnh. Nguyên nhân chủ quan do một bộ phận CBTD chưa thực sự tích cực, chủ động khai thác, tiếp cận với các DN mới được thành lập hoặc chưa vay NHNo Ba Đình để phát triển khách hàng.