Việt Nam - Chi nhánh Ba Đình Thanh Hóa đã nên trên là do một số lý do cơ bản sau:
Các nguyên nhân mang tính khách quan:
Tình hình kinh tế thế giới và trong nước có nhiều biến động phức tạp, bất lợi: tăng trưởng kinh tế, thương mại toàn cầu ở mức thấp; tình hình biển Đông diễn biến phức tạp; biến đổi khí hậu diễn ra nhanh hơn dự báo. Thiên tai, rét đậm, rét hại ở phía Bắc, hạn hán kéo dài ở Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, xâm nhập mặn chưa từng có ở đồng bằng sông Cửu Long; sự cố ô nhiễm môi trường biển nghiêm trọng do Formosa gây ra và bão lũ liên tục xảy ra ở các tỉnh miền Trung ... đã ảnh hưởng nặng nề đến kinh tế - xã hội nước ta, nhất là sản xuất và đời sống của người dân. Bên cạnh đó, tốc độ phục hồi của một số DN chưa thực sự bền vững; việc xử lý các tồn đọng cũ còn nhiều bất cập, nợ xấu của hệ thống TCTD tuy giảm nhưng chưa xử lý dứt điểm được nhiều; mức độ cạnh tranh giữa các TCTD ngày càng gay gắt đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của các chi nhánh NHTM trên địa bàn, nhu cầu hấp thụ vốn tín dụng của nền kinh tế thấp; tiến trình cổ phần hóa DNNN chậm, năng suất, hiệu quả lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế còn nhiều hạn chế cùng với việc tỷ giá ngoại tệ biến động mạnh, mức độ cạnh tranh giữa các TCTD ngày càng gay gắt đã tác động, ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của các chi nhánh NHTM...
Các chính sách điều tiết nền kinh tế vĩ mô của Nhà nước cũng ảnh hưởng rất lớn, cụ thể: Chi nhánh phải chịu sự điều chỉnh chính sách lãi suất của Nhà nước, đồng thời còn chịu điều chỉnh khung lãi suất trong từng thời kỳ của Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam hạn chế sự chủ động của chi nhánh trong hoạt động kinh doanh và điều tiết cung cầu về vốn. Cho nên chi nhánh luôn chịu sức ép từ hiệu quả hoạt động của mình để làm sao thu hút được khách hàng đến với ngân hàng, do đó hiệu quả của công tác huy động vốn của
chi nhánh còn nhiều hạn chế.
Mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng: Việt Nam là một nước đang phát triển, nền kinh tế chứa đựng nhiều rủi ro, tính ổn định thấp. Việc hội nhập kinh tế khiến cho các ngân hàng nội địa vấp phải sự cạnh tranh gắt gao từ các ngân hàng nước ngoài. Ngân hàng nước ngoài có những lợi thế về vốn, công nghệ, nguồn nhân lực chất lượng đã khiến cho các ngân hàng trong nước trở nên lép vế. Họ cạnh tranh nhau về thị trường, về công tác huy động vốn, về việc tìm kiếm những khách hàng tốt...
Các nguyên nhân mang tính chủ quan:
Quy mô và cơ cấu nguồn vốn của Chi nhánh: Nguồn vốn cho vay tại Chi nhánh NHNo Ba Đình phụ thuộc vào khả năng huy động vốn nhưng khả năng này còn nhiều hạn chế; một mặt do tiềm năng tích luỹ để dành của nền kinh tế và thu nhập của dân cư chưa dồi dào, mặt khác các kênh đầu tư chứng khoán, vàng, bất động sản, huy động trái phiếu của Chính phủ... ảnh hưởng nhiều đến khả năng huy động vốn của hệ thống Ngân hàng nói chung và Chi nhánh NHNo Ba Đình nói riêng dẫn đến việc Chi nhánh không đáp ứng được nhu cầu vay vốn của nền kinh tế.
Ngoài ra, nguồn vốn huy động của Chi nhánh NHNo Ba Đình chủ yếu vẫn là nguồn vốn ngắn hạn một phần do tâm lý dân cư chưa tin cậy vào sự ổn định của lãi suất tiền gửi, mặt khác nguồn thu nhập của dân cư chủ yếu vẫn chỉ là nguồn tạm thời nhàn rỗi (chưa thực sự thừa vốn); trong khi nhu cầu đầu tư của các doanh nghiệp lại là vốn trung dài hạn.
Về trình độ cán bộ công nhân viên trong chi nhánh: Nhìn chung trình độ cán bộ công nhân viên trong chi nhánh đều được đào tạo và có trình độ chuyên môn cao, song so với quá trình phát triển của thị trường tài chính trong giai đoạn hội nhập vào thị trường tài chính quốc tế thì còn nhiều hạn chế. Điều này sẽ gây khó khăn cho nâng cao chất lượng ngân hàng bằng cách
tiếp thu các công nghệ ngân hàng hiện đại trên thế giới, nhằm đưa ra việc huy động vốn trên thị trường thế giới.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2 đem lại cái nhìn tổng quan về tình hình hoạt động cũng như những thông tin cơ bản về chi nhánh. Đồng thời, chương hai đã đi sâu phân tích tình hình huy động vốn cũng như tính hiệu quả của vấn đề huy động vốn tại chi nhánh.
Qua đó, nêu bật lên những thành quả mà chi nhánh đạt được và chỉ ra nguyên nhân xuất phát từ những yếu tố khách quan cũng như chính từ nội tại bên trong ngân hàng.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VIỆT NAM - CHI NHÁNH BA ĐÌNH - THANH HÓA
3.1ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH BA ĐÌNH - THANH HÓA
3.1.1 Định hướng và mục tiêu kinh doanh giai đoạn 2016-2020
Hòa chung với định hướng chiến lược chung của ngân hàng NHNo đó là phấn đấu trở thành một trong những ngân hàng hiện đại có chất lượng, hiệu quả và uy tín hàng đầu trong khu vực Đông Nam Á vào năm 2020. Cùng với đó trên cơ sở định hướng phát triển và hoạt động của Ngành Ngân hàng Việt Nam trên địa bàn và định hướng các chỉ tiêu, mục tiêu hoạt động của toàn hệ thống, Chi nhánh Ba Đình Thanh Hóa:
•Tiếp tục phấn đấu giữ vững và phát triển quy mô hoạt động, thị phần trên địa bàn cũng như trong hệ thống, tăng trưởng bền vững, tạo đà cho các năm tiếp theo, đảm bảo an toàn, hiệu quả trong hoạt động.
• Bám sát mục tiêu định hướng của đề án phát triển kinh doanh trên địa bàn đô thị loại 1 giai đoạn 2016 - 2020. Đánh giá một cách cụ thể, sâu sắc các kết quả đạt được, những hạn chế tồn tại và nguyên nhân của việc thực hiện các mục tiêu lộ trình của đề án để xây dựng các mục tiêu tăng trưởng sát với thực tế và phù hợp với khả năng và điều kiện hoạt động của đơn vị.
• Tiếp tục củng cố và nâng cao chất lượng toàn diện hoạt động kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh trên tất cả các mặt hoạt động từ công tác điều hành quản trị trong ban Giám đốc, các phòng nghiệp vụ đến chất lượng hoạt động tác nghiệp của đội ngũ cán bộ, nhân viên.
vẫn phải tiếp tục tập trung xử lý thu hồi các khoản nợ xấu. Mặt khác, phải tiếp tục củng cố, nâng cao chất lượng trên tất cả các mặt hoạt động mà đặc biệt là công tác huy động vốn, sử dụng vốn, thu dịch vụ ngoài tín dụng, nâng cao
năng lực hoạt động kinh doanh và khả năng tài chính để phát triển ổn định, bền vững.
• Thực hiện công tác chăm sóc, phát triển khách hàng. Tiếp tục chú trọng nâng cao công tác thông tin quảng cáo với mục tiêu dễ hiểu, dễ thực hiện. Phát triển sản phẩm kết nối thanh toán - bán hàng với mục tiêu quản lí luồng tiền của khách hàng. Tăng cường quảng bá thương hiệu, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ. Thực hiện chuẩn mực văn hóa Agribank Thanh Hóa nhằm đáp ứng mọi nhu cầu giao dịch của khách hàng một cách nhanh gọn, đơn giản, chính xác, an toàn theo chế độ quy định.