Sự phát triển của hệ thống mạng lưới rộng khắp đã giúp cho BIDV thâm nhập sâu vào thị trường, tìm kiếm được nhiều khách hàng mới, khẳng định được vai trò, vị thế của một ngân hàng thương mại nhà nước có quy mô lớn thứ hai tại Việt Nam.
2.1.4. Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triểnViệt Nam Việt Nam
2.1.4.1. Công tác huy động vốn
Trong những năm vừa qua, mặc dù trên thị trường vốn diễn ra sự đua tranh quyết liệt giữa các NHTM thông qua lãi suất, dịch vụ chăm sóc khách hàng.nhằm thu hút nhiều tiền gửi từ các tổ chức kinh tế và cá nhân, hoạt động huy động vốn của BIDV vẫn không ngừng phát triển.
Đồ thị 2.1: Tổng vốn huy động của BIDV giai đoạn 2008-2010
Đơn vị :tỷ đồng
VÓN HUY ĐỌNG
(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2010 của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam )
Giai đoạn 2008-2009, có thể coi là giai đoạn khá khó khăn cho hệ thống các NHTM nói chung khi tiến hành huy động vốn. Tuy nhiên, BIDV vẫn duy trì
được tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động trung bình khoảng 20%.
Năm 2010, trước sức ép về cạnh tranh HĐV và áp lực đảm bảo các chỉ tiêu an toàn tại TT 13, 19, BIDV đã điều hành lãi suất huy động một cách linh hoạt, thận trọng trên cơ sở tuân thủ nghiêm túc các chỉ đạo điều hành về lãi suất của NHNN và bám sát diễn biến của thị trường đảm bảo tính cạnh tranh, kịp thời nhằm giữ vững nền vốn, hạn chế tối đa dòng tiền ra khỏi hệ thống. Đến 31/12, HĐV đạt 267.315 tỷ, tăng trưởng 23,5% so với năm 2009, tăng
hơn 2,2 lần so với năm 2006; hoàn thành 105% kế hoạch năm. HĐV dân cư có sự tăng trưởng mạnh (35%) trong năm 2010, góp phần nâng tỷ trọng nhóm khách hàng này lên 37,4% trên tổng HĐV, dần thu hẹp khoảng cách với tỷ trọng huy động từ khối khách hàng doanh nghiệp (41%). Các kết quả trong công tác huy động vốn năm 2010 đã thể hiện nỗ lực lớn của BIDV. Tuy nhiên, HĐV bình quân đạt 229.670 tỷ, tăng thấp so với 2009 (11,4%); tốc độ tăng trưởng huy động vốn của BIDV năm 2010 vẫn thấp hơn tốc độ tăng trưởng huy động vốn của toàn hệ thống ngân hàng (khoảng 27,2%).
2.1.4.2. Hoạt động tín dụng và đầu tư
a. Hoạt động tín dụng
Trong 3 năm vừa qua, hoạt động tín dụng tại BIDV không ngừng tăng trưởng và tạo được sự phát triển ổn định, bền vững. Để đạt được thành công đó, BIDV đã tích cực nghiên cứu sản phẩm để tạo tính đa dạng, phù hợp với nhu cầu của khách hàng, tìm kiếm đối tượng khách hàng mới có tính chuyên biệt, đồng thời chú trọng đến vấn đề quản trị rủi ro nhằm quản lý chất lượng tín dụng chặt chẽ.
Các sản phẩm cho vay của BIDV:
• Đối với khách hàng cá nhân: cho vay mua xe trả góp, cho vay du học, cho vay mua nhà, cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán, cho vay cầm cố
giấy tờ có giá, thấu chi tín chấp.
• Đối với khách hàng doanh nghiệp: cho vay thấu chi doanh nghiệp, chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu, cho vay theo món, hạn mức, tài trợ dự án, cho
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Tổng dư nợ (tỷ VNĐ)
Số dư % thay đổi Số dư % thay đổi Số dư % thay
đổi
160.98
3 % +19,82 206.402 +22,00% 232.227 +11,12%
Tỷ lệ nợ xấu
(%) 2,59% 2,71% 2,3%
Đồ thị 2.2: Tổng dư nợ cho vay của BIDV giai đoạn 2008-2010
Đơn vị: tỷ VNĐ
DƯ NỢ CHO VAY
(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2010 của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam )
Đến 31/12/2010, dư nợ tín dụng của BIDV đạt 232.227 tỷ, tăng trưởng 21,7%, được kiểm soát chặt chẽ phù hợp với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế cũng như định hướng điều hành của NHNN (tăng trưởng tín dụng bình quân 2006-2010 là 24.5%), thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân của ngành ngân hàng (khoảng 29,81%). Thị phần tín dụng của BIDV chiếm 10,9%1trên tổng dư nợ của hệ thống ngân hàng, giảm nhẹ so với năm 2009. Thông qua hoạt động tín dụng, trong năm 2010, BIDV đã cung ứng cho nền kinh tế hơn 400.000 tỷ đồng, tạo ra hàng triệu tỷ đồng doanh thu đối với các doanh nghiệp là khách hàng của BIDV, góp phần xác lập cân đối vĩ mô, dẫn dắt thị trường, ổn định sản xuất cho các doanh nghiệp. BIDV tiếp tục cho
1Thị phần TD tính đến hết tháng 11 năm 2010
vay hỗ trợ lãi suất (dư nợ hiện trên 10.800 tỷ), hỗ trợ thu mua lúa gạo (dư nợ khoảng 1.800 tỷ). Cùng với đó, BIDV đã thực hiện vai trò đầu mối thu xếp, tài trợ vốn cho nhiều dự án trọng điểm quốc gia trên cơ sở được Chính phủ tin tưởng giao nhiệm vụ: dự án thủy điện Sơn La (3.000 tỷ); dự án thủy điện A Vương (1.085 tỷ)... Dư nợ vay bằng nguồn ADB (4.025 tỷ)...
Các chỉ tiêu cơ cấu và chất lượng tín dụng năm 2010 đạt tốt hơn năm 2009 và đang chuyển dịch theo đúng định hướng, chỉ đạo của HĐQT.
Về tỷ lệ nợ xấu: Mặc dù bị ảnh hưởng tác động suy giảm kinh tế 2008- 2009, tuy nhiên BIDV đã triển khai thực hiện đồng bộ các biện pháp xử lý nợ xấu linh hoạt, hiệu quả nên dư nợ xấu nội bảng 2010 ở mức 2,3%, thấp hơn mức thực hiện năm 2009 (2,71%) và đảm bảo được kế hoạch HĐQT đặt ra (2,5-2,6%). Trong năm 2010, BIDV đã thực hiện 04 đợt xử lý rủi ro tín dụng bằng quỹ dự phòng với dư nợ xấu được xử lý chuyển hạch toán ngoại bảng 744 tỷ đồng. Bắt đầu từ năm 2006, BIDV đã xây dựng thành công và áp dụng Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ theo thông lệ quốc tế góp phần kiểm soát và lường trước rủi ro trong hoạt động tín dụng. Giai đoạn 2006-2010, tỷ lệ nợ xấu của BIDV giảm dần theo từng năm; riêng giai đoạn năm 2009-2010 phải chịu tác động từ cuộc khủng hoảng kinh tế nhưng BIDV vẫn kiểm soát tỷ lệ nợ xấu ở mức dưới 3%.
Về cơ cấu tín dụng: được kiểm soát theo đúng định hướng của Ban lãnh đạo. Tỷ trọng dư nợ trung dài hạn giảm so với năm 2009, chiếm 43,5% tổng dư
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
LN từ DV 1.002 1.004 1.776
LN từ KDNT 790 208 288
nợ và được kiểm soát dưới mức giới hạn giao năm 2010 (< 46%), đặc biệt trong 6 tháng cuối năm tốc độ tăng tín dụng trung dài hạn (6,6%) thấp hơn nhiều so với mức tăng tín dụng ngắn hạn (17,8%); Tỷ trọng dư nợ nợ quá hạn/ tổng dư nợ cũng tăng dần qua từng năm trong giai đoạn 2006-2010 do BIDV đã chuyển dịch hướng cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh mở rộng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa có hiệu quả cao. Tỷ trọng cho vay có tài
sản đảm bảo/ tổng dư nợ được giữ ổn định quanh mức 70%/năm.
Về thu nợ hạch toán ngoại bảng: BIDV đã sử dụng linh hoạt các biện pháp để đẩy nhanh tiến độ thu hồi nợ như xử lý tài sản bảo đảm, nhận gán nợ bằng tài sản, khởi kiện bên vay ra toà, bán nợ, miễn giảm lãi treo tồn đọng để khuyến khích khách hàng trả nợ, xây dựng cơ chế khuyến khích thu nợ ngoại bảng. Năm 2010, thu nợ hạch toán ngoại bảng đạt 398 tỷ, hoàn thành 108% kế hoạch năm.
b. Hoạt động đầu tư
Đồ thị 2.3 : Doanh số đầu tư giai đoạn 2008-2010
Đơn vị: tỷ đồng
(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2010 của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam )
Hoạt động đầu tư tại BIDV bao gồm 2 hoạt động chính:
■ Đầu tư tài chính : mua-bán chứng khoán( chủ yếu là trái phiếu chính phủ ■ Góp vốn liên doanh liên kết
Từ sau năm 2008, hoạt động đầu tư của BIDV tăng lên rõ rệt (từ 34.173 tỷ VNĐ năm 2008, lên 34.705 tỷ VNĐ vào năm 2009, năm 2010 đạt 35.102 tỷ VNĐ). Sự tăng lên nhanh chóng của doanh số đầu tư là do BIDV đã mở rộng hoạt động góp vốn liên doanh liên kết với nhiều đối tác ngân hàng uy tín của nước ngoài như Ngân hàng Liên doanh VID-Public (đối tác Malaysia), Ngân hàng Liên doanh Lào -Việt (với đối tác Lào) Ngân hàng Liên doanh Việt Nga - VRB (với đối tác Nga), Công ty Liên doanh Tháp BIDV (đối tác Singapore), Liên doanh quản lý đầu tư BIDV - Việt Nam Partners (đối tác Mỹ).. .nhằm mở rộng thị trường không chỉ trong nước mà còn ở ngoài nước, nâng cao hiệu quả kinh doanh và khẳng định vị thế của một ngân hàng thương mại nhà nước hàng đầu Việt Nam.
2.1.4.3. Hoạt động dịch vụ ngân hàng
Hoạt động dịch vụ ngân hàng tại BIDV bao gồm các hoạt động từ dịch vụ đơn thuần (thanh toán, bảo lãnh, ngân quỹ, bảo hiểm, dịch vụ đại lý, các dịch vụ khác) và hoạt động kinh doanh ngoại tệ (KDNT)
Bảng 2.2 : Lợi nhuận từ hoạt động dịch vụ
LNTT (tỷ VNĐ) 2.368 4.626
ROA (%) 0,88 % 1,04 % 1,15 %
ROE (%) 15,77% 18,11 % 17,2 %
(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2010 của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam )
58
Hoạt động dịch vụ của BIDV đã có những sự tăng trưởng đáng kể, nhất là trong họat động dịch vụ đơn thuần. Tận dụng được lợi thế về mạng lưới rộng khắp cả trong và ngoài nước, và uy tín sẵn có, BIDV đã phát triển mạnh hoạt động thanh toán quốc tế, các dịch vụ đại lý, bảo lãnh, nhằm nâng cao lợi nhuận cho ngân hàng, hướng tới hình ảnh của một ngân hàng hiện đại.
2.1.4.4 Kết quả hoạt động kinh doanh
Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV được đánh giá thông qua các chỉ tiêu sau:
Lợi nhuận trước thuế của BIDV không ngừng tăng lên, đồng thời tăng trưởng khá ổn định, luôn đảm bảo năm sau cao hơn năm trước: LNTT năm 2010 đạt 4.513 tỷ, tăng trưởng 28,1% so với 2009 và hoàn thành 100% kế hoạch điều chỉnh tăng);. Điều này thể hiện nỗ lực của toàn hệ thống trong việc lành mạnh hoá bảng tổng kết tài sản. Các chỉ số về hiệu quả kinh doanh cũng hoàn thành mục tiêu KH đề ra và theo xu hướng phù hợp với thông lệ quốc tế: ROA có sự tăng trưởng qua từng năm, năm 2010 đạt 1,15% (năm 2009: 1,04%, năm 2008: 0,88%); ROE đạt 17,2% (năm 2009: 18,11%, năm 2008: 15,77%), ROE có xu hướng giảm là do từ năm 2008, BIDV được Chính phủ cấp tăng bổ sung vốn điều lệ đều đặn qua các năm.
Bên cạnh việc nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh, BIDV luôn đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh: Trong năm 2010, tuân thủ đúng các quy
định của NHNN về các tỷ lệ an toàn hoạt động: tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn (theo thông tư 15/TT-NHNN) là 25,7% (quy định ≤30%); Tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động (theo thông tư 19/TT-NHNN) là 78,6% (quy định ≤80%); đảm bảo các chỉ tiêu an toàn thanh khoản; Hệ số an toàn vốn
CAR riêng lẻ của NHTM đạt 8,37% (năm 2009: 9,53%).
Như vậy, có thể thấy rằng, các chỉ số hiệu quả kinh doanh đã đạt được mục tiêu kế hoạchc của giai đoạn 5 năm 2006-2010, lợi nhuận trước thuế cũng có sự tăng trưởng rõ rệt. Bên cạnh đó, BIDV cũng nghiêm túc tuân thủ quy định của NHNN về giới hạn, tỷ lệ về đảm bảo thanh khoản, đảm bảo an toàn hoạt động kinh doanh.
2.2. CHÍNH SÁCH ĐIỀU HÀNH LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG
ĐẦU