Nhóm các giải pháp khác

Một phần của tài liệu 0922 nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro lãi suất tại NH đầu tư và phát triển việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 123 - 128)

3.2.4.1.Nâng cao chất lượng hoạt động dự báo lãi suất

Dự báo lãi suất là một nội dung rất quan trọng trong nghiệp vụ quản trị RRLS. Trên cơ sở dự báo lãi suất ngân hàng mới có biện pháp phòng ngừa

phù hợp. Hoạt động dự báo lãi suất tại BIDV đã được thực hiện trong thời gian qua đóng góp vào kết quả kinh doanh chung cũng như công tác quản trị RRLS của ngân hàng. Để tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động dự báo lãi suất trong thời gian tới, BIDV cần thực hiện xây dựng các mô hình để dự báo lãi suất thông qua thu thập, đánh giá tổng hợp các thông tin về biến động lãi suất thị trường bao gồm: lãi suất của NHNN (lãi suất chiết khấu, tái cấp vốn, lãi suất cơ bản) và chính sách điều hành chính sách tiền tệ của NHNN; lãi suất huy động và cho vay trên thị trường, các yếu tố kinh tế vĩ mô như tốc độ tăng trưởng GDP, lạm phát, cán cân thanh toán... để đưa ra những dự báo về lãi suất trong ngắn hạn và dài hạn để từ đó có kế hoạch xây dựng kết cấu bảng tổng kết tài sản một cách hợp lý cũng như có kế hoạch áp dụng các công cụ tài chính phái sinh để hạn chế tổn thất do RRLS gây ra.

3.2.4.2. Xây dựng đội ngũ nhân viên giỏi nghề

Ngân hàng nên lựa chọn và đào tạo những cán bộ ngân hàng am hiểu một cách toàn diện về quản trị RRLS. Hiện nay, vấn đề RRLS còn khá mới mẻ đối với cán bộ nhân viên các NHTM Việt Nam. Vì vậy, việc nhận biết, đánh giá rủi ro của cán bộ công nhân viên ngân hàng còn hạn chế. Trên thực tế, muốn biết được độ tổn thất của RRLS để có biện pháp phòng chống thì các ngân hàng cần phải tính toán được RRLS tác động như thế nào đến thu nhập ròng cũng như giá trị tài sản của ngân hàng. Để xác định một cách chính xác những tác động này đòi hỏi cán bộ ngân hàng phải thực sự am hiểu về quản lý tài sản nợ - có của ngân hàng, đồng thời phải có kiến thức nhất định về tài chính để nắm vững những kỹ thuật đo lường RRLS bằng việc áp dụng các mô hình. Đối với các NHTM Việt Nam, đây là vấn đề tương đối mới và phần lớn cán bộ nhân viên ngân hàng đều chưa được trang bị những kiến thức này.

Bên cạnh đó, trình độ hiểu biết của cán bộ nhân viên ngân hàng về các nghiệp vụ phái sinh như giao dịch kỳ hạn, hoán đổi, quyền chọn,. vẫn còn

hạn chế. Ngân hàng chưa có đội ngũ nhân viên am hiểu những kiến thức về tài chính, pháp lý, về thị trường giao dịch đặc biệt là kỹ thuật định giá và giao dịch các công cụ tài chính phái sinh, và đây chính là một trong những nguyên nhân gây trở ngại trong việc triển khai các nghiệp vụ phái sinh phòng ngừa RRLS tại ngân hàng. Do đó, giải pháp hàng đầu của ngân hàng áp dụng chính sách tuyển dụng và chính sách đào tạo phù hợp để có đội ngũ nhân lực đủ trình độ và tay nghề giỏi, có khả năng quản trị tốt RRLS cho ngân hàng.

- Chính sách tuyển dụng: ngân hàng cần có chính sách tuyển dụng đúng đắn nhằm thu hút những nhân viên giỏi về làm việc. Để thực hiện được điều này, ngân hàng nên có những chính sách cụ thể, thu hút, trọng dụng người tại (như đãi ngộ cán bộ theo năng lực, hiệu quả công việc...), tạo điều kiện để sáng kiến của nhân viên được phát huy có hiệu quả.

- Chính sách đào tạo: ngân hàng cần tổ chức các chương trình đào tạo nhằm trang bị những kiến thức chuyên môn, kỹ thuật về các nghiệp vụ phái sinh cho các nhân viên ngân hàng, mời những chuyên gia trong và ngoài nước

giỏi về nghiệp vụ này tham gia giảng dạy. Nếu có điều kiện, có thể cử một số nhân viên có khả năng đi nghiên cứu tại nước ngoài để có điều kiện học hỏi không chỉ về lý thuyết mà cả thực tiễn thực hiện các nghiệp vụ này tại ngân hàng. Để cán bộ thực sự quan tâm đến việc học tập và nâng cao trình độ chuyên môn, ngân hàng cần có cơ chế khuyến khích bằng cách hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ kinh phí, thực hiện chế độ khen thưởng, đề bạt đối với những nhân viên học tập đạt kết quả tốt và có khả năng vận dụng tốt trong thực tế công tác. Bên cạnh đó, để nhân viên ngân hàng thực hiện tốt công việc

của mình cần phải được đào tạo cả về tin học và ngọai ngữ nhằm giúp nhân viên ngân hàng sớm tiếp cận và nắm bắt được công nghệ tiên tiến.

3.2.4.3. Tăng cường đầu tư cho công nghệ ngân hàng

cho ngân hàng. Tăng cường đầu tư cho công nghệ ngân hàng là việc làm luôn cần thiết để nâng cao năng lực cạnh tranh, đảm bảo hiệu quả quản lý rủi ro nói chung và hiệu quả quản trị RRLS nói riêng.

Công nghệ ngân hàng là phạm vi rộng và liên quan toàn bộ giao dịch và hoạt động ngân hàng, trong khuôn khổ luận văn đi sâu phân tích các giải pháp tăng cường đầu tư cho công nghệ ngân hàng tập trung ở cải tạo và khai thác hệ thống thông tin quản lý - MIS phục vụ hoạt động quản trị RRLS.

a. Tập trung đầu tư nâng cấp hệ thống thông tin quản lý (MIS) phục vụ cho công tác điều hành kinh doanh, kiểm soát hoạt động ngân hàng quản lý khách hàng, quản lý rủi ro, quản lý tài sản nợ - có và công tác kế toán. Đó là:

- Làm sạch dữ liệu đầu vào: ngân hàng thực hiện triệt để và đầu tư thỏa đáng cho việc làm sạch dữ liệu đầu vào bằng cách:

+ Ra văn bản về yêu cầu đảm bảo dữ liệu đầu vào phản ánh trung thực + Tổ chức đào tạo đối với giao dịch viên, cán bộ tín dụng, kế toán, ngân quỹ... đối tượng trực tiếp khai báo thông tin đầu vào về sự cần thiết đảm bảo dữ liệu sạch, quy trình thực hiện, trách nhiệm và xử lý vi phạm

+ Đưa ra chế tài nghiêm ngặt

+ Tổ chức đoàn kiểm tra trực tiếp và giám sát từ xa thông qua báo cáo, theo dõi trên chương trình

- Đầu tư nghiên cứu xây dựng yêu cầu người sử dụng cho các báo cáo chiết xuất từ kho dữ liệu.

+ Cán bộ thực hiện tài liệu yêu cầu người sử dụng bao gồm cán bộ nghiệp vụ, cán bộ công nghệ thông tin, cán bộ làm công tác tổng hợp, báo cáo

+ Tổ chức nghiêm túc việc test (kiểm tra) tính đúng đắn của báo cáo, cân khớp giữa các báo cáo, các phân hệ

- Xây dựng quy trình về tổ chức khai thác kho dữ liệu, quy định rõ các báo cáo phục vụ công tác kiểm tra giám sát (báo cáo với cơ quan quản lý - NHNN, Bộ tài chính....), các báo cáo phục vụ quản trị điều hành, báo cáo phân tích. đều được lấy từ kho dữ liệu.

b. Khai thác điều khoản về chuyển giao công nghệ và hợp tác kỹ thuật khi lựa chọn đối tác chiến lược khi cổ phần hóa

Khi thực hiện cổ phần hóa, lựa chọn đối tác chiến lược là công việc quan trọng hàng đầu vì thông qua lựa chọn đối tác chiến lược, BIDV khai thác được lợi thế về công nghệ ngân hàng hiện đại, kỹ năng quản trị điều hành tiên tiến, nâng cao uy tín hình ảnh.. .Trong rất nhiều yếu tố đặt ra để lựa chọn đối tượng, BIDV cần chú trọng đến điều kiện về chuyển giao công nghệ và hợp tác kỹ thuật, không nên chỉ coi trọng yếu tố giá cổ phiếu mà đối tác chiến lược đưa ra. Các điều kiện về công nghệ thông tin và hỗ trợ kỹ thuật về kinh nghiệm quản lý nói chung trong đó có quản lý RRLS cần chiếm trọng số cao trong tổng số điểm đánh giá đối tác chiến lược, đồng thời có quy định đầy đủ, chi tiết về chuyển giao công nghệ như lộ trình chuyển giao công nghệ, lĩnh vực chuyển giao, hình thức chuyển giao. Bên cạnh đó, quy định cụ thể về điều kiện hợp tác kỹ thuật, tổ chức đào tạo cho cán bộ của BIDV cũng như quá trình phối hợp giữa cán bộ của đối tác chiến lược và cán bộ của BIDV cùng triển khai các dự án, sản phẩm dịch vụ mới.Bên cạnh đó, để khai thác tốt yếu tố về công nghệ của đối tác chiến lược thì cần ưu tiên lựa chọn đối tác có kinh nghiệm và uy tín trong lĩnh vực ngân hàng.

Một phần của tài liệu 0922 nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro lãi suất tại NH đầu tư và phát triển việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 123 - 128)