TRƯỜNG TRONG THỜI GIAN QUA
2.2.1. Chính sách điều hành lãi suất tại Ngân hàng Đầu tư và Pháttriển triển
Việt nam
BIDV bắt đầu áp dụng cơ chế quản lý vốn tập trung từ đầu năm 2007 thay thế cho phương thức điều hành vốn nội bộ theo cơ chế chuyển vốn cho vay, nhận gửi vốn (cơ chế quản lý vốn cũ). Cơ chế quản lý vốn tập trung đã thể hiện rõ những ưu điểm trong công tác quản trị điều hành tài sản Nợ - tài sản Có của Ngân hàng, trong cách thức quản lý rủi ro thanh khoản, lãi suất của ngân hàng, cụ thể:
cũ, các chi nhánh thực hiện quản lý vốn độc lập thông qua chức năng, hoạt động của Phòng Nguồn vốn tại từng chi nhánh. Các chi nhánh tự cân đối vốn cả
về khối lượng, kỳ hạn, trên cơ sở tuân thủ các qui định của ngành và của hệ thống về quản lý rủi ro, quản lý thanh khoản và dự trữ bắt buộc tại Ngân hàng nhà nước. Theo đó, mỗi chi nhánh phải mở ít nhất 1 tài khoản tại Ngân hàng nhà nước địa phương và tại một TCTD khác để đáp ứng nhu cầu thanh khoản tức thời và an toàn vốn. Ưu điểm của cơ chế này đó là chi nhánh được quyền chủ động trong cân đối vốn, chủ động quyết định lãi suất huy động và cho vay đảm bảo hiệu quả tại chi nhánh. Tuy nhiên, cơ chế quản lý vốn cũ như trên phát sinh những tồn tại, hạn chế sau:
- Theo cơ chế vay - gửi hiện tại, mỗi chi nhánh hoạt động như một ngân hàng độc lập, chủ động quyết định huy động vốn, sử dụng vốn (tự cân
đối sử
dụng vốn). Do đó mức độ tập trung vốn thấp, phân tán, chức năng quản
lý vốn
(quản lý thanh khoản, RRLS) không tập trung, bị dàn trải tại tất cả các
đơn vị,
dẫn đến khó khăn trong kiểm soát rủi ro toàn ngành.
- Công cụ lãi suất nội bộ không định hướng được lãi suất huy động và lãi suất cho vay trên toàn bộ nguồn vốn toàn ngành (điều hành lãi suất từ trung
ương đến chi nhánh chỉ tác động đến phần thừa/thiếu của mỗi chi
nhánh), hạn
chế trong việc kiểm soát lãi suất đầu vào, đầu ra
- Điều hành cân đối vốn toàn ngành tại Hội sở chính bị động; Quản lý tài sản Nợ - Có toàn hệ thống chưa hiệu quả.
- Đánh giá mức độ đóng góp của chi nhánh vào kết quả chung toàn ngành chưa chính xác, các chính sách chưa thể hiện được tính nhất quán
2.2.1.2. Cơ chế quản lý vốn tập trung
Cơ chế quản lý vốn tập trung còn được gọi là cơ chế FTP (Fund Transfer Pricing), là cơ chế quản lý vốn từ Trung tâm quản lý vốn đặt tại Hội sở chính của ngân hàng. Các chi nhánh trở thành các đơn vị kinh doanh, thực hiện mua bán vốn với Hội sở chính (thông qua trung tâm vốn). Hội sở chính sẽ mua toàn bộ tài sản Nợ của chi nhánh và bán vốn để chi nhánh sử dụng cho tài sản Có. Từ đó, thu nhập và chi phí của từng chi nhánh được xác định thông qua chênh lệch mua bán vốn với Hội sở chính. Trung tâm vốn hoạt động không vì lợi nhuận, lợi nhuận trung tâm vốn chỉ phản ánh phần chênh lệch kỳ hạn để bù đắp rủi ro lãi suất. Như vậy, rủi ro thanh khoản và RRLS tập trung toàn bộ tại Hội sở chính.
Sơ đồ 2.2 : Hoạt động của trung tâm vốn
(Nguồn : BIDV)
2.2.1.3. Chính sách điều hành lãi suất của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Việt Nam
Hiện nay, chính sách điều hành lãi suất tại BIDV được thực hiện theo cơ chế quản lý vốn tập trung với những quy tắc thống nhất như sau:
❖ về vấn đề định giá FTP:
Tất cả các sản phẩm các sản phẩm, các đối tượng khách hàng đều phải được định giá thống nhất ở một mức FTPchung, đưa các chi nhánh về một mặt bằng theo quy mô, kỳ hạn, loại tiền đối với các hoạt động. Giá FTP phải được phản ánh theo lãi suất thị trường (thị trường Liên ngân hàng) tương ứng với các kỳ hạn và được điều chỉnh hàng ngày nếu có thay đổi. FTP được BIDV điều hành linh hoạt theo lãi suất thị trường.
Ngay khi thực hiện triển khai cơ chế Quản lý vốn tập trung, Hội sở chính đã ban hành một hệ thống văn bản pháp quy, các công văn hướng dẫn để chi nhánh dễ dàng thực hiện. Ngoài ra, trong quá trình vận hành, Hội sở chính đã ban hành các văn bản bổ sung, sửa đổi kịp thời nhằm hoàn thiện cơ chế để phù hợp với thực tiễn trong quá trình vận hành như: xây dựng cơ chế định giá FTP riêng theo 3 đối tượng là tổ chức kinh tế, định chế tài chính và cá nhân; cơ chế FTP cho tiền gửi không kỳ hạn ổn định; cơ chế FTP riêng cho sản phẩm tiền gửi, tiền vay có tính đặc thù riêng như giấy tờ có giá, các sản phẩm tiền gửi rút trước hạn, sản phẩm tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm tích lũy, sản phẩm tiền gửi thả nổi, cho vay tài trợ hàng xuất...
Ngoài ra, để phục vụ tính toán, áp giá FTP, xác định thu nhập/chi phí của chi nhánh đúng đắn, HSC đã xây dựng chương trình phần mềm đảm bảo số liệu chính xác, kịp thời và vận hành ổn định.
❖ về vấn đề tập trung quản trị rủi ro lãi suất và rủi ro thanh khoản:
Khi thực hiện cơ chế tự cân đối, chi nhánh chịu rủi ro từ cơ cấu - kỳ hạn giữa
nguồn vốn huy động và cho vay tại Chi nhánh. Khi chuyển sang áp dụng cơ chế
việc không cân xứng kỳ hạn nguồn vốn - sử dụng vốn được đưa về tập trung tại
Hội sở chính. Điều này là phù hợp với thông lệ quốc tệ, cụ thể:
- Tập trung rủi ro lãi suất: Tất cả các tài sản Nợ và Có của chi nhánh đều được “mua” và “bán” căn cứ vào kỳ hạn, loại tiền với các lãi suất điều chuyển
tại ngày phát sinh giao dịch.
- Từ ngày phát sinh giao dịch cho đến ngày định giá lại của tài sản Nợ hay tài sản Có, chi nhánh luôn được đảm bảo một mức chênh lệch lãi suất
giữa lãi suất áp dụng cho khách hàng và lãi suất chuyển vốn nội bộ. - Chi nhánh chỉ quyết định lãi suất cho vay/nhận gửi sao cho có chênh
lệch so với lãi suất điều chuyển vốn nội bộ và không phải quan tâm đến
(Nguồn : BIDV)
Trước đây, mỗi chi nhánh tự cân đối và tự chịu rủi ro về lãi suất (tự cân đối kỳ hạn nguồn vốn - sử dụng vốn), theo đó rủi ro lãi suất nằm rải rác tại tất cả các chi nhánh, khó có thể kiểm soát được rủi ro và chi phí. Với việc quản lý tập trung rủi ro lãi suất, Hội sở chính sẽ quản lý tập trung được toàn bộ nguồn vốn về mặt lãi suất, đưa phần mất cân đối kỳ hạn từ chi nhánh về xử lý
tập trung tại Hội sở chính, từ đó có thể áp dụng các biện pháp để xử lý tập trung, kiểm soát được chi phí đầu vào - đầu ra của toàn ngành, nhằm đảm bảo được NIM toàn hệ thống theo kế hoạch đề ra.
2.2.2. Tổng thể về biến động lãi suất trong thời gian qua
2.2.2.1. Lãi suất trên thế giới
Trước bối cảnh suy thoái kinh tế, ngân hàng trung ương của hầu hết các nước đều duy trì chính sách lãi suất thấp trong thời gian dài: Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED), ngân hàng Nhật Bản (BOJ), ngân hàng Anh, ngân hàng Canada và ngân hàng trung ương châu Âu (ECB)... duy trì chính sách lãi suất thấp suốt từ đầu năm 2009 đến nay.
Đồ thị 2.4 : Diễn biến lãi suất cơ bản của FED 2008 đến nay
(Nguồn: Bloomberg)
Đồ thị trên biểu thị diễn biến lãi suất cơ bản của FED từ năm 2008 đến nay. Động thái của FED được coi là khởi đầu cho một đợt cắt giảm lãi suất cơ bản mới trên phạm vi toàn cầu. Sau khi quyết định hạ lãi suất của FED được thực thi, một loạt ngân hàng trung ương tại Trung Quốc, Na Uy, Anh, ngân hàng trung ương Châu Âu. đều thống nhất hạ lãi suất cơ bản để khôi phục đà tăng trưởng kinh tế và ngăn chặn khủng hoảng tài chính lan rộng.
Lãi suất tại thị trường Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2008 trở lại đây có những biến động mạnh mẽ.
a. Diên biến lãi suất VNĐ
Biến động lãi suất năm 2008:
Trước diễn biến lạm phát tăng mạnh đặc biệt trong những tháng đầu năm, NHNN đã thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ bằng một loạt các biện pháp làm cho thanh khoản của các ngân hàng bị chặn đột ngột dẫn tới cuộc đua tranh lãi suất gay gắt trong hệ thống ngân hàng trong 6 tháng đầu năm. Lãi suất liên tục tăng cao đến đỉnh điểm vào tháng 6 năm 2008 là 18,5- 19%/năm, lãi suất cho vay cao nhất lên tới 21%/năm. Với nỗ lực thực hiện các chính sách tiền tệ, tài khóa đồng bộ, quyết liệt của NHNN và CP, 6 tháng cuối năm 2008 nền kinh tế Việt Nam đã có những biến chuyển tích cực: lạm phát giảm dần, thanh khoản hệ thống NHTM được cải thiện khiến các NHTM liên tục hạ lãi suất. Đến cuối năm 2008 lãi suất huy động chỉ dao động quanh mức 7-8%/năm, giảm 10 - 12% so với thời kỳ đỉnh điểm hồi tháng 6.
Biến động lãi suất năm 2009
Với chính sách tiền tệ nới lỏng cùng gói hỗ trợ lãi suất của Chính phủ nhằm thúc đẩy nền kinh tế thoát khỏi khủng hoảng, lãi suất HĐV trong 5 tháng đầu năm được giữ ở mức khá ổn định, từ 7-8,0%/năm. Tuy nhiên, từ tháng 5 đến tháng 8/2009, làn sóng đua tăng lãi suất huy động VND ở các NHTM chưa có dấu hiệu dừng do nhu cầu hấp thụ vốn của nền kinh tế tăng cao, lãi suất huy động VND đang tiến sát về mức trần cho vay, ở mức 10,3% chỉ cách mức trần cho vay 0,2%. Nguyên nhân lãi suất HĐV tăng cao chủ yếu do: (i) áp lực về vốn để thực hiện chính sách cho vay ưu đãi của Chính phủ và nhu cầu đáo hạn các khoản tiền gửi vào cuối năm; (ii) tác động của việc nới lỏng chính sách tài khoá và tiền tệ, nhất là cơ chế hỗ trợ lãi suất trong năm 2009, làm cho việc kiểm soát tốc độ tăng ở mức hợp lý của hai chỉ tiêu trên gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng không thuận lợi đối với việc kiểm soát lạm
phát, ổn định lãi suất thị trường trong các tháng cuối năm 2009 và kéo d ài sang năm 2010 do độ trễ của chính sách.
Đồ thị 2.5 : Diễn biến lãi suất VND tại Việt Nam 2008-2009
(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước)
Biến động lãi suất năm 2010:
4 tháng đầu năm, NHNN tiếp tục điều hành chính sách lãi suất neo theo LSCB, với mức điều chỉnh LSCB lên 8%/năm, theo đó lãi suất huy động vốn nâng lên mức 10,49%/năm. Sau khi NHNN cho phép thực hiện lãi suất cho vay thỏa thuận theo thông tư 07/2010/TT- NHNN và thông tư 12/2010/TT- NHNN thì LSCB chỉ còn mang tính định hướng, lãi suất huy động và cho vay đang diễn biến theo đà giảm lãi suất của LNH nhưng chậm hơn và vẫn còn chênh lệch cao hơn 1% -2%/năm so với kỳ hạn tương ứng của LNH. Lãi suất thị trường huy động vốn dao động quanh mức 11,5%/năm cho các kỳ hạn > 2 tháng. Tuy nhiên, để cạnh tranh giữ nền vốn, các NHTM đã đẩy lãi suất HĐV tăng cao. Để định hướng thị trường, NHNN và HHNH đã liên tục đưa ra các mức lãi suất “đồng thuận” với các mức lãi suất 11,5%/năm từ 15/4/2010 đến 15/10/2010; 11,2%/năm từ 15/10/2010 đến 5/11/2010; 12%/năm từ 05/11/2010 đến 5/12/2010; 13,5%/năm từ 5/12/2010 đến 9/12/2010. Từ ngày 15/12/2010 lãi suất huy động vốn ở mức tối đa 14%/năm.
(tháng) (%/tháng) (%/năm) (%/tháng) (%/năm) (%/tháng) (%/năm)
67
Trong những tháng đầu năm, lãi suất USD có xu hướng tưong đối ổn
định ở
mức 3,9-4,4%/năm trong khi lãi suất VND bắt đầu xu hướng tăng mạnh, tuy nhiên
vào giữa tháng 3 lãi suất huy động USD cũng được điều chỉnh tăng cao, song song
với "cơn lốc" lãi suất huy động tiền đồng của ngân hàng. Lãi suất huy động
USD áp
dụng phổ biến tại các ngân hàng là 7%/năm đối với kỳ hạn 6 - 12 tháng; trên dưới
5%/năm ở các kỳ hạn ngắn ngày, cao hơn 1,5 - 2%/năm so với trước kia. So
với lãi
suất cơ bản của đồng USD do Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đang áp dụng
ở mức
2%/năm, thì lãi suất huy động bằng USD trong nước cao hơn đến 5%/năm.
Đây là
bước nhảy cao nhất về lãi suất huy động USD của các ngân hàng Việt Nam và đang
đi ngược vói xu hướng của FED. Mặt bằng lãi suất cho vay tăng cao, có thòi điểm
lên tới trên 10%/năm. Cuối năm 2008, cùng với việc lãi suất VND giảm mạnh cũng
như ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, lãi suất USD bắt đầu xu
hướng giảm dần. Lãi suất huy động USD xoay quanh mức 5% đối với kỳ hạn 6-12
tháng, lãi suất cho vay USD phổ biến ở mức 7-8%/năm.
Biến động lãi suất năm 2009
Lãi suất USD tiếp tục giảm mạnh xuất phát từ nhu cầu vay ngoại tệ có xu hướng giảm mạnh bởi chính sách hỗ trợ lãi suất dành riêng cho các khoản vay bằng VND kích thích doanh nghiệp tập trung vay vốn bằng đồng tiền này.
Biến động lãi suất năm 2010
68
Đầu năm 2010, cùng với chính sách kết hối, Ngân hàng Nhà nước cũng qui định mức lãi suất trần đối với huy động vốn USD từ tổ chức kinh tế là 1%/năm. Mặt bằng lãi suất USD tương đối ổn định:
- Lãi suất huy động vốn USD từ dân cư: ngắn hạn 3,5-4%/năm, trung dài hạn: 4-4,5%/năm.
- Lãi suất cho vay USD: ngắn hạn: 5,5-7%/năm, trung dài hạn: 6- 8%/năm.
c. Lãi suất tại BIDV
Theo sát với tình hình lãi suất trên thị trường, lãi suất huy động tại BIDV cũng được điều chỉnh một cách linh hoạt, vừa thực hiện được chức năng định hướng thị trường nhưng vẫn đảm bảo cạnh tranh được với các NHTM khác.
3 8,8 2,00 8,30 2,30 13.70 4.50 6 8,0 2,60 8,50 2,50 13.90 4.50 9 8,1 3,20 8,60 2,70 14.00 4.60 12 9,0 3,50 8,90 3,10 14.00 4.70 18 8,1 3,6 8,90 3,40 14.00 4.70 24 8,1 3,6 8,90 3,50 14.00 4.70 60 8,3 3,6 8,90 3,50 2.40 0.20 >60 7,7 3,6 9,00 0,20 14.00 4.30
với
Năm 2008, hưởng ứng chính sách kích cầu của chính phủ nhằm khôi phục nền kinh tế và chính sách hạ mặt bằng lãi suất huy động vốn của NHNN sau thời kỳ khủng hoảng thanh khoản trong hệ thống NHTM tại Việt Nam, BIDV đã điều hành chính sách lãi suất theo hướng giảm lãi suất, lãi suất trong thời kỳ này dao động quanh mức 7% - 8% tùy từng kỳ hạn.
Năm 2009, chính sách lãi suất của BIDV vẫn đi theo quỹ đạo của năm 2008, nhưng có điều chỉnh tăng nhẹ để đảm bảo cạnh tranh được với thị
trường khi nhu cầu hấp thụ vốn của nền kinh tế đang tăng nhanh chóng. Năm 2010, từ ngày 15/12/2010, trần lãi suất huy động vốn do NHNN ban hành là 14%, đẩy mặt bằng lãi suất huy động của cả thị trường tăng cao, do đó, lãi suất huy động vốn của BIDV cũng dao động quanh mức 14% nhằm gia tăng khối lượng và đảm bảo độ ổn định của nền vốn.
2.3. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT
TẠI
NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 2.3.1. Thực trạng hiệu quả quản trị rủi ro lãi suất tại BIDV
2.3.1.1. Về tổ chức quản trị RRLS tại BIDV
BIDV bắt đầu chú trọng công tác quản trị RRLS trong thời gian gần đây. Công tác quản trị RRLS đã được sự quan tâm từ cấp lãnh đạo cao nhất ngân hàng là Hội đồng quản trị, cụ thể Hội đồng quản trị đã ban hành Chính sách quản lý rủi ro thị trường chung cho ngân hàng, kể từ thời điểm cuối năm
2009, tuy chưa có văn bản riêng về quản trị RRLS nhưng đây cũng là
một cơ
sở quan trọng để thực hiện quản lý rủi ro thị trường nói chung trong đó