Nhân tố thuộc về hành vi và năng lực của khách hàng vay

Một phần của tài liệu 0928 nâng cao hiệu quả thẩm định cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi nhánh NH công thương thái nguyên luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 39 - 75)

6. Kết cấu đề tài

1.3.3. Nhân tố thuộc về hành vi và năng lực của khách hàng vay

Năng lực của khách hàng cũng có tác động lớn tới hiệu quả thẩm định cho vay và được thể hiện qua các nội dung chủ yếu: (i) năng lực quản lý và điều hành

28

sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có được sáng tạo, khoa học để có thể thích ứng được với nền kinh tế thị trường hay không; (ii) khả năng tài chính của doanh nghiệp (vốn cố định và lưu động) có đủ để thực hiện nhiệm vụ sản xuất hay không; (iii) phương án sản xuất kinh doanh có đủ khả năng tồn tại và phát triển trong cạnh tranh hay không; (iv) những mặt hàng mà doanh nghiệp sản xuất kinh doanh như thế nào? Có phù hợp với nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng không? Thị trường tiêu thụ ra sao? Sức cạnh tranh của sản phẩm như thế nào? Chất lượng sản phẩm hàng hoá, dịch vụ ra sao?; (v) máy móc thiết bị dùng cho sản xuất kinh doanh có đồng bộ và hiện đại hay không ...

Do vậy, khi khách hàng đến vay vốn cán bộ cho vay cẩn phải kiểm tra khách hàng về tư cách pháp nhân, thể nhân, năng lực điều hành, sản xuất kinh doanh, uy tín đạo đức, khả năng tài chính, khả năng thanh toán, khả năng tổ chức quản lý.

Tóm lược chương 1: Trong Chương 1 luận văn đã giới thiệu tổng quan về DNNVV, mặc dù DNNVV Việt Nam còn gặp nhiều hạn chế như vốn ít, trình độ lao động và quản lý chưa cao, kỹ thuật công nghệ lạc hậu, thiếu thông tin thị trường, nhưng DNNVV ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế .

Trong bối cảnh như vậy, các NHTM luôn xem trọng công tác thẩm định cho vay các DNNVV nhằm đảm bảo tăng trưởng tín dụng an toàn cho hoạt động của Ngân hàng.

Bên cạnh đó chương 1 đã giới thiệu các nội dung cơ bản của hoạt động thẩm định hồ sơ vay vốn của DNNVV, bao gồm: đánh giá thông tin theo hồ sơ, thu thập và xử lý thông tin, thẩm định pháp lý, qui mô danh nghiệp, thẩm định tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của DN, thẩm định tài chính DN, thẩm định phương án vay vốn, thẩm định tài sản thế chấp, chấm điểm và xếp hạng tín nhiệm khách hàng, thẩm định rủi ro tín dụng độc lập.

29

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CHO VAY

DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊN

2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊN VÀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN 2.1.1. Tiềm năng phát triển kinh tế và Doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Thái Nguyên

Thái Nguyên là một tỉnh ở Đông Bắc Việt Nam, tiếp giáp với thủ đô Hà Nội. Do vị trí địa lý thuận lợi, Thái Nguyên trở thành một trung tâm kinh tế xã hội của khu vực Đông Bắc hay cả vùng trung du và miền núi phía Bắc.

Thái Nguyên có tài nguyên khoáng sản phong phú về chủng loại, là một lợi thế so sánh lớn trong việc phát triển các ngành công nghiệp luyện kim, khai khoáng. Tỉnh Thái Nguyên có trữ lượng than lớn thứ hai trong cả nước, than mỡ trữ lượng trên 15 triệu tấn, than đá trữ lượng khoảng 90 triệu tấn; kim loại màu có thiếc, chì, kẽm, vonfram, vàng, đồng, niken, thuỷ ngân... Khoáng sản vật liệu xây dựng cũng là tiềm năng nguyên liệu rất lớn để sản xuất xi măng, sản xuất đá ốp lát các loại và sản xuất vật liệu xây dựng.

Trong giai đoạn 2006-2010, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thái Nguyên đạt trung bình 11,11% mỗi năm, trong khi giai đoạn 2001-2006 trước đó là 9,14% mỗi năm. Trong thời kỳ 2006-2010, khu vực công nghiệp - xây dựng tăng trưởng bình quân đạt 14,91%, khu vực dịch vụ đạt 11,86% và khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản là 4,14% mỗi năm. Cơ cấu kinh tế của Thái Nguyên cũng chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp - xây dựng, dịch vụ và giảm tỷ trọng của ngành nông lâm nghiệp trong GDP. Năm 2010, cơ cấu kinh tế của Thái Nguyên là: công nghiệp - xây dựng 41,60%; dịch vụ 37,32%, nông lâm nghiệp - thuỷ sản: 21,08 %. GDP bình quân đầu người theo giá thực tế năm 2010 dự ước đạt 17,4 triệu đồng/người, tương đương khoảng 950 USD/người, bằng 79% so với bình quân của

30

cả nước trong năm này. Năm 2010, tỷ lệ hộ nghèo tại Thái Nguyên theo chuẩn của chính phủ Việt Nam là 11%. Từ năm 2005 đến tháng 12 năm 2010, Thái Nguyên có 428 dự án đầu tư với tổng số vốn đăng ký quy đổi đạt 105.000 tỷ đồng, trong đó có 16 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài. GDP trên địa bàn tỉnh trong 6 tháng đầu năm 2011 ước đạt 3.352,8 tỷ đồng, tăng 8,8% so với cùng kỳ.

2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh Ngân hàng Công thương Thái Nguyên

Ngân hàng công thương Việt Nam được thành lập năm 1988 sau khi tách ra từ Ngân hàng nhà nước Việt Nam, là NHTM lớn, giữ vai trò trụ cột của ngành ngân hàng Việt Nam. Ngân hàng công thương Việt Nam có hệ thống trải rộng toàn quốc với 1 sở giao dịch, 150 chi nhánh và trên 1000 phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm. Không chỉ dừng lại với mạng lưới rông khắp 63 tỉnh, thành Việt Nam, NHCT Việt Nam đang mạnh mẽ vươn ra thế giới, đánh dấu bằng việc mở chi nhánh đầu tiên tại Châu Âu, đặt tại Frankfurt, Cộng hòa liên bang Đức.

Ngân hàng Công thương Thái Nguyên được thành lập lại theo Quyết định số 93 ngày 24/03/1993 của Tổng Giám đốc Ngân hàng Công thương Việt Nam (tiền thân là Ngân hàng Nhà nước tỉnh Bắc Thái) và là một trong 94 chi nhánh trực thuộc Ngân hàng Công thương Việt Nam kể từ 01/04/1993.

Hiện nay ngân hàng Công thương Thái Nguyên đang thực hiện chức năng kinh doanh của một ngân hàng đa năng gồm: (1) Thực hiện các nghiệp vụ huy động vốn, nhận tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn (bằng VNĐ và ngoài tệ) của mọi tổ chức, cá nhân; phát hành trái phiếu, kỳ phiếu và các hình thức huy động khác. (2) Cho vay và đầu tư ngắn, trung, dài hạn phục vụ sản xuất kinh doanh, xây dựng và cho vay các thành phần kinh tế. (3) Cho thuê, cầm cố, bảo lãnh hoặc tái bảo lãnh, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thanh toán L/C và các dịch vụ bảo lãnh khác. (4) Thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ. (5) Thực hiện các dịch vụ thanh toán khách như thanh toán chuyển tiền, chi trả kiều hối ...

Địa bàn hoạt động chính của Ngân hàng Công thương Thái Nguyên là thành phố Thái Nguyên nơi có nhiều ngành nghề đang được mở rộng và phát triển, đặc

31

biệt trong lĩnh vực dịch vụ. Là nơi đặt trụ sở của nhiều doanh nghiệp lớn thuộc các Bộ, Tổng công ty lớn của Nhà nước như: Công ty gang thép Thái Nguyên ... là nơi có nhiều ngành nghề truyền thống mà sản phẩm đang có chỗ đứng trên thị trường nước ngoài

Từ một Chi nhánh có quy mô hoạt động nhỏ, khi mới thành lập vốn huy động chỉ có 13 tỷ đồng, tổng dư nợ 5,7 tỷ, chỉ có 344 khách hàng giao dịch trong đó có 80 khách hàng vay vốn ... đến nay Ngân hàng Công thương Thái Nguyên đã trở thành Chi nhánh cấp I với phạm vi hoạt động trải rộng khăp địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Từ năm 2006 đến năm 2008, thực hiện mô hình giao dịch một cửa theo chương trình INCAS thống nhất trong toàn hệ thống Ngân hàng Công thương Việt Nam, chi nhánh đã có sự phát triển mạnh mẽ cả về cơ cấu và tổ chức với tổng số cán bộ công nhân viên là 139 người (04 cán bộ trong Ban Giám đốc, 26 cán bộ trưởng phòng và 109 cán bộ nhân viên) và 10 phòng ban, 4 phòng giao dịch. Bằng những nỗ lực to lớn để đảm bảo đứng vững trong quá trình hội nhập; trong năm 2008, Ngân hàng Công thương Thái Nguyên đã mở rộng mạng lưới, mô hình kinh doanh với việc thành lập thêm Phòng giao dịch Núi Voi và nâng cấp 11 quỹ tiết kiệm thành phòng giao dịch.

Ngân hàng Công thương Thái Nguyên có trụ sở đặt tại số 62, đường Hoàng Văn Thụ, TP Thái Nguyên, vị trí trung tâm cuả thành phố Thái Nguyên, mạng lưới giao dịch được trải rộng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

2.1.3. Mô hình tổ chức của chi nhánh Ngân hàng Công thương Thái Nguyên

Cơ cấu tổ chức của chi nhánh Ngân hàng Công thương Thái Nguyên được mô hình hoá như sơ đồ dưới đây:

32

Ban lãnh đạo gồm: Giám đốc và 3 phó giám đốc Các phòng nghiệp vụ gồm:

- Phòng khách hàng doanh nghiệp: Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các doanh nghiệp (DN lớn, vừa và nhỏ), thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng của KHDN.

33

- Phòng khách hàng cá nhân: Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các cá nhân, thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng của KHCN.

- Phòng quản lý rủi ro: Tham mưu cho giám đốc chi nhánh về công tác quản lý rủi ro của chi nhánh, quản lý giám sát thực hiện danh mục cho vay, đảm bảo tuân thủ các giới hạn tín dụng cho từng khách hàng. Thực hiện thẩm định hoặc tái thẩm định khách hàng, dự án, phương án đề nghị cấp tín dụng cho từng khách hàng. Quản lý, theo dõi và thu hồi các khoản nợ đã được xử lý rủi ro.

- Phòng kế toán giao dịch: Là phòng nghiệp vụ thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng, các nghiệp vụ và công tác liên quan đến công tác quản lý tài chính, chi tiêu nội bộ của chi nhánh, cung cấp các dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán, xử lý các giao dịch.

- Phòng tiền tệ kho quỹ: Là phòng nghiệp vụ quản lý an toàn kho quỹ, quản lý quỹ tiền mặt theo quy định của Ngân hàng nhà nước và Ngân hàng công thương Việt Nam, ứng và thu tiền cho các phòng giao dịch, thu chi tiền mặt cho các doanh nghiệp có lượng tiền nộp vào hay rút ra lớn.

- Phòng tổ chức hành chính: Là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác tổ chức cán bộ và đào tạo tại chi nhánh theo đúng chủ trương chính sách của nhà nước quy định và quy định của Ngân hàng công thương Việt Nam. Thực hiện công tác quản trị và văn phòng phục vụ hoạt động kinh doạnh tại chi nhánh, thực hiện công tác bảo vệ, an ninh toàn chi nhánh.

- Phòng thông tin điện toán: Thực hiện công tác quản lý, duy trì hệ thống thông tin điện toán tại chi nhánh, bảo trì, bảo dưỡng máy tính đảm bảo thông suốt hoạt động của hệ thống mạng, máy tính của chi nhánh.

- Phòng kiểm tra, kiểm soát nội bộ: Xây dựng các chương trình công tác cụ thể tại chi nhánh dựa trên các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của ban kiểm tra, kiểm soát nội bộ NHTMCP Công thương Việt Nam và tổ chức kiểm tra theo kế hoạch đề

Năm Dư nợ cho vay Tỷ lệ nợ xấu/ tổng dư nợ (%) Tổng số dư cam kết bảo lãnh 2007 1.480.820 0,28 57.825 2008 1.648.535 0,15 60.176 2009 1.803.682 0,44 72.619

34

- Các Phòng giao dịch: Bao gồm Phòng giao dịch loại 1 và Phòng giao dịch loại 2. Phòng giao dịch loại 1 trực thuộc ban lãnh đạo chi nhánh, còn các phòng giao dịch loại 2, trực thuộc Phòng KHCN của chi nhánh.

2.1.4. Cạnh tranh trong cho vay Doanh nghiệp nhỏ và vừa đối với Chi nhánh Ngân hàng Công thương Thái Nguyên

Theo Bộ Ke hoạch và đầu tư, hiện nay nước ta có khoảng 500.000 DNNVV chiếm khoảng 95% tổng số Doanh nghiệp . Trong đó, Thái Nguyên có khoảng hơn 300 DNNVV hoạt động chủ yếu ở lĩnh vực kinh doanh chè, thực phẩm, sắt thép, vật liệu xây dựng, khai khoáng ... DNNVV là loại hình doanh nghiệp quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam và có những đặc trưng riêng:

- Quy mô vốn, lao động và doanh thu nhỏ. nên rất dễ bị phá sản. Do đó DNNVV rất cần sự trợ giúp của Chính phủ và các hiệp hội như Hiệp hội DNNVV, Ngân hàng ...

- DNNVV thu hút một số lượng lớn người lao động làm việc và trong số đó có nhiều lao động là người gia đình, bạn bè, thân hữu.

- Phần lớn chủ DNNVV điều hành DN theo kinh nghiệm, tập quán và bản năng, ít được đào tạo bài bản.

- Loại hình DN này được phân bố rộng khắp trên mọi địa bàn của đất nước, có thể huy động và sử dụng được mọi nguồn lực ở các vùng miền.

Địa bàn hoạt động chủ yếu của Chi nhánh là thành phố Thái Nguyên, nơi đây tập trung rất nhiều các chi nhánh Ngân hàng thương mại khác như Techcombank, ACB, VIB Bank, MB, VPBank, BIDV. Hiện nay đã có rất nhiều ngân hàng tập trung vào lĩnh vực cho vay DNNVV. Vì vậy, để cạnh tranh được với các Ngân hàng khác, chi nhánh cần phải tìm cách tiếp cận với những khách hàng DNNVV làm ăn tốt, hiệu quả, giữ lại những khách hàng tốt và loại bỏ dần những khách hàng làm ăn không tốt. Để làm được điều này, Chi nhánh cần phải chú trong đến việc nâng cao hiệu quả thẩm định cho vay với đối tượng khách hàng tiềm năng này.

35

2.2. THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊN

2.2.1. Tình hình cho vay tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Thái Nguyên

Ngân hàng Công thương Việt Nam là một trong những Ngân hàng thương mại lớn tại Việt Nam, hoạt động tốt và hiệu quả. Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hiện nay có rất nhiều các Ngân hàng mới mở, đây chính là các đối thủ cạnh tranh của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Thái Nguyên. Hoạt động cho vay là một trong những hoạt động mang nhiều lợi nhuận nhất cho ngân hàng. Vì thế, công tác cho vay đã được chi nhánh hết sức quan tâm và chú trọng.

Bảng 2.1: Ket quả hoạt động tín dụng của chi nhánh NHCT Thái Nguyên giai

đoạn 2007-2011 ’

2010 2.306.788 0,32 64.626 2011 2.974.000 0,13 233.447

Năm 2007 2008 2009 2010 2011

Dư nợ cho vay 1.480.82 0 1.648.53 5 1.803.682 2.306.788 2.974.000 DN CV DNNVV 755.21 8 964.39 3 1.082.209 1.545.548 2.141.280 DN CV DNNVV/ Tổng DN 51% 58,5% 60% 67% 72% NQH CV DNNVV 3.09 6 3.66 4 3.679 3.400 2.997 NQH CV DNNVV/ DN CV DNNVV 0,41 % 0,38 % 0,34% 0,22% 0,14% Nợ xấu CV DNNVV 2.19 0 2.12 1 2.705 1.854 1.070 Nợ xấu CV DNNVV/ DN CV DNNVV 0,29 % 0,22 % 0,25% 0,12% 0,05%

(Nguồn: Số liệu tổng kết của NHCT Thái Nguyên)

Qua số liệu trên cho thấy: Tổng dư nợ cho vay của chi nhánh có sự tăng trưởng tương đối đều qua các năm. Chất lượng tín dụng nhìn chung là tốt, tỷ lệ nợ xấu/ tổng dư nợ các năm phân tích đều thấp dưới 1% (năm 2007 là 0,28%, năm 2008 là 0,15%, năm 2009 là 0,44%; năm 2010 là 0,32%; năm 2011 là 0,13%). Trong 5 năm vừa qua chi nhánh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ mà NHCT Việt Nam giao về chỉ tiêu dư nợ và chất lượng tín dụng. Về hoạt động bảo lãnh: Số dư cam kết bảo lãnh tại các năm phân tích nhìn chung là thấp, chiếm tỷ trọng nhỏ trong hoạt động cấp tín dụng của Chi nhánh, trong đó chủ yếu là bảo lãnh thanh toán và bảo lãnh nghiệp vụ L/C. Chất lượng hoạt động bảo lãnh của Chi nhánh tương đối tốt,

36

chưa thấy phát sinh khoản trả thay nào của Ngân hàng về hoạt động bảo lãnh (100% số dư bảo lãnh được phân loại vào nhóm 1).

Hoạt động cho vay khách hàng là DNNVV ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ cho vay của chi nhánh.

Bảng 2.2: Kết quả hoạt động tín dụng DNNVV của chi nhánh NHCT Thái Nguyên giai đoạn 2007-2011

DNNVV Hồ sơ vay

CTCP Tân Hà Hương

Hồ sơ pháp lý chưa đầy đủ, chưa đảm bảo tính pháp lý như: Chưa lưu phiếu nộp tiền góp vốn của các thành viên công ty, bản sao sổ đăng ký cổ đông. Hồ sơ tài chính số liệu chưa khớp (số liệu cuối 2009 khác với số liệu đầu 2010). Hồ sơ về PAKD cũng chưa hợp lý:

Một phần của tài liệu 0928 nâng cao hiệu quả thẩm định cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi nhánh NH công thương thái nguyên luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 39 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w