6. Kết cấu đề tài
3.2.6. Nâng cao khả năng thẩm định tài sản đảm bảo tiền vay
Để công tác thẩm định TSĐB đạt chất lượng, vừa đảm bảo quyền lợi cho khách hàng, vừa không gây thiệt hại cho ngân hàng, NHCT Thái Nguyên cần thực hiện các giải pháp sau:
- Cần tách riêng bộ phận tín dụng và thẩm định tài sản. Theo mô hình đó, CBTD không thực hiện công việc thẩm định tài sản và ngược lại, cán bộ thẩm định tài sản cũng không làm công tác cho vay để tránh tình trạng chồng chéo, phụ thuộc lẫn nhau trong quá trình tác nghiệp, dễ dẫn đến sự cấu kết, thỏa hiệp về giá trị định giá, ảnh hưởng đến kết quả thẩm định tài sản như hiện nay. Việc tách thành hai bộ phận như trên cũng giúp cho cán bộ thẩm định có thời gian để nghiên cứu, tham khảo giá thị trường, từ đó, thực hiện công tác thẩm định được nhanh hơn, chính xác và hiệu quả hơn.
- Cần quan tâm và không ngừng đào tạo, nâng cao năng lực chuyên môn thẩm định tài sản đảm bảo tiền vay, đặc biệt là kiến thức về pháp luật cho cán bộ thẩm định bằng các khóa đào tạo thường xuyên, ngắn và dài hạn, đảm bảo cho cán bộ thẩm định được cập nhật và tăng cường kiến thức có liên quan nhằm đáp ứng cho nhu cầu thẩm định tài sản ngày càng cao, phức tạp và đa dạng.
- Bên cạnh đó, ngân hàng cần xây dựng các quy định, quy trình hướng dẫn nhận và thẩm định tài sản chi tiết, chặt chẽ để giúp cho cán bộ thẩm định có cơ sở
64
thực hiện, tránh tâm lý làm việc qua loa, sơ sài, chủ quan, dễ dẫn đến rủi ro, thiệt hại cho ngân hàng.
Ve phía các cán bộ thẩm định, khi tiến hành thẩm định tài sản, cần chú ý đến những điểm sau:
- Chú ý tính hợp pháp của tài sản, xem tài sản có bị tranh chấp, kiện tụng hay nằm trong quy hoạch gì không. Chỉ với việc thẩm định thông qua giấy tờ và thực tế xem xét, trong điều kiện hiện nay, cán bộ thẩm định khó có thể thực hiện thẩm định yếu tố này một cách an toàn hiệu quả, hay dựa trên cam kết của khách hàng mà phải cố gắng thuyết phục khách hàng chấp nhận lập thủ tục xác minh thông tin tài sản tại Phòng tài nguyên và môi trường địa phương (quận, huyện). Có như vậy mới đảm bảo tính pháp lý của tài sản, bảo vệ quyền lợi cho ngân hàng.
- Ngoài ra khả năng phát mại tài sản cũng là yếu tố mà cán bộ thẩm định cần quan tâm. Đối với tài sản chuyên dùng như máy móc kỹ thuật cao chỉ có thể dùng cho một số ngành, hay hàng hóa, vật tư đặc biệt ít người dùng, sẽ có khấu hao vô hình cao nên dù có giá trị cao cũng khó có thể định giá cao do khả năng phát mại thấp. Đặc biệt đối với tài sản thế chấp là nhà, đất, không phải tài sản nào cũng đều có tính dễ chuyển nhượng. Tính khả mại của tài sản cao hay thấp phụ thuộc nhiều vào các yếu tố như vị trí (ngõ lớn, ngõ nhỏ, gần chợ hay trung tâm không, có rơi vào các vị trí xấu như ngã ba ...), diện tích (lớn, nhỏ), kết cấu (đầu voi đuôi chuột hay nở hậu, bề ngang rộng hay hẹp, chiều dài và chiều rộng có cân đối hay không), giá trị (rất cao, cao hay trung bình .).
- Đối với những tài sản có giá trị lớn, phức tạp, và có tính chuyên dùng cao, cán bộ thẩm định cần yêu cầu thuê những cơ quan chuyên môn đánh giá tài sản để làm cơ sở pháp lý định giá, vừa bảo vệ quyền lợi cho các bên liên quan, vừa hạn chế các rủi ro có thể xảy ra cho ngân hàng.
- Ngoài ra, đối với một số tài sản đặc biệt chuyên dụng, quý hiếm, cần thẩm định xem tài sản có được phép giao dịch hay không, bằng cách đối chiếu với danh mục tài sản bị hạn chế và cấm giao dịch của Nhà nước, hoặc yêu cầu bên bảo đảm
65
xuất trình bổ sung các loại văn bản pháp luật nêu rõ tài sản đó được phép giao dịch bình thường.