Kiến nghị đối với Ngân hàngCông thương Việt Nam

Một phần của tài liệu 0928 nâng cao hiệu quả thẩm định cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi nhánh NH công thương thái nguyên luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 85 - 89)

6. Kết cấu đề tài

3.3.3. Kiến nghị đối với Ngân hàngCông thương Việt Nam

NHCT Việt Nam cần phải hoàn thiện quy trình thẩm đinh một cách chặt chẽ và hiệu quả hơn nữa, cần phải thực hiện chuyên môn hóa trong lĩnh vực tín dụng, cần tách bộ phận quan hệ khách hàng, thẩm định và xử lý nợ riêng rẽ.

Phòng khách hàng DN của các chi nhánh NHCT nên tách thành thành hai phòng: KHDN lớn và KH DNNVV.

Về nâng cao hiệu quả của việc ban hành các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ cho vay, đề nghị trước khi ban hành các phòng ban chức năng của Ngân hàng Công thương Việt Nam cần tìm hiểu thực tế tại các chi nhánh, xem xét biện pháp quản lý, phân cấp tài chính của khách hàng vay vốn tránh để tình trạng khi đã có văn bản hướng dẫn, các chi nhánh lại phải có tờ trình xin ý kiến hoặc văn bản vừa ra đời đã lạc hậu, phải chỉnh sửa... Mặt khác, những món vay lớn mà hồ sơ bảo lãnh vượt quá phán quyết của chi nhánh, phải trình lên NHCT cần có sự trả lời đúng hạn; nếu chậm trễ sẽ làm mất khách hàng tốt.

Cần nâng cao vai trò của ban kiểm tra kiểm soát nội bộ, thường xuyên kiểm tra định kỳ, đột xuất... không chỉ kiểm tra tình hình cho vay tại chi nhánh mà cần kiểm tra các mặt hoạt động khác nhằm giúp chi nhánh hoàn thiện hơn trong các hoạt động kinh doanh, góp phần an toàn hệ thống.

Tóm lược chương 3: Với phương hướng mở rộng và phát triển của ngành ngân hàng trong thời gian sắp tới, hệ thống NHTM Việt Nam nói chung và trên địa bàn Thái Nguyên nói riêng(trong đó có NHCT Thái Nguyên) sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác cho vay, đặc biệt đối với DNNVV

Để hoạt động bền vững và an toàn trong bối cảnh kinh tế còn khó khăn, chứa đựng nhiều rủi ro, chi nhánh NHCT Thái Nguyên cần không ngừng khắc phục các

72

hạn chế đang tồn tại trong công tác tín dụng của mình bằng các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thẩm định cho vay như: nâng cao năng lực trình độ chuyên môn, đạo đức của đội ngũ cán bộ làm công tác tín dụng, tăng cường khả năng thu thập, xử lý thông tin phục vụ cho việc thẩm định và cải tiến cơ chế chính sách, quy trình, quy định theo hướng chặt chẽ, chuyên nghiệp, nhạy bén nhằm đáp ứng với yêu cầu của tình hình mới...

Bên cạnh nỗ lực tự hoàn thiện của ngân hàng, để hoạt động cho vay DNNVV đạt hiệu quả cao, hạn chế tối đa các rủi ro xảy ra, rất cần có sự thay đổi, chuyển mình về chất, nâng cao hiệu quả hoạt động hơn nữa từ phía các cơ quan ban ngành chính phủ và địa phương và bản thân các DNNVV. Đối với các DNNVV, đó là sự nâng cao về trình độ chuyên môn, kiến thức quản lý của đội ngũ lãnh đạo DN để phương án được lập có tính khả thi cao, có thể thuyết phục được ngân hàng. Ngoài ra, các DN cũng cần nâng cao hiểu biết về tầm quan trọng của BCTC để tạo niềm tin cho ngân hàng và qua đó, giúp cho việc tiếp cận vốn vay được thuận lợi. Đối với các cơ quan ban ngành chính phủ và địa phương, cần thiết phải có sự thay đổi về cơ chế, chính sách nhằm tạo ra khung pháp lý ổn định, chặt chẽ cùng với cung cấp thông tin minh bạch, nhanh chóng, đa dạng, đáng tin cậy. Có như vậy, công tác thẩm định cho vay DNNVV mới thật sự được cải tiến, hoàn chỉnh và đạt hiệu quả

73

KẾT LUẬN

P. Volker, cựu chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) đã từng nói:

“ Neu ngân hàng không có những khoản nợ xấu thì đó không phải là hoạt động kinh doanh”.

Điều đó cho thấy, rủi ro tín dụng là thực tế không thể tránh khỏi, có thể xảy ra ở bất cứ ngân hàng nào, kể cả các ngân hàng hàng đầu trên thế giới bởi hoạt động cho vay luôn chứa đựng các rủi ro ngoài tâm kiểm soát của con người.

Vì vậy, mục tiêu chính mà NHTM hướng đến là làm sao hạn chế được những rủi ro mang tính chủ quan từ yếu tố con người và những rủi ro có thể kiểm soát được, từ đó khống chế rủi ro tín dụng ở mức độ thấp nhất có thể.

Có thể nói, thẩm định tín dụng đóng một vai trò rất quan trọng trong hoạt động tín dụng của ngân hàng, góp phần phòng ngừa và hạn chế rủi ro. Ngân hàng cần có những phương pháp, áp dụng những phương pháp phòng ngừa rủi ro sao cho thích hợp để quản trị rủi ro hợp lý. Phải biết đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro nhằm đạt mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận, giảm thiểu rủi ro tới mức thấp nhất. Hạn chế những khoản nợ xấu và nợ quá hạn gia tăng ảnh hưởng đến lợi nhuận và hoạt động của ngân hàng.

Bên cạnh sự nỗ lực từ phía NHCT Việt Nam nói chung, chi nhánh NHCT Thái Nguyên nói riêng trong việc xây dựng và không ngừng hoàn thiện hệ thống quản lý, thẩm định cho vay phù hợp và thực hiện các quy định đó một cách chặt chẽ, rất cần có sự thay đổi trong cung cách hoạt động của DN cũng như không thể thiếu sự hỗ trợ, giúp đỡ, đổi mới tư duy từ các cơ quan ban ngành thuộc Chính phủ và địa phương .Đó cũng là mục tiêu và mong muốn mà luận văn hướng đến, nhằm làm cho công tác thẩm định tín dụng đối với DNNVV tại chi nhánh NHCT Thái Nguyên ngày một hiệu quả hơn, đóng góp vào sự phát triển chung của kinh tế trong địa bàn tỉnh nói riêng và của kinh tế đất nước nói chung.

74

Mặc dù vậy, do điều kiện còn hạn chế về thời gian và năng lực, luận văn khó tránh khỏi thiếu sót và hạn chế nhất định. Do đó, tôi thành thật mong quí thầy cô và các bạn quan tâm, đóng góp bổ sung để luận văn thêm hoàn chỉnh.

75

CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] TS Hồ Diệu (chủ biên), (2001), Tín dụng ngân hàng, HVNH, NXB Thống kê. [2] TS Phạm Văn Giang, “Phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế”.

76

[3] TS Tô Ngọc Hưng (chủ biên), Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng, NXB Thống kê.

[4] Học viện ngân hàng, (2001), Lý thuyết tiền tệ ngân hàng, NXB Thống kê.

[5] TS Nguyễn Minh Kiều, (2008), Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng,

NXB Tài chính.

[6] Ngân hàng Công thương Việt Nam, Báo cáo kiểm tra hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHCT Thái Nguyên giai đoạn 2007-2011 của Ban kiểm tra kiểm soát nội bộ NHCT Việt Nam.

[7] Ngân hàng Công thương Việt Nam, Hệ thống các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ cho vay của Ngân hàng Công thương Việt Nam.

[8] Ngân hàng Công thương Việt Nam, Số liệu tổng kết của Ngân hàng Công thương Thái nguyên 2007 -2011.

[9] Bộ kế hoạch và đầu tư, (2008), Báo cáo thường niên DNNVV Việt Nam năm 2008.

[10] Hiệp ước Basel II: “Hiệp ước quốc tế về tiêu chuẩn an toàn vốn, tăng cường quản trị toàn cầu hóa tài chính cũng như việc khai thác tối đa tiềm năng lợi nhuận và hạn chế rủi ro”.

[11] Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/06/2009 của Chính Phủ về trợ giúp phát triển DNNVV

Một phần của tài liệu 0928 nâng cao hiệu quả thẩm định cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi nhánh NH công thương thái nguyên luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 85 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w