6. Kết cấu đề tài
3.2.7. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát các khoản cho vay và đối chiếu nợ
Để giảm thiểu rủi ro trong quá trình cho vay cần tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ đối với các khoản cho vay. Công tác này phải được tiến hành cùng với các bước kiểm tra tương ứng với các giai đoạn phát sinh cho đến khi kết thúc quá trình cho vay, gồm 3 giai đoạn:
- Kiểm soát trước: Chính là giai đoạn thẩm định khách hàng và thẩm định dự án cho vay (i) cán bộ thẩm định đã hướng dẫn khách hàng cụ thể và đầy đủ các điều kiện vay vốn ngân hàng theo cơ chế cho vay hiện hành chưa (ii) hồ sơ vay vốn có đầy đủ và phải do khách hàng tự lập, cán bộ thẩm định chỉ giải thích hay hướng dẫn, không được làm thay; (iii) kiểm tra hồ sơ khách hàng trên phương diện đầy đủ, nghĩa là phải hợp lệ và hợp pháp (iv) kiểm tra dự án vay vốn có tiến hành điều tra thu thập đủ thông tin cần thiết, có phân tích và đưa ra kết luận cụ thể.
- Kiểm soát trong: là sự kiểm tra trong quá trình phát triển tiền vay việc kiểm tra nên tập trung vào: (i) cán bộ cho vay đã hội đủ điều kiện của khoản vay chưa, đã có hợp đồng kinh tế, hoá đơn chứng từ đầy đủ hợp lệ và hợp pháp chưa? (ii) số tiền cho vay so với vốn tự có liệu có khớp số tiền trong hợp đồng không? Có nằm trong hạn mức vay vốn đã duyệt cho doanh nghiệp không? (iii) Chuyển tiền có khớp đúng yêu cầu của người vay hoặc của hợp đồng kinh tế không? (v) thẩm định kiểm tra tài sản cầm cố, thế chấp hoặc bảo lãnh của bên thứ ba thực tế có đúng với giấy tờ không, có hợp lệ hợp pháp không?
- Kiểm soát sau: là việc kiểm tra khách hàng có sử dụng vốn đúng mục đích không? Dự án đầu tư có hiệu quả không? Lấy số liệu và phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thường xuyên để có thể biết trước được biện pháp của doanh nghiệp để tiến hành điều trị cho đúng thuốc. Thường xuyên kiểm tra tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tồn kho hàng hoá, công nợ phải thu, phải trả tình hình sản xuất có đảm bảo công suất thiết kế, có trả nợ ngân hàng cả gốc
66
và lãi đúng thời hạn không? Có như vậy mới tránh được tình trạng khai báo không chuẩn của doanh nghiệp.
Bên cạnh việc cán bộ cho vay phải thường xuyên kiểm tra doanh nghiệp, vẫn cần có một bộ phận kiểm tra kiểm soát nội bộ để kiểm tra lại cán bộ cho vay làm có chuẩn không, có trung thực và trách nhiệm không?... Yêu cầu đối với người làm công tác kiểm tra, kiểm soát phải là người có kinh nghiệm, nắm rõ tường tận quy chế, quy trình thẩm định, có óc quan sát tinh tế, là người thận trọng và khéo léo, có như vậy mới thuyết phục được người bị kiểm tra và tư vấn cho cán bộ cho vay làm tốt hơn công việc của mình. Công tác kiểm tra, kiểm soát phải có ý nghĩa dự phòng nhiều hơn là xử phạt.