Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu 0938 nâng cao hiệu quả vốn huy động tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh lạng sơn luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 45 - 50)

f. Mạng lưới kênh phân phố

2.1.3. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh

Trong thời gian qua, bên cạnh những thuận lợi do sự phát triển chung của kinh tế đất nước mang lại, Agribank Chi nhánh tỉnh Lạng Sơn phải đối mặt với những khó khăn và rủi ro như: Nợ tồn đọng của các doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình làm ăn thua lỗ không có khả năng trả nợ vay NH; sự cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh tiền tệ của các NHTM trên địa bàn, nhất là của các NHTM cổ phần thông qua liên tục nâng lãi suất huy động vốn, có khi cao hơn cả trần lãi suất tiền gửi do NHNN Việt Nam quy định; một số cơ chế chính sách liên quan tới hoạt động tín dụng NH khi triển khai còn nhiều vướng mắc; cơ sở vật chất và kỹ thuật vẫn chưa thực sự đồng bộ so với tầm hoạt động kinh doanh của NH.

Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng nhờ biết nắm chắc thời cơ và tận dụng những thuận lợi mà mình có được nên Agribank CN tỉnh Lạng Sơn đã từng bước vượt qua khó khăn và hoàn thành tốt mục tiêu kinh doanh. Trong những năm qua, đặc biệt là năm 2016, Agribank CN tỉnh Lạng Sơn liên tục khai thác nguồn vốn, đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, mở rộng mạng lưới, mở rộng đầu tư tín dụng trong đó chú ý cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, tăng cường kinh doanh ngoại tệ, khai thác nguồn ngoại tệ đáp ứng đầy đủ kịp thời các nhu cầu xuất, nhập khẩu, thanh toán ngoại tệ với các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu,..

Để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng phải thông qua rất nhiều các chỉ tiêu đồng bộ. Trong Luận văn này trình bày chỉ trình bày một số chỉ tiêu quan trọng nhất.

Bảng 2.1: Đánh giá chung kết quả kinh doanh của Agribank CN Tỉnh Lạng Sơn

2 Dư nợ cho vay 4.122 5.75 5 1.633 40% 6.778 1.023 17,8% 3 Tỷ lệ nợ xấu 0,7% 0,3% -0,4% -57% 0,10% 0,3% -75% 4 Chi phí trả lãi 228 281 53 23% 298 17 6,1% 5 Thu nhập từ lãi 402 448 82 20% 643 159 32,8% 6 Quỹ thu nhập 180 195 15 8% 229 34 17% 7 Thu nợ XLRR 2,4 6,4 4 167% 7,7 1,3 20,3%

2015 tăng lên 7.912 tỷ đồng năm 2017, tăng 2.206 tỷ đồng, tương đương tăng 38,66 %.

Dư nợ cho vay cũng tăng theo xu hướng tăng lên của nguồn vốn, cụ thể dư nợ cho vay năm 2016 đạt 5.755 tỷ đồng, tăng 1.633 tỷ đồng so với năm 2015, tương đương tăng 40%. Năm 2017, dư nợ cho vay tiếp tục tăng thêm 1.023 tỷ đồng, lên 6,778 tỷ đồng, tăng 17,8% so với năm 2016. Trong khi đó, tỷ lệ nợ xấu năm 2015 chiếm 0,7% trên tổng dư nợ. Trong năm 2016, Agribank CN tỉnh

Lạng Sơn đã tập trung xử lý thu hồi, giảm thiểu nợ xấu bằng các biện pháp như: phân tích đánh giá thực trạng hoạt động của khách hàng, tài sản đảm bảo, nguyên nhân và khả năng thu hồi của từng khoản nợ xấu, từ đó đưa ra các phương án xử lý cho từng khoản vay, tăng cường kiểm tra, giám sát công tác cảnh báo rủi ro, đôn đốc thu hồi, xử lý đối với các khoản nợ đã được cơ cấu, nợ tiềm ẩn để ngăn ngừa và hạn chế nợ xấu phát sinh. Đến cuối năm 2016, tỷ lệ nợ xấu đã giảm xuống còn 0,3%, giảm 0,4% so với năm 2015. Tuy nhiên, tính đến 31/10/2017, tỷ lệ nợ xấu tăng lên 0.5%, tăng 0,2 % so với cuối năm 2016.

Quỹ thu nhập năm 2015 đạt 180 tỷ đồng, năm 2016 đạt 195 tỷ đồng, tăng 15 tỷ đồng, tương đương 8% so với năm 2015, tăng 25 tỷ đồng so với kế hoạch năm 2016. Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch 2016 đạt 115%.

Thu nợ xử lý rủi ro năm 2016 đạt 6,4 tỷ đồng, đạt 107% kế hoạch giao, thu hồi nợ đã bán cho VAMC 5,06 tỷ đồng. Qua phân tích, đánh giá chi tiết từng khách hàng đối với số dư nợ đã xử lý rủi ro, nợ đã bán cho VAMC, đối với những khoản vay còn thu hồi được từ việc đôn đốc, hay xử lý TSĐB, Agribank CN tỉnh Lạng Sơn đã triển khai thu hồi nợ. Tuy nhiên, phần lớn khách hàng đã xử lý rủi ro, bán nợ cho VAMC thuộc diện phá sản, giải thể, trốn, chết, mất tích, hoặc đã bán hết tài sản nên không còn nguồn thu trả nợ, do vậy, tỷ lệ thu nợ đã xử lý rủi ro còn thấp.

Để đạt được những kết quả kinh doanh như trên, Agribank CN tỉnh Lạng Sơn đã triển khai đồng bộ các biện pháp cụ thể cho từng hoạt động kinh doanh của mình như nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng, điều hành lãi suất cho vay phù hợp, đảm bảo cạnh tranh trên địa bàn, tăng hiệu quả kinh doanh; triển khai các chương trình tín dụng ưu đãi để khuyến khích, hỗ trợ khách hàng mở rộng và tái đầu tư; ưu đãi đối với khách hàng xuất nhập khẩu; triển khai các sản phẩm tín dụng mới, cho vay theo hạn mức tín dụng đối với

hộ sản xuất nhằm tăng năng suất lao động, giảm chi phí cho vay; tiếp tục xem xét cơ cấu lại thời hạn trả nợ, cho vay bổ sung để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, phục hồi sản xuất kinh doanh tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, sản xuất kinh doanh và các chương trình, các lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, Uỷ ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn theo các Quyết định số 11, 38, 39 để phát triển sản xuất hàng hóa, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập và đời sống dân cư.

Củng cố kỷ cương, kỷ luật điều hành, củng cố sự đồng thuận nội bộ, giải tỏa tâm lý đối với cán bộ làm công tác tín dụng.

Đẩy mạnh công tác tiếp thị, tìm kiếm khách hàng mới, giữ ổn định khách hàng tốt hiện có; ưu tiên vốn cho vay nông nghiệp nông thôn và các lĩnh vực ưu tiên theo định hướng chỉ đạo của Agribank.

Giao và điều hành kế hoạch kinh doanh linh hoạt, đáp ứng kịp thời nhu cầu của chi nhánh về nguồn vốn cho vay trung dài hạn để tăng tỷ lệ sử dụng vốn, tỷ trọng dư nợ trung dài hạn khoảng 56%.

Điều hành lãi suất cho vay phù hợp theo từng thời điểm, đảm bảo cạnh tranh, nâng cao hiệu quả kinh doanh; triển khai các giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay hộ gia đình, cá nhân thông qua các Tổ vay vốn.

Chuyển mạnh cơ cấu đầu tư, tập trung cho nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định 55/2015-NĐ-CP và các chương trình của tỉnh Lạng Sơn để phát triển sản xuất hàng hóa, dịch vụ góp phần phát triển kinh tế xã hội địa phương.

2.2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI AGRIBANKCHI NHÁNH TỈNH LẠNG SƠN CHI NHÁNH TỈNH LẠNG SƠN

Huy động vốn là hoạt động quan trọng, đầu tiên tạo nguồn vốn sử dụng cho việc kinh doanh tiền tệ của NH. Nhận thức rõ vai trò của việc huy động vốn, Agribank CN tỉnh Lạng Sơn đã có những giải pháp phù hợp để tăng

lượng vốn huy động, đặc biệt trong những năm gần đây.

Giai đoạn 2015 - 2017, Ngân hàng Nhà nước thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm hạn chế những biến động phức tạp của thị trường, ổn định thị trường ngoại hối, vàng và lãi suất. Việc áp dụng trần lãi suất huy động đã giúp giảm hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh giữa các tổ chức tín dụng, hỗ trợ siết

chặt kỷ luật thị trường. Các ngân hàng đã và đang đưa ra các hình thức huy động vốn cùng mức lãi suất nhưng với chất lượng dịch vụ ngày càng hấp dẫn nhằm gia tăng hiệu quả hoạt động, gia tăng thị phần nhằm tối đa hóa lợi nhuận.

Nhờ có bề dày uy tín của ngân hàng và chiến lược hiệu quả đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ và tích cực chăm sóc khách hàng, tập trung vào chất lượng huy động vốn hiệu quả cùng với quyết tâm cao của Ban Giám đốc và toàn thể cán bộ công nhân viên Agribank CN Tỉnh Lạng Sơn nên trong giai đoạn 2015 - 2017 đã có những kết quả mang tính đột phá. Cụ thể:

Một phần của tài liệu 0938 nâng cao hiệu quả vốn huy động tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh lạng sơn luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(76 trang)
w