Nguyên nhân của những tồn tạ

Một phần của tài liệu 0938 nâng cao hiệu quả vốn huy động tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh lạng sơn luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 62 - 66)

- Phân theo kỳ hạn huyđộng vốn

2.3.2.2. Nguyên nhân của những tồn tạ

Những hạn chế trong công tác huy động vốn không chỉ bắt nguồn từ những yếu tố nội bộ bên trong ngân hàng mà còn bị ảnh hưởng bởi những yếu tố khách quan bên ngoài.

❖ Nguyên nhân chủ quan:

Thứ nhất, mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch của Agribank Lạng Sơn phân bổ không đồng đều.

Mặc dù tính đến hết năm 2016, Agribank Lạng Sơn có 12 chi nhánh và 2 phòng giao dịch trên địa bàn. Tuy nhiên, hầu hết các điểm giao dịch đều tập trung ở các trung tâm thành phố, thị xã, những khu kinh tế phát triển.

Thứ hai, việc thực hiện các chính sách của Nhà nước cũng như chỉ tiêu kế hoạch từ Ngân hàng Agirbank khiến cho chi nhánh chưa thực sự chủ động và linh hoạt trong các hoạt động huy động vốn của mình. Bên cạnh các mục tiêu lợi nhuận, Agribank Lạng Sơn còn đảm bảo thực hiện các mục tiêu về an sinh xã hội, hỗ trợ các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn. Đây là lĩnh vực còn nhiều khó khăn, khách hàng chưa thực sự có thu nhập cao và ổn định. Điều này gây không ít khó khăn cho ngân hàng.

❖ Nguyên nhân khách quan:

Thứ nhất, môi trường kinh tế còn chưa thật sự ổn định.

Cho đến năm 2016, tình hình kinh tế chính trị thế giới vẫn diễn biến hết sức phức tạp, ảnh hưởng không nhỏ đến các nền kinh tế đang phát triển. Ở trong nước, trước khó khăn chưa được giải quyết triệt để, khả năng quản lý của doanh nghiệp còn kém, sức ép nợ xấu gia tăng cùng với hàng loạt thương vụ sáp nhập ngân hàng khiến cho tâm lý của người dân trở nên hoang mang, gây khó khăn cho các ngân hàng trong việc huy động vốn và sử dụng vốn. Ngoài ra việc lãi suất huy động được NHNN điều chỉnh giảm liên tục cũng ảnh hưởng không nhỏ cho công tác huy động vốn.

yếu là lĩnh vực nông- lâm nghiệp

Tỉnh Lạng Sơn có 10 huyện và 1 thành phố là trung tâm chính trị - kinh tế của tỉnh Lạng Sơn. Trong đó có 226 xã, phường và thị trấn, phân bố dân cư thưa, đường giao thông đi lại khó khăn làm gia tăng chi phí sản xuất, cơ sở hạ tầng còn những bất cập, nhất là các công trình giao thông nông thôn. Các doanh nghiệp trên địa bàn hầu hết có quy mô nhỏ và siêu nhỏ, hiệu quả kinh doanh còn thấp, đối tượng đầu tư tín dụng chưa đa dạng, lĩnh vực nông nghiệp nông thôn (NNNT) chưa hình thành được các vùng chuyên canh tập trung...

Thứ ba, người dân vẫn có thói quen sử dụng tiền mặt.

Hiện nay, mặc dù trong nền kinh tế toàn cầu hóa, công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ kéo theo các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng ngành càng hiện đại hóa, xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt trở nên phổ biến trên thế giới thì người Việt Nam vẫn giữ thói quen sử dụng tiền mặt trong mọi thanh toán, chưa quen với thói quen sử dụng các dịch vụ thanh toán của ngân hàng, đặc biệt với tầng lớp thu nhập trung bình và thấp. Sự hiểu biết về các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng cũng còn thấp, do vậy hoạt động huy động vốn của ngân hàng còn chưa lôi kéo, thu hút được dân chúng tham gia.

Thứ tư, song song cùng tồn tại trên địa bàn hoạt động của Agribank tại Lạng Sơn còn có các NHTM khác như Ngân hàng Công thương Vietinbank, Ngân hàng Quân Đội, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển BIDV. Đây là những ngân hàng có uy tín lâu năm, xây dựng được hình ảnh trong dân chúng, việc thay đổi hình tượng của các ngân hàng này là tương đối khó khăn. Thêm vào nữa, Agribank tại Lạng Sơn cũng đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các NHTM khác, khiến cho việc huy động vốn càng thêm khó khăn.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Chương 2 đã trình bày khái quát lịch sử hình thành và tình hình kinh doanh của Ngân hàng Agribank chi nhánh Lạng Sơn ở phần thứ nhất. Phần sau chương 2 đã đi phân tích chi tiết về quy mô và tốc độ tăng trưởng vốn huy động, cơ cấu nguồn vốn theo tính chất huy động, theo kỳ hạn, theo đối tượng huy động và sự phù hợp giữa huy động vốn và sử dụng vốn. Đồng thời, chương 2 đã chỉ ra những kết quả đạt được cũng như những tồn tài và nguyên nhân của hoạt động huy động vốn trong giai đoạn 2011-2014. Từ đó đưa ra các giải pháp và kiến nghị để hoạt động huy động vốn của Agribank chi nhánh Lạng Sơn được hiệu quả hơn.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu 0938 nâng cao hiệu quả vốn huy động tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh lạng sơn luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(76 trang)
w