Quá trình hình thành và phát triển của Vietcombank Sở giao dịch

Một phần của tài liệu 1095 phát triển dịch vụ thanh toán thẻ tại NH TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh sở giao dịch luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 41)

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trước đây, nay là Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) được thành lập và chính thức đi vào hoạt động ngày 01/4/1963 với tổ chức tiền thân là Cục Ngoại hối (trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam). Là ngân hàng thương mại nhà nước đầu tiên được Chính phủ lựa chọn thực hiện thí điểm cổ phần hoá, Vietcombank chính thức hoạt động với tư cách là một ngân hàng thương mại cổ phần vào ngày 02/6/2008 sau khi thực hiện thành công kế hoạch cổ phần hóa thông qua việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng. Ngày 30/6/2009, cổ phiếu Vietcombank (mã chứng khoán VCB) chính thức được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM.

Trải qua hơn 50 năm xây dựng và trưởng thành, Vietcombank đã có những đóng góp quan trọng cho sự ổn định và phát triển của kinh tế đất nước, phát huy tốt vai trò của một ngân hàng đối ngoại chủ lực, phục vụ hiệu quả cho phát triển kinh tế trong nước, đồng thời tạo những ảnh hưởng quan trọng đối với cộng đồng tài chính khu vực và toàn cầu.

Từ một ngân hàng chuyên doanh phục vụ kinh tế đối ngoại, Vietcombank ngày nay đã trở thành một ngân hàng đa năng, hoạt động đa lĩnh vực, cung cấp cho khách hàng đầy đủ các dịch vụ tài chính hàng đầu trong lĩnh vực thương mại quốc tế; trong các hoạt động truyền thống như kinh doanh vốn, huy động vốn, tín dụng, tài trợ dự án.. .cũng như mảng dịch vụ ngân hàng hiện đại: kinh doanh ngoại tệ và các công vụ phái sinh, dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử.

Sở hữu hạ tầng kỹ thuật ngân hàng hiện đại, Vietcombank có nhiều lợi thế trong việc ứng dụng công nghệ tiên tiến vào xử lý tự động các dịch vụ ngân hàng, phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng điện tử dựa trên nền tảng công nghệ cao. Không gian giao dịch công nghệ số (Digital lab) cùng các dịch vụ: VCB Internet

38

Banking, VCB Money, SMS Banking, Phone Banking,.. .đã, đang và sẽ tiếp tục thu hút đông đảo khách hàng bằng sự tiện lợi, nhanh chóng, an toàn, hiệu quả, tạo thói quen thanh toán không dùng tiền mặt cho đông đảo khách hàng.

Sau hơn nửa thế kỷ hoạt động trên thị truờng, Vietcombank hiện là một trong những ngân hàng thuơng mại lớn nhất Việt Nam với trên 15.000 cán bộ nhân viên, hơn 500 Chi nhánh/Phòng Giao dịch/Văn phòng đại diện/Đơn vị thành viên trong và ngoài nuớc, gồm Trụ sở chính tại Hà Nội, 101 chi nhánh và 395 phòng giao dịch trên toàn quốc, 03 công ty con tại Việt Nam, 01 văn phòng đại diện tại Singapore, 01 Văn phòng đại diện tại Tp Hồ Chí Minh, 02 công ty con tại nuớc ngoài và 04 công ty liên doanh, liên kết. Bên cạnh đó, Vietcombank còn phát triển một hệ thống Autobank với hơn 2.407 máy ATM và trên 43.000 đơn vị chấp nhận Thẻ trên toàn quốc. Hoạt động ngân hàng còn đuợc hỗ trợ bởi mạng luới hơn 1.726 ngân hàng đại lý tại 158 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Với bề dày hoạt động và đội ngũ cán bộ có năng lực, nhạy bén với môi truờng kinh doanh hiện đại, mang tính hội nhập cao.. .Vietcombank luôn là sự lựa chọn hàng đầu của các tập đoàn, các doanh nghiệp lớn và của đông đảo khách hàng cá nhân. Luôn huớng đến các chuẩn mực quốc tế trong hoạt động, Vietcombank liên tục đuợc các tổ chức uy tín trên thế giới bình chọn là “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam”. Vietcombank cũng là ngân hàng đầu tiên và duy nhất của Việt Nam có mặt trong Top 500 Ngân hàng hàng đầu Thế giới theo kết quả bình chọn do Tạp chí The Banker công bố.

Bằng trí tuệ và tâm huyết, các thế hệ cán bộ nhân viên Vietcombank đã, đang và sẽ luôn nỗ lực để xây dựng Vietcombank phát triển ngày một bền vững, với mục tiêu đến năm 2020 đua Vietcombank trở thành Ngân hàng số 1 tại Việt Nam, 1 trong 300 tập đoàn ngân hàng tài chính lớn nhất thế giới và đuợc quản trị theo các thông lệ quốc tế tốt nhất.

(Nguồn: https://www.vietcombank.com.vn/about/) Vietcombank CN Sở giao dịch có trụ sở đặt tại 31-33 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Từ khi đuợc tách ra hoạt động độc lập với Hộ Sở Chính

Vietcombank, Sở giao dịch đã nhanh chóng khẳng định vị thế anh cả trong đại gia đình Vietcombank. Bên cạnh hoạt động như một chi nhánh, Sở giao dịch còn là nơi tiên phong thực hiện các chủ trương chính sách của Vietcombank, luôn đi đầu trong việc thử nghiệm và triển khai các sản phẩm mới, cũng như thực hiện một số nhiệm vụ đặc thù khác.

Với quy mô bao gồm một trụ sở chính cùng mười phòng giao dịch tại địa bàn Hà Nội. Năm 2018, Vietcombank Sở giao dịch tiếp tục khẳng định vai trò tiên phong, dẫn đầu hệ thống khi lần thứ ba liên tiếp được Hội đồng quản trị Vietcombank tặng danh hiệu “Chi nhánh đặc biệt xuất sắc” và giải thưởng “Chi nhánh tiêu biểu về lợi nhuận bình quân đầu người”.

3.1.2 Cơ cấu tổ chức của Vietcombank Sở giao dịch

Trên cơ sở chức năng và nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Vietcombank Sở giao dịch sắp xếp tinh gọn, khoa học phù hợp với đặc điểm, điều kiện kinh doanh của chi nhánh tại địa bàn, đảm bảo yêu cầu nhiệm vụ trong hoạt động kinh doanh phù hợp với tình hình đổi mới của ngân hàng cũng như nhu cầu của thị trường.

31-12-

16 31-12-17 31-12-18 ____________Tăng trưởng (%)____________17/16 ________18/17________ I. Theo đối tượng

Dư nợ KHDN lớn 15,649.09 16,873.12 19,096.75 7.82 __________________ 13.18 ____________________ Dư nợ SMEs 775.42 823.25 891.42 6.17 __________________ 8.28___________ Dư nợ thể nhân 4,046.93 4,923.81 6,137.17 21.67 __________________ 24.64 ____________________ II. Theo thời gian

Dư nợ trung dài hạn_______________ 12,252.44 14,228.91 17,375.04 16.13 __________________ 22.11 ____________________ Dư nợ ngắn hạn 8,219.00 8,391.27 8,750.30 2.10 __________________ 4.28___________ Tổng 20,471.44 22,620.18 26,125.34 10.50 __________________ 15.50 ____________________ 40

Hoạt động thanh toán thẻ được phân công theo chức năng nhiệm vụ của mỗi phòng ban: khối khách hàng doanh nghiệp chịu trách nhiệm mảng thẻ công ty, khối khách hàng cá nhân chịu trách nhiệm mảng thẻ cá nhân. Trong đó khối kinh doanh có nhiệm vụ phát triển và tìm kiếm khách hàng, khối dịch vụ có nhiệm vụ chăm sóc, vận hành. Việc phân công này giúp khai thác tối đa tiềm năng khách hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ, chăm sóc sát sao tới khách hàng.

3.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của Vietcombank Sở giao dịch

Hoạt động huy động vốn 80000 60000 40000 20000 0 2016 2017 2018 ■ T C K

Biểu đồ 3.1: Huy động vốn theo đối tượng

100000 80000 60000 40000 20000 0 2016 2017 2018 ■ C K H

Biểu đồ 3.2: Huy động vốn theo thời gian

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh SGD Vietcombank 2016 - 2018)

Giai đoạn 2014-2016 nằm trong là giai đoạn nền kinh tế thế giới suy thoái và biến động phức tạp với các cuộc khủng hoảng kinh tế Mỹ, châu Âu, Nhật Bản... nên việc huy động vốn của các NHTM hết sức khó khăn. Mặc dù lãi suất huy động liên tục giảm với mức chênh lệch lớn so với các ngân hàng TMCP khác nhưng do

41

uy tín của Vietcombank và chính sách khách hàng tốt nên vốn huy động của SGD Vietcombank vẫn tuơng đối cao, ổn định và tăng truởng đều qua các năm. Ke từ năm 2016, tăng truởng kinh tế thế giới đã khởi sắc trở lại là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển mạnh mẽ của VCB. Cụ thể:

Huy động vốn tăng mạnh trong năm 2016 lên 66.565 tỷ đồng, năm 2017 lên 73.895 tỷ đồng. Đến 2018, huy động vốn từ nền kinh tế của SGD đạt 78.160 tỷ đồng và tăng 5.77% so với năm 2017. HĐV của SGD chiếm trên 10% tổng vốn huy động từ nền kinh tế của toàn hệ thống Vietcombank.

Về cơ cấu nguồn vốn, tỷ lệ huy động vốn tiền gửi dân cu và tiền gửi TCKT trên

tổng vốn tuơng đối ổn định ở khoảng 55%-45%. Tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn tuơng đối ổn định ở khoảng 22%:78%. Tiền gửi không kỳ hạn là nguồn

vốn giá rẻ đóng góp lớn vào kết quả kinh doanh của Chi nhánh Sở Giao dịch. Có đuợc

kết quả trên là do SGD đã thực hiện dịch vụ quản lý vốn tập trung với các khách hàng

lớn: VMS, PJICO, VietnamAirlines... Đặc biệt, thông qua hoạt động cho vay và tài trợ

42

Nhìn chung, hoạt động cho vay tăng trưởng mạnh qua các năm. Vượt qua giai đoạn khủng hoảng kinh tế thế giới 2012 - 2016, đến năm 2015 VCB đã bắt đầu có bước tăng trưởng đột phá và đây cũng là một năm kinh doanh thành công của Vietcombank Chi nhánh Sở Giao dịch. Chi nhánh đã được xếp loại Chi nhánh có thành tích đặc biệt xuất sắc năm 2015. Tiếp nối thành tích đó, năm 2018, SGD Vietcombank tiếp tục được Hội đồng quản trị Vietcombak tặng danh hiệu “Chi nhánh

đặc biệt xuất sắc”. Tính đến năm 2018, tổng dư nợ đạt 26.125 tỷ đồng, tương đương tăng 15,5% so với cuối năm 2017.

Đóng góp vào thành tích tăng trưởng tín dụng năm 2018 của Chi nhánh Sở Giao dịch là Dư nợ bán buôn (khách hàng doanh nghiệp lớn) chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng dư nợ khoảng 73,1%. Dư nợ thể nhân tăng trưởng tương đối cao đạt 24,64% tăng thêm còn dư nợ bán buôn và SMEs năm 2018 tăng nhẹ so với 2017, đạt lần lượt là 13,18% và 8,28%.

Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ

Gần 20 năm hoạt động, Chi nhánh Sở Giao dịch - Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam đã tạo dựng được hình ảnh và uy tín đối với khách hàng trên địa bàn. Cùng với sự gia tăng của hoạt động cho vay, bảo lãnh thì các dịch vụ thanh toán của Ngân hàng cũng phát triển mở rộng. Doanh thu từ dịch vụ thanh toán L/C, chuyển tiền, chi trả lương hộ, kiểm đếm có sự gia tăng tốt, từ 3.862 tỷ đồng năm 2016, năm 2017 là 4.297 tỷ đồng và đến năm 2018 là 5.428 tỷ đồng tăng 26,32% so với năm 2017. Sự gia tăng doanh thu từ dịch vụ là một tín hiệu đáng mừng đối với mục tiêu chuyển đổi cơ cấu thu nhập, tăng trưởng lợi nhuận ổn định, an toàn và hiệu quả.

Hoạt động thanh toán qua thẻ: Đến hết năm 2018, Chi nhánh Sở Giao dịch phát hành được trên 80 nghìn thẻ bao gồm thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng thẻ đạt tăng trưởng thẻ 26,5% so với năm 2016. Chi nhánh Sở Giao dịch - Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam là đơn vị có số máy ATM lớn nhất trên địa bàn thành phố Hà Nội, hơn 200 máy ATM được bố trí đều khắp ở tất cả các quận, khu vực.

3.2 Thực trạng phát triển dịch vụ thanh toán thẻ tại Vietcombank chi nhánh

Sở giao dịch.

3.2.1 Quy trình phát hành và thanh toán thẻ tại Vietcombank chi

nhánh Sở

giao dịch.

Thẻ của Vietcombank có thể chia thành hai loại là thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ; trong đó thẻ ghi nợ bao gồm thẻ ghi nợi nội địa (ATM) và thẻ ghi nợ quốc tế.

Dịch vụ thanh toán thẻ ngân hàng được đưa vào thị trường Việt Nam bắt đầu từ năm 1990 xuất phát từ nhu cầu thanh toán tiền hàng hoá dịch vụ bằng thẻ của khách du lịch và đầu tư nước ngoài. Nắm bắt được nhu cầu của khách hàng, nhưng đây là giai đoạn Mĩ cấm vận Việt Nam nên rất khó khăn với Vietcombank triển khai thanh toán thẻ trực tiếp với các Tổ chức thẻ quốc tế do đồng tiền thanh toán chung là đồng Đô la Mĩ, cho nên Vietcombank phải thông qua quan hệ đại lý thanh toán thẻ của các ngân hàng và các công ty tài chính nước ngoài.

Vượt qua giai đoạn khó khăn đó, đến 2002, Vietcombank ký kết hợp đồng đại lý chấp nhận thanh toán thẻ với Diners Club International. Với việc kí kết này, Vietcombank đã trở thành ngân hàng duy nhất tại Việt Nam thực hiện thanh toán đối với tất cả 5 loại thẻ thông dụng nhất trên thế giới, đó là Visa, MasterCard,

Quy trình phát hành thẻ của Vietcombank:

KHÁCH

HÀNG VCBSGD TRUNG TÂMTHẺ VCB

(Sơ đồ 3.2: Quy trình phát hành thẻ Vietcombank Sở giao dịch_ nội bộ)

(1) VCB Sở giao dịch tiếp nhận hồ sơ của khách hàng, xử lý hồ sơ và gửi đề nghị phát hành thẻ lên Trung tâm thẻ.

44

- Hồ sơ phát hành thẻ bao gồm: Hợp đồng phát hành thẻ, giấy tờ định danh khách hàng (CMT, hộ chiếu,.), giấy tờ chứng mình tài chính (trong trường hợp yêu cầu phát hành thẻ tín dụng: tài sản đảm bảo, chứng minh thu nhập.) - Xử lý hồ sơ phát hành thẻ: tính pháp lý hợp lệ, đối với thẻ tín dụng: thẩm

định đưa ra hạn mức phù hợp theo quy định của Vietcombank.. - Đề nghị Trung tâm Thẻ VCB phát hành thẻ theo yêu cầu

(2) Trung tâm thẻ tiếp nhận đề nghị từ Sở giao dịch, tiến hành in thẻ và PIN gửi về VCB SGD

(3) VCB SGD giao thẻ và PIN cho khách hàng và kích hoạt thẻ.

Quy trình thanh toán thẻ của Vietcombank:

CHỦ THẺ NGÂN HÀNG THANH TOÁN ĐVCNT TRUNG GIAN THANH TOÁN

(Sơ đồ 3.3: Quy trình thanh toán thẻ Vietcombank Sở giao dịch_ nội bộ)

Vietcombank tuân thủ nghiêm túc theo quy trình thanh toán thẻ quốc tế. Với vai trò là một NHTT:

- VCB nhận dữ liệu thanh toán hoăc hóa đơn thanh toán trực tiếp từ ĐVCNT hoặc thông qua trung gian thanh toán (OnePay, Banknet.)

3.2.2 Thực trạng phát triển dịch vụ thanh toán thẻ tại

Vietcombank chi

nhánh Sở giao dịch.

3.2.2.1Theo các chỉ tiêu định lượng a. Doanh số phát hành thẻ:

Với vị thế là chi nhánh tiên phong của VCB, SGD luôn nằm trong ba chi nhánh dẫn đầu về số lượng thẻ phát hành. Doanh số phát hành thẻ tăng dần đều qua các năm, cho thấy tốc độ tăng trưởng của thẻ VCB. Đối với sản phẩm thẻ ghi nợ nội địa, thương hiệu Connect24 của VCB đã được bình chọn Thương hiệu quốc gia và được trao tặng Giải thưởng Sao vàng Đất Việt. VCB đã khẳng định vị thế trên thị trường đối với sản phẩm thẻ ghi nợ đạt xấp xỉ 39 nghìn thẻ ghi nợ nội địa, 15.5 nghìn thẻ ghi nợ quốc tế năm 2018. Theo chủ trương của VCB nói chung và SGD nói riêng là đặc biệt chú trọng phát triển thẻ tín dụng. Năm 2017, số lượng thẻ tín dụng là 18.41 nghìn thẻ tăng 8,2% so với năm 2016. Kết quả năm 2018, số lượng thẻ tín dụng tăng 39,88% so với năm 2017 đạt 25.76 nghìn thẻ . Đây là một bước tiến đáng kể cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của thẻ tín dụng SGD VCB.

Biểu đồ 3.3: Doanh số phát hành thẻ của SGD VCB trong 3 năm 2016 - 2017 -

2018 (Đơn vị: chiếc)

CHỈ TIÊU_________ ____________ 2016 ______________2017 __________2018 LỢI NHUẬN __________ 123.46 ____________175.68 _________201.31 TĂNG TRƯỜNG ___________ 29.72% ________ 14.59% 46

b. Số lượng đơn vị chấp nhận thẻ và doanh số thanh toán thẻ

Một mảng đặc biệt quan trọng trong việc đánh giá sự phát triển thẻ của VCB đó chính là mạng lưới đơn vị chấp nhận thẻ. Tính riêng SGD VCB năm 2017 đã có 1312 đơn vị tăng 7,7% so với năm 2016; đến năm 2018 số lượng đơn vị đã tăng 12,8% đạt mức 1480 đơn vị. Hiện nay mạng lưới đơn vị chấp nhận thẻ của SGD VCB so với toàn hệ thống VCB đang chiếm tỉ trọng cao, tuy nhiên nếu so sánh trên với thị trường thì thị phần ngày càng giảm đi do sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của các ngân hàng khác.

Bảng 3.2: Số lượng ĐVCNT tại Sở giao dịch VCB

(Nguồn: Phòng KDDV Thẻ Sở giao dịch VCB)

Đối với hệ thống ATM, đại bộ phận mọi người nhìn nhận hệ thống ATM chỉ để phục vụ thẻ Connect 24 nhưng trên thực tế, hệ thống ATM còn phục vụ rất nhiều đối tượng chủ thẻ: chủ thẻ Connect 24, chủ thẻ quốc tế, thậm chí có thể phục vụ chủ thẻ ghi nợ nội địa của các ngân hàng khác. Với khả năng kết nối với hệ thống của các ngân hàng khác, SGD VCB cũng thu được một nguồn lợi không nhỏ nhờ khả năng mở rộng mạng lưới rút tiền mặt. Chủ thẻ tín dụng cũng có thể sử dụng máy ATM để rút tiền mặt nhưng dịch vụ này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro.

47

Biểu đồ 3.4: Doanh số sử dụng và doanh số thanh toán thẻ của SGD VCB

Một phần của tài liệu 1095 phát triển dịch vụ thanh toán thẻ tại NH TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh sở giao dịch luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 41)