Kiến nghị với Chính phủ

Một phần của tài liệu 1091 phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại NHTM CP ngoại thương việt nam (Trang 103 - 105)

Thứ nhất, các bộ, ban ngành có liên quan phải đưa ra những chính sách nhằm đẩy mạnh TTĐT trên mọi lĩnh vực của đời sổng xã hội. Cụ thể như sau:

+ Bộ Công Thương phải hoàn thành việc xây dựng các cơ chế, chính sách để khuyến khích những đơn vị bán lẻ hàng hóa, dịch vụ chấp nhận và sử dụng các phương tiện TTĐT.

+ Bộ Y tế chú trọng tới công tác hướng dẫn các bệnh viện phối hợp cùng với những tổ chức tín dụng, tổ chức trung gian thanh toán để thu phí dịch vụ y tế bằng phương thức TTKDTM.

+ Bộ Giáo dục và Đào tạo hoàn thành chỉ đạo các trường học phối hợp với tổ chức trung gian thanh toán để thu phí dịch vụ giáo dục bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, xây dựng, chuẩn hóa cơ sở dữ liệu, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật kết nối, chia sẻ thông tin.

+ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam thực thi xây dựng và ban hành theo thẩm quyền các hướng dẫn, tiêu chuẩn, lộ trình chuẩn hóa thông tin dữ liệu về người nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, các chế độ an sinh xã hội để có thể kết nối với tổ chức tín dụng, tổ chức trung gian thanh toán thực hiện chi trả các chế độ an sinh xã hội, lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội qua ngân hàng.

Thứ hai, cần xây dựng hệ thống các tổ chức, cơ quan quản lí, cung cấp, công chứng chữ kí điện tử và chứng nhận điện tử để tạo điều kiện cho các chứng

từ điện tử đi vào cuộc sống. Xây dựng một trung tâm quản lí dữ liệu trung ương để giúp cho việc xác nhận, chứng thực chứng từ điện tử được nhanh chóng và chính xác.

Thứ ba, đầu tư nâng cấp hạ tầng cơ sở CNTT. Nền tảng của TTKDTM là

CNTT, cần có sự đầu tư thoả đáng không chỉ từ các ngân hàng mà còn từ phía Chính phủ. Việc đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng, trang bị kỹ thuật để hiện đại hoá dịch vụ ngân hàng không phải chỉ là vấn đề của riêng ngành ngân hàng mà của cả

nước, nằm trong chiến lược phát triển kinh tế. Do vậy, Nhà nước cần chú ý đầu tư cho lĩnh vực này, nhanh chóng đưa nước ta theo kịp các nước trong khu vực và trên thế giới về công nghệ ngân hàng.

Đối với dịch vụ TTKDTM, Nhà nước cần có chính sách khuyến khích các ngân hàng đầu tư và phát triển trang bị máy móc, thiết bị phục vụ thanh toán điện tử mà nếu chỉ có ngành ngân hàng thì chưa đủ. Dịch vụ TTKDTM phụ thuộc nhiều vào CNTT, máy móc thiết bị đều là những loại máy móc hiện đại mà Việt Nam chưa sản xuất được. Do đó, Nhà nước nên xem xét giảm thuế nhập khẩu cho những máy móc này.

Thứ tư, thúc đẩy sự phát triển của TMĐT nói chung, TTKDTM nói riêng.

Đồng thời với việc ban hành các văn bản pháp luật, Chính phủ phải nhanh chóng triển khai xây dựng và phê duyệt kế hoạch phát triển TMĐT của Bộ, ngành, địa phương; đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến về TMĐT; hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng các mô hình TMĐT.

Một phần của tài liệu 1091 phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại NHTM CP ngoại thương việt nam (Trang 103 - 105)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w