Ngân hàng Nhà nước là cơ quan chịu trách nhiệm trực tiếp mọi hoạt động của ngành ngân hàng, chính vì vậy, mọi chỉ đạo của NHNN đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển dịch vụ TTKDTM của Việt Nam. Trong thời gian tới, để TTKDTM thực sự phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam, trước tiên, NHNN cần phải có định hướng chiến lược phát triển TTKDTM chung cho tất cả các ngân hàng thương mại Việt Nam.
Thứ nhất, bên cạnh những nghị định của Chính phủ, NHNN cần phải có các
thông tư chỉ đạo trực tiếp việc áp dụng các văn bản pháp lý trong thực tiễn hoạt động. NHNN cần cụ thể hoá các văn bản pháp luật của Chính phủ như quy định
cụ thể hơn về các phương thức và phương pháp định danh khách hàng, quy định về thanh toán trực tuyến... để các ngân hàng Việt Nam có thể đưa ra thị trường các sản phẩm dịch vụ hiện đại, cung cấp những tiện ích cho khách hàng. Điều này có nghĩa rằng NHNN tuy không trực tiếp phát triển và cung cấp các sản phẩm dịch vụ này nhưng cũng cần phải quan tâm đến việc làm sao để các sản phẩm đó được NHTM sớm có khả năng hiện thực hoá.
Thứ hai, điều chỉnh lại mức biểu phí dịch vụ thanh toán cho người dân. Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục nghiên cứu ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp thẩm quyền ban hành những cơ chế, chính sách phù hợp về phí dịch vụ thanh toán nhằm khuyến khích các tổ chức, cá nhân đẩy mạnh hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt. Xét trong bối cảnh hiện tại, do ảnh hưởng của dịch Covid- 19, NHNN cần tiếp tục đưa ra những chỉ đạo kịp thời theo thẩm quyền về việc miễn, giảm phí dịch vụ thanh toán, phí chuyển tiền qua hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng cho khách hàng để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề, đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán và phục vụ tốt nhất cho nhu cầu thanh toán trực tuyến của người dân.
Thứ ba, triển khai mô hình thanh toán tại khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa gắn liền với triển khai chiến lược quốc gia về tài chính toàn diện. NHNN cần
thực thi những giải pháp để phá bỏ những rào cản về tâm lý và thói quen cho người dân; từng bước thực hiện hiện đại hoá và phổ cập hạ tầng thanh toán, nâng cao tính an toàn và cải thiện chất lượng; thúc đẩy thanh toán không tiền mặt với những giao dịch có giá trị nhỏ; cải thiện năng lực cạnh tranh giữa các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán không tiền mặt.
Thứ tư, quyết liệt hơn nữa trong hoạt động kiểm tra, rà soát hệ thống mạng lưới chấp nhận thanh toán. NHNN đặc biệt nhấn mạnh yêu cầu các NHTM tăng
cường công tác theo dõi, rà soát các hoạt động của hệ thống máy giao dịch tự động (ATM) và dịch vụ thanh toán nhất là trong những dịp lễ, Tết giúp đảm bảo hoạt động thanh toán được an toàn và thông suốt hơn. Trong thời gian tới, NHNN cần tiếp tục thực hiện đẩy mạnh chỉ đạo tăng cường hệ thống đảm bảo an ninh, bảo mật cho các giao dịch qua hệ thống máy ATM, POS cùng với những giải pháp xác thực khách hàng để có thể phòng, chống các thủ đoạn gian lận; tích cực theo dõi và xử lý kịp thời những khó khăn sai sót; đồng thời, đưa ra những giải pháp khuyến cáo, hướng dẫn khách hàng trong việc phòng tránh các rủi ro, thủ đoạn lừa đảo.
3 độ:
□ Tiến sĩ, thạc sỹ
□ Kỹ sư, Cử nhân □ Khác
1.
4 Thu nhập: □ Trên 15 triệu/tháng □ Từ 10-15 triệu/tháng
□ Từ 5-10 triệu/tháng □ Dưới 5 triệu/tháng
1. 5 Thời gian sử dụng dịch vụ: □ 1 lần/ngày □ 2-5 lần/tuần □ 1 lần/tuần □ 2-3 lần/tháng □ 1 lần/tháng □ Ít khi sử dụng KẾT LUẬN
Hoạt động TTKDTM là một trong những chức năng quan trọng của hoạt động kinh doanh không những của Ngành Ngân hàng mà nó còn tác động rất lớn tới sự tăng trưởng, phát triển của nền kinh tế. Phát triển dịch vụ TTKDTM tại Vietcombank đã có đã có bước phát triển vượt bậc nhưng cơ bản cũng gặp phải những khó khăn từ vấn đề lựa chọn công nghệ đến cách tiếp cận với khách hàng... vì vậy còn nhiều vấn đề cần phải xem xét, giải quyết.
Luận văn đã đề cập đến từ cơ bản đến nâng cao những vấn đề cơ sở về lý luận: xây dựng khung lý thuyết của đề tài nghiên cứu với trọng tâm là tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ TTKDTM tại Vietcombank.
Từ những thực tế trên, tác giả đã xây dựng định hướng phát dịch vụ TTKDTM tại Vietcombank và đề xuất các giải pháp, kiến nghị để từ đó phát triển dịch vụ TTKDTM tại Vietcombank. Nội dung các đề xuất được xuất phát từ lý thuyết và tình hình thực tế tại Vietcombank nên có giá trị tham khảo, vận dụng nhằm phát triển dịch vụ TTKDTM tại Vietcombank đến năm 2025.
Đề tài “Phát triển dịch vụ TTKDTM tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam’” nhằm mục đích phân tích thực trạng dịch vụ TTKDTM
tại Vietcombank, từ đó đề ra các giải pháp phát triển dịch vụ TTKDTM tại Vietcombank trong thời gian tới. Trong quá trình nghiên cứu, luận văn vẫn còn vướng mắc một số tồn tại nhất định và hạn chế cần được bổ sung. Rất mong nhận được sự tham gia đóng góp ý kiến, chỉnh sửa của quý Thầy, Cô giáo, các anh chị để nội dung luận văn được hoàn chỉnh hơn.
Trân trọng cảm ơn./.
PHỤ LỤC
PHIẾU KHẢO SÁT KHÁCH HÀNG VỀ MỨC ĐỘ SỬ DỤNG DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT CỦA VIETCOMBANK
PHẦN 1: THÔNG TIN CHUNG
HQ1 Sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của Vietcombank cho phép tôi thực hiện các giao dịch tôi cần nhanh hơn
1 2 3 4 5
HQ2 Sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của Vietcombank sẽ giúp tôi tiết kiệm thời gian
1 2 3 4 5
HQ3
Sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của Vietcombank sẽ tiết kiệm các chi phí giao dịch hơn
1 2 3 4 5
HQ4
Sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của Vietcombank sẽ làm tăng hiệu quả công việc của tôi
1 2 3 4 5
Nỗ lực kỳ vọng
NL1
Thủ tục đăng ký sử dụng, giao dịch dễ
dàng đối với tôi 1 2 3 4 5
NL2 Tôi nghĩ học cách sử dụng dịch vụkhông quá khó 1 2 3 4 5
PHẦN 2: CẢM NHẬN VỀ DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT CỦA VIETCOMBANK
Xin vui lòng khoanh tròn vào số thể hiện mức độ từ Rất không đồng ý cho đến mức độ Rất đồng ý của anh/chị về các nội dung sau:
NL4 dễ hiểu 1 2 3 4 5
Ảnh hưởng xã hội
XH1
Gia đình tôi (bố mẹ, anh chị em, vợ chồng, họ hàng,..) cho rằng tôi nên sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt
1 2 3 4 5
XH2
Bạn bè, đồng nghiệp,... của tôi cho rằng tôi nên sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt
1 2 3 4 5
XH3
Quảng cáo của Vietcombank và nhiều lời
mời sử dụng sản phẩm từ cán bộ Vietcombank
1 2 3 4 5
XH4
Hầu hết những người xung quanh tôi sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt
1 2 3 4 5
Điều kiện thuận lợi
ĐK1
Tôi có đầy đủ nguồn lực cần thiết để sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt
1 2 3 4 5
ĐK2
Điều kiện về công nghệ, cơ sở hạ tầng tại
nơi tôi làm việc, sinh sống hỗ trợ cho tôi
sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng
sản phẩm dịch vụ ĐK4
Các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của Vietcombank phù hợp với hệ thống khác tôi đang sử dụng
1 2 3 4 5
An
toàn , bảo mật
ATI
Tôi tin tưởng vào việc sử dụng tiền mặt
hoặc giao dịch tại quầy hơn 1 2 3 4 5
AT2 Tôi tin tưởng vào các công nghệ hiệnđại mà Vietcombank sử dụng 1 2 3 4 5
AT3
Tôi tin rằng các thông tin cá nhân, thông
tin tài chính của tôi được bảo mật và được bảo vệ
1 2 3 4 5
AT4 Tôi tin rằng các giao dịch tôi thực hiệnđược bảo mật 1 2 3 4 5
Tiện lợi
TL1
Tôi có thể kiểm tra mọi giao dịch khi
cần thiết 1 2 3 4 5
TL2 Tôi có thể sử dụng dịch vụ thanh toánkhông dùng tiền mặt tại bất kỳ nơi nào. 1 2 3 4 5
TL3
Tôi có thể thực hiện giao dịch qua thanh
toán không dùng tiền mặt bất kể thời gian nào
2. PGS. TS Phan Thị Thu Hà (2015), Giáo trình Ngân hàng thương mại, NXB Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội.
3. Humphrey, D., Sato, S., Tsurumi, M., Vesal (1996), The evolution of payments
in Europe, Japan, and the United States: lessons for emerging market economies, World Bank Policy Research Working Paper No. 1676
4. GS. TS Nguyễn Văn Tiến (2015), Giáo trình Nguyên lý và nghiệp vụ ngân
hàng thương mại, NXB Thống kê.
5. Nguyễn Minh Anh (2015), Nâng cao chất lượng thanh toán không dùng tiền
mặt tại ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Hà Nam, luận văn Thạc sĩ,
6. Lã Thị Kim Anh (2015), Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên, Luận văn thạc sỹ, Trường ĐH Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.
7. Trịnh Thanh Huyền (2017), Đánh giá các điều kiện phát triển TTKDTM và
một số đề xuất đối với Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam, Luận văn thạc
sỹ, Học viện Tài chính.
8. Hoàng Tuấn Linh (2018), Giải pháp Phát triển Dịch vụ thẻ tại các NHTM Nhà
nước Việt Nam, luận văn thạc sỹ, Đại học Kinh tế TPHCM.
9. Nghiêm Thanh Sơn và cộng sự (2014), Hoàn thiện cấu trúc tổng thể các hệ
thống thanh toán tại Việt Nam đến 2020.
10.Chính phủ (2012), Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012 của Chính
phủ về thanh toán không dùng tiền mặt.
11.Chính phủ (2016), Nghị định số 80/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính
phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012 của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt.
12.Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2014), Thông tư số 46/2014/TT-NHNN ngày
31/12/2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dân về dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt.
13.Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2016), Thông tư số 19/2016/TT-NHNN ngày
30/6/2016 quy định về hoạt động thẻ ngân hàng.
14.Đỗ Thị Lan Phương (2014), Thanh toán không dùng tiền mặt: Xu hướng trên
thế giới và thực tiễn tại Việt Nam, Tạp chí Tài chính số 6 năm 2014.
15.Nguyễn Thị Sương Thu (2012), Sử dụng các phương tiện thanh toán không
dùng tiền mặt để quản lý việc sử dụng vốn vay, Tạp chí Ngân hàng số 21 năm
2012.
16.Báo cáo thường niên ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam giai đoạn 2018-2020
17.Báo cáo hoạt động kinh doanh ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam giai đoạn 2018-2020.