GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG

Một phần của tài liệu 1091 phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại NHTM CP ngoại thương việt nam (Trang 91 - 94)

TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG

3.2.1. Đẩy mạnh tuyên truyền quảng cáo nhằm thay đổi thói quen thanh toán bằng tiền mặt của khách hàng

Thúc đẩy thanh toán điện tử hướng tới xã hội không tiền mặt là xu hướng phát triển tất yếu trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, tạo ra tác động kép vừa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vừa hỗ trợ thực hiện chiến lược tài chính toàn diện thông qua phổ cập dịch vụ ngân hàng-tài chính. Tuy nhiên thói quen sử dụng tiền mặt của người dân vẫn luôn thường trực trong cuộc sống hàng ngày, một phần là do sự mù mờ về thông tin cùng với một tâm lý "ngại tìm hiểu, sợ rủi ro, không ưa thử nghiệm" công nghệ mới.

Với cương vị là NHTM đứng đầu hệ thống, thời gian qua Vietcombank chưa làm tốt công tác quảng bá thông tin về TTKDTM trong cộng đồng, đặc biệt ở các khu vực vùng sâu vùng xa, các địa bàn tỉnh có nền kinh tế chưa phát triển và nhóm KH từ độ tuổi trung niên. Do vậy, để thay đổi thói quen này, trước hết Vietcombank phải tạo cho KH tiềm năng của mình không có tâm lý đó. Cụ thể thông qua các biện pháp dưới đây

Thứ nhất, chú trọng công tác thông tin tuyên truyền, giải thích cho người dân

hiểu rõ những lợi ích của hoạt động TTKDTM. Cần tổ chức việc hướng dẫn cách sử dụng các phương tiện TTKDTM, quảng bá về công dụng, tính tiện lợi của

những phương tiện này để khách hàng không cảm thấy ngại tiếp cận các công nghệ mới.

Thứ hai, Vietcombank cần tổ chức định kỳ các chương trình giới thiệu về

cách đăng ký và sử dụng các dịch vụ TTKDTM một cách rõ ràng và dễ hiểu để thu hút sự quan tâm của khách hàng. Tăng cường hoạt động tuyên truyền, tiếp thị nhằm tối đa hoá khả năng nhận biết của khách hàng về sản phẩm, cung cấp đầy đủ thông tin về những tiện ích mức phí, thủ tục, quy trình thực hiện dịch vụ... để từ đó có lựa chọn hình thức thanh toán phù hợp với nhu cầu. Tránh để tình trạng khách hàng ngại sử dụng vì thiếu hiểu biết, thiếu thông tin.

Thứ ba, bên cạnh việc chủ động triển khai, Vietcombank có thể có các chính

sách khuyến khích như: Miễn phí truy cập Internet, có chính sách ưu đãi đối với khách hàng thường xuyên sử dụng, miễn phí sử dụng dịch vụ trong một thời gian nhất định. Đây là biện pháp thiết thực có tác động mạnh mẽ, hiệu quả đến tâm lý và thói quen của người sử dụng.

Thứ tư, việc tuyên truyền một cách cụ thể cho các dịch vụ TTKDTM hiện

nay cần chú trọng cả các dịch vụ truyền thống và các loại hình dịch vụ mới, hiện đại sẽ khiến khách hàng hiểu hơn, nắm được ưu nhược điểm của từng hình thức, rồi từ đó tự quyết định chọn lựa hình thức phù hợp nhất với mình, đặc biệt là tại các vùng nông thôn, trình độ hiểu biết về công nghệ hiện đại còn hạn chế. Có như vậy, những thay đổi này mới thực sự xuất phát từ nhu cầu tự thân và mới khiến cho khách hàng thay đổi thói quen và tập quán thanh toán chi tiêu bằng tiền mặt.

Hiện nay, tại nước ta các NH đã và đang triển khai dịch vụ thẻ thanh toán, một sản phẩm dịch vụ hiện đại góp phần làm hiện đại hóa NH và xác định rằng sản phẩm dịch vụ này có khả năng tạo ra một bước đột phá trong việc tăng tỷ trọ g TTKDTM. Do đó, triển khai dịch vụ thẻ rộng rãi trên các địa bàn đối với hệ thống NH là vô cùng cần thiết, đặc biệt là đối với Vietcombank.

Trong thời gian tới ngân hàng nên mở rộng mạng lưới các cơ sở chấp nhận thẻ nhất là ở những nơi có giao dịch lớn tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng dùng thẻ để thanh toán hàng hoá và dịch vụ. Ngân hàng có thể đưa ra các biện pháp như:

- Tăng cường việc tiếp thị, giảm chi phí và cung cấp máy móc thanh toán thẻ cho các điểm cung ứng hàng hoá, dịch vụ nhằm khuyến khích họ chấp nhận thanh toán thẻ. Có chính sách đãi ngộ đặc biệt để giữ những khách hàng là cơ sở chấp nhận thẻ (CSCNT) có uy tín, doanh số thanh toán thẻ cao, ổn định. Chú ý phát triển mạng lưới CSCNT tại các nhà hàng, khách sạn, các khu vui chơi, giải trí mọc lên ngày càng nhiều; ... đồng thời cũng không quên chú ý phát triển hơn nữa việc thanh toán thẻ tại các siêu thị mini, shop thời trang. phục vụ cho đối tượng khách hàng trên địa bàn.

- Tập trung nguồn vốn (vốn phát triển công nghệ, lợi nhuận, vốn vay.) để đầu tư vào công nghệ thanh toán thẻ: máy in thẻ, máy EDC, CAT. trang bị cho các CSCNT để đảm bảo quá trình thanh toán tại các CSCNT được nhanh chóng, an toàn, tiện lợi nhất.

Khi xu hướng mua sắm ở các siêu thị, shop thời trang trở nên phổ biến, nhu cầu thanh toán bằng thẻ qua POS sẽ tăng nhanh, nên rất cần được khuyến khích sử dụng. Chính vì thế các ngân hàng nên mở rộng hệ thống POS là các máy chấp

nhận thanh toán bằng thẻ, cả thẻ ATM và thẻ tín dụng thay vì việc mở rộng hệ thống ATM rất tốn kém. Khi ngân hàng đảm bảo cho hệ thống máy POS vận hành tốt, người dân dễ dàng rút thẻ quẹt vào máy POS để thanh toán tại khắp mọi nơi thì chắc chắn người ta chỉ cần giữ một ít tiền lẻ trong túi mà thôi. Các ngân hàng có thể hợp tác với các công ty để tận dụng POS nhằm giảm chi phí đầu tư, ngoài ra để kích thích xã hội hóa việc này cần giảm chi phí giao dịch.

Đưa ra những ưu đãi, tiện ích khi sử dụng các dịch vụ TTKDTM để thu hút hơn nữa khách hàng cá nhân sử dụng dịch vụ thanh toán hoá đơn, thanh toán qua POS, Séc...Thay vì chỉ rút tiền qua ATM, chuyển khoản như hiện nay, ngân

hàng cần gia tăng các dịch vụ tiện ích trên thẻ ATM như thanh toán viện phí, bảo hiểm, nộp học phí tại các trường mẫu giáo, trường học...đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn để đẩy mạnh phương thức TTKDTM.

Một phần của tài liệu 1091 phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại NHTM CP ngoại thương việt nam (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w