Nhóm giải pháp nâng cao công tác đo lường rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu LUẬN văn TH s QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG đối với CHO VAY MUA NHÀ tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH (Trang 81 - 82)

6. Tổng quan tình hình nghiên cứu

3.2.2. Nhóm giải pháp nâng cao công tác đo lường rủi ro tín dụng

Cải thiện các phương pháp nhận diện, phân tích, đo lường RRTD tại đơn vị ngân hàng áp dụng nhưng chưa mang lại hiệu quả cao:

Xây dựng lại Quy định chấm điểm khách hàng và xếp hạng tín dụng để phù hợp với tình hình thực tế hiện nay. Xây dựng chương trình phần mềm chấm điểm khách hàng và xếp hạng tín dụng trên hệ thống và online trong hệ thống để làm cơ sở cho việc khai thác thông tin khách hàng tại đơn vị.

Tiến hành nghiên cứu, chỉnh sửa và bổ sung dữ liệu đối với hệ thống chấm điểm tín dụng hiện tại: Hiện tại hệ thống chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ của BIDV – Chi nhánh Quảng Bình thực hiện theo hệ thống đánh giá của BIDV Trung Ương, Các thông tin phi tài chính đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đánh giá, xếp hạng tín dụng đối với khách hàng vì nó chiếm 65% đến 70% trong tổng cơ cấu điểm đánh giá.

Thực hiện nghiêm túc việc phân loại nợ và trích dự phòng rủi ro:

Tỷ lệ nợ xấu và số tiền phải trích lập dự phòng là những tín hiệu cảnh báo mạnh về RRTD, tỷ lệ nợ xấu tăng có nghĩa là RRTD gia tăng và do vậy cần phải xem xét lại việc quản lý RRTD, tăng cường giám sát tín dụng. Cần phải thực hiện nghiêm túc phân loại nợ, tránh tình trạng vì kết quả kinh doanh mà không tuân thủ tính chính xác trong phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro. Chủ động phân loại nợ theo tính chất, khả năng thu hồi nợ của khoản vay, kiên quyết chuyển nợ quá hạn, hạ bậc nợ đối với các trường hợp khách hàng, hợp đồng tín dụng có nguy cơ gây ra rủi ro.

Một phần của tài liệu LUẬN văn TH s QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG đối với CHO VAY MUA NHÀ tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH (Trang 81 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w