6. Tổng quan tình hình nghiên cứu
3.2.4. Nhóm giải pháp tài trợ và xử lý rủi ro tín dụng
- Thường xuyên đào tạo, nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng và các cán bộ khác liên quan nhằm nâng cao khả năng hiểu biết pháp luật trong quá trình xử lý tài sản: Hiện tại cán bộ công tác tại BIDV – Chi nhánh Quảng Bình chủ yếu được đào tạo đúng chuyên ngành tài chính – Ngân hàng, rất ít cán bộ được đào tạo bài bản văn bằng 2 về luật nên trình độ và khả năng hiểu biết về pháp luật còn hạn chế. Điều này gây khó khăn trong công tác xử lý rủi ro khi khách hàng không hoàn thành nghĩa vụ trả nợ và Ngân hàng phải tiến hành khởi kiện ra tòa án.
- Tổ chức các lớp đào tạo về các phương thức xử lý nợ nhằm phát huy hiệu quả các biện pháp xử lý nợ: Hiện tại BIDV đã ban hành nhiều văn bản quy định về phương thức xử lý nợ áp dụng trong hệ thống. Tuy nhiên, trong thực tế tại BIDV – Chi nhánh Quảng Bình các khoản nợ xấu trong tín dụng đối với CVMN chủ yếu sử dụng biện pháp phát mại tài sản để thu hồi nợ vay.
- Chứng khoán hóa các khoản nợ: Là việc chuyển hóa các khoản nợ xấu thành các loại trái phiếu hoặc cổ phiếu khác nhau và các chứng khoán thành này có thể được bảo đảm bằng những tài sản thế chấp hoặc một định chế tài chính uy tín hoặc cơ quan nào đó của Chính phủ, được đóng gói và bán đấu giá trên thị trường. Đây là biện pháp xử lý triệt để các khoản nợ xấu trong tín dụng đối với CVMN đang được các nước phát triển như: Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc… thực hiện.
- Mua bảo hiểm tiền vay: Hiện tại tất cả các khoản tín dụng đối với CVMN tại BIDV – Chi nhánh Quảng Bình đều phải thực hiện mua kèm theo sản phẩm bảo hiểm BIC – Bình An. Tuy nhiên, sản phẩm bảo hiểm này chỉ giúp Ngân hàng loại trừ được rủi ro liên quan đến khách hàng vay khi khách hàng vay bị chết hoặc mất khả năng lao động để trả nợ. Rủi ro này chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tất cả các khoản vay tại chi nhánh.
Giải pháp trước mắt để xử lý nợ quá hạn, nợ xấu: Tình hình nợ quá hạn, nợ xấu đang có chiều hướng gia tăng tại Chi nhánh. Các giải pháp xử lý tín dụng là cần thiết trong thời điểm hiện tại, nhằm xử lý kịp thời nợ quá hạn, nợ xấu hiện tại. Căn cứ vào tính chất, nguyên nhân gây ra nợ quá hạn, nợ xấu, BIDV Quảng Bình đánh giá cân nhắc thực hiện các giải pháp sau:
+ Giai pháp khai thác:
Giải pháp này này áp dụng trong trường hợp ngân hàng đánh giá khách hàng có thái độ hợp tác, hoạt động kinh doanh của khách hàng tuy gặp khó khăn trong hiện tại, nhưng được ngân hàng đánh giá là có khả năng phục hồi khi được sự hỗ trợ từ ngân hàng.
+ Giai pháp thanh lý:
Trong trường hợp thấy việc tổ chức khai thác không tiện ích, không có khả năng thu hồi được nợ, ngân hàng sẽ áp dụng biện pháp thanh lý để xử lý khoản vay khó đòi.
Đối với khoản vay có tài sản đảm bảo: Tìm các tổ chức cá nhân có năng lực tài chính nhận lại nợ của khách hàng khó khăn, thông qua các hình thức bán nợ. Nếu không bán được nợ ngân hàng rà soát tài sản đảm bảo, xác định tình trạng tài sản, hồ sơ pháp lý để có thể phát mại tài sản thu hồi vốn. Đồng thời phối hợp cùng với các cơ quan Bộ, ban, ngành cho tiến hành thanh lý phát mại tài sản. Trong trường hợp tài sản phát mại không đủ thu hồi vốn thì buộc khách hàng phải trả tiếp phần còn lại thông qua bán tài sản, còn với trường hợp cho vay chỉ định ngân hàng phải hoàn thiện thủ tục để trình chính phủ xử lý.
+ Xử lý nợ xấu bằng quỹ DPRR:
Trong thời gian qua, BIDV đã tích cực trích lập DPRR từ nguồn lợi nhuận hàng năm với mục tiêu nâng cao tính an toàn trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Số trích lập quỹ DPRR liên tục tăng qua các năm, BIDV đã chủ động sử dụng quỹ DPRR để xử lý những khoản nợ đã chuyển hạch toán ngoại bảng, đủ điều kiện trích lập DPRR theo quy định của Nhà nước nhằm làm tăng tính an toàn trong hoạt động của ngân hàng, nhằm làm trong sạch bảng cân đối tài sản, giảm nợ xấu. Tính đến 31/12/2018, BIDV đã sử dụng 79 tỷ đồng để xử lý rủi ro tín dụng, đặc biệt biện pháp sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro được áp dụng mạnh trong các năm 2018 là 73 tỷ đồng, năm 2019 là 6 tỷ đồng.
+ Tăng cường thu hồi nợ xấu qua khởi kiện:
Việc khởi kiện đòi nợ cho vay của Ngân hàng trước tòa án không những là một biện pháp pháp lý mang lại hiệu quả không nhỏ cho Ngân hàng mà còn mang tính phòng ngừa chung. Tức là thông qua hoạt động tố tụng của Ngân hàng, góp phần răn đe, những khách hàng dây dưa chây ỳ không chịu trả nợ, có ý thức hơn trong việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo đúng hợp đồng tín dụng.
+ Xử lý nợ xấu bằng biện pháp bán nợ:
Ngoài các biện pháp xử lý nợ xấu ở trên, từ năm 2007, BIDV đã bắt đầu triển khai công tác bán các khoản nợ xấu góp phần làm giảm nợ xấu nội
bảng. Và năm 2018, tại Việt Nam đã thành lập Công ty mua bán nợ VAMC, tuy nhiên biện pháp này chưa được chú trọng nên hiện Chi nhánh chỉ mới đang nghiên cứu để áp dụng trong các năm tới.