3.3.1 Kiến nghị với Chính Phủ
Một là, Chính phủ cần hoàn thiện và phát triển thị trường ngoại hối trước hết là thị trường ngoại tệ liên ngân hàng (TT NTLNH)
Ở Việt Nam, thị trường ngoại hối còn sơ khai, còn bị ràng buộc bởi nhiều yếu tố can thiệp hành chính, doanh số giao dịch trên thị trường mới chỉ chiếm 15-20% , do vậy Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng mới chỉ đóng vai trò thứ yếu. Để có một thị trường ngoại tệ liên ngân hàng hoạt động hiệu quả Chính phủ cần thực hiện một số giải pháp sau:
- Nâng cao vai trò của NHNN trên TT NTLNH bằng cách phối hợp một cách có hiệu quả hoạt động của TT NTLNH và TT nội tệ liên ngân hàng thông qua nghiệp vụ thị trường mở để NHNN thực hiện vô hiệu hoá khi cần thiết, bơm hoặc rút tiền ra khỏi lưu thông, giảm áp lực đối với lạm phát khi cung cầu ngoại tệ căng thẳng - Tăng quỹ dự trữ ngoại hối và quỹ bình ổn hối đoái: tăng cường dự trữ ngoại tệ
vào NHNN, đảm bảo mức dự trữ cần thiết tối thiểu nhằm tạo đủ nguồn để NHNN can thiệp kịp thời, đủ liều lượng thông qua các biện pháp thị trường, giúp cho
hoạt động của thị trường được ổn định và thông suốt. Cụ thể là tập trung dự trữ ngoại hối về một đầu mối là NHNN. Có như vậy mới tăng được năng lực dự trữ quốc gia, tạo điều kiện cho NHNN sử dụng nguồn ngoại tệ dự trữ một cách linh hoạt và hiệu quả đồng thời NHNN mới thực sự đóng vai trò là người mua bán cuối cùng để cân bằng thị trường ngoại hối.
Hai là, Chính phủ cần có biện pháp can thiệp để giảm thiểu tình trạng đôla hoá trong nền kinh tế.
Trong những năm gần đây, Việt nam đã không ngừng nỗ lực thu hút các nguồn ngoại tệ, đặc biệt là USD. Đây là nguồn lực quan trọng giúp chúng ta giải quyết được phần lớn các nhu cầu về vốn, xây dựng cơ sở hạ tầng,... Nhưng điều gì cũng có tính hai mặt của nó. Chính lượng USD ồ ạt đổ vào Việt Nam nếu không được kiểm soát tốt cũng sẽ gây hậu quả to lớn, đó là tình trạng đôla hoá nền kinh tế. Tình trạng đôla hoá gây thêm khó khăn cho việc ổn định trở lại thị trường ngoại tệ. Bên cạnh đó, đôla hoá làm giảm nhu cầu phát triển các công cụ phòng ngừa rủi ro trên thị trường ngoại hối,. doanh nghiệp cũng đối mặt với nguy cơ thiệt hại lớn. Để chống tình trạng đôla hoá, Chính phủ cần thực hiện các biện pháp:
Quản lý chặt tỷ giá và hình thành Quỹ dự trữ ngoại tệ Quốc gia để NHNN có thể liên tục bơm tăng giảm ngoại tệ
Quản lý hành chính tuyệt đối chính sách ngoại hối, chính sách tỷ giá. Trên lãnh thổ VN chỉ được phép lưu thông duy nhất VND
Đặc biệt, nên tiến tới phát triển thị trường chỉ có một tỷ giá, không nên và không cho phép tồn tại cái gọi là thị trường không có tổ chức (chợ đen)
Chính phủ nên giao cho NHNN và các cơ quan bảo vệ pháp luật như giao Bộ công an cấm và xử lý mạnh tay hành vi mua bán ngoại tệ chui
Theo kinh nghiệm từ các nước, với các cơ quan có nguồn thu từ ngoại tệ lớn như Bộ Công thương, Bộ tài chính, Bộ LĐ-TB & XH cần đưa về một mối quản lý là NHNN, từ đó hình thành Quỹ dự trữ quốc gia nguồn thu ngoại tệ.
Thứ ba, Chính Phủ cần điều chỉnh cơ cấu xuất nhập khẩu: đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu, giảm nhập siêu
Trong nhiều năm qua, cán cân thương mại của nước ta luôn trong tình trạng bội chi vì nhập khẩu cao hơn nhiều so với xuất khẩu, do vậy mà dự trữ ngoại tệ quốc gia giảm sút, ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh ngoại hối của các NHTM. Như vậy, để củng cố và cải thiện cán cân thương mại, Chính phủ cần có các biện phấp để đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu, giảm nhập siêu:
- Thực hiện các biện pháp cải cách thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động xuất khẩu để giảm chi phí cho doanh nghiệp, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam đi đôi với việc áp dụng các hàng rào kỹ thuật và các biện pháp khác phù hợp với các cam kết quốc tế của nước ta để giảm nhập siêu, kể cả việc tăng thuế nhập khẩu những mặt hàng không thiết yếu
- Hỗ trợ công tác xúc tiến thương mại đối với hàng xuất khẩu, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến tại các thị trường truyền thống và mở rộng thị trường mới để tăng xuất khẩu
- Tăng cường các giải pháp khuyến khích sản xuất trong nước để thay thế hàng nhập khẩu, thúc đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ và du lịch.
3.3.2 Kiến nghị với NHNN
Một là, NHNN cần hoàn thiện chính sách tỷ giá hối đoái.
Quá trình mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi chính sách TGHĐ phải liên tục được hoàn thiện và điều chỉnh thích ứng với môi trường trong nước và quốc tế thường xuyên thay đổi. Để góp phần khai thác tối đa những lợi ích và giảm thiểu những tổn thất từ hội nhập kinh tế quốc tê, chính sách TGHĐ ở Việt Nam trong thời gian tới cần hoàn thiện theo những định hướng cơ bản sau:
- Tiếp tục duy trì cơ chế tỷ giá thả nổi có sự quản lý của Nhà nước: vì chế độ tỷ giá thả nổi có ưu điểm là tỷ giá luôn gắn liền với quan hệ cung cầu và tỷ giá này thích ứng với điều kiện toàn cầu hoá của thị trường tài chính quốc tế. Bên cạnh đó, NN vẫn có thể quản lý được mức độ biến động của tỷ giá.
- Thường xuyên phân tích tình hình kinh tế thế giới, khu vực và trong nước để đề ra được chính sách TGHĐ phù hợp cho từng giai đoạn.
- Sử dụng có hiệu quả công cụ lãi suất để tác động đến tỷ giá, từng bước tiến hành tự do hoá lãi suất, làm cho lãi suất thực sự là một loại giá cả được quyết định bởi
chính sự cân bằng giữa cung và cẩu của chính đồng tiền đó trong trường chứ không phải bởi những can thiệp hành chính của Chính Phủ.
- Thực hiện chính sách đa ngoại tệ: Hiện nay trên thị trường ngoại tệ, mặc dù USD có vị thế mạnh hơn hẳn các ngoại tệ khác, song nếu trong quan hệ tỷ giá chỉ áp dụng một loại ngoại tệ trong nước sẽ làm cho tỷ giá rang buộc vào ngoại tệ đó, cụ thể là USD. Khi có biến động về giá cả USD trên thế giới, lập tức sẽ ảnh hưởng đến quan hệ tỷ giá của USD đến VND mà thông thường là những ảnh hưởng rất bất lợi. Chúng ta nên lựa chọn những ngoại tệ mạnh để thanh toán và dự trữ, bao gồm một số đồng tiền của những nước mà chúng ta có quan hệ thanh toán, thương mại và có quan hệ đối ngoại chặt chẽ nhất để làm cơ sở cho việc điều chỉnh tỷ giá của VND ví dụ như EUR, JPY, vì hiện nay EU và Nhật là những thị trường xuất khẩu lớn nhất Việt Nam.Chế độ tỷ giá gắn với một rổ ngoại tệ như vậy sẽ làm tăng tính ổn định của TGHĐ danh nghĩa.
Hai là, NHNN cần chỉnh sửa, bổ sung các văn bản quy định về quản lý ngoại hối
Hiện nay, những văn bản quản lý ngoại hối mà chúng ta đang áp dụng phần lớn đã trở nên thiếu tính chặt chẽ, không phản ánh tình hình thực tiễn. Nghị định ban hành nhưng thiếu thông tư hướng dẫn gây khó khăn cho các NHTM và doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh (VD Nghị định 160/2006/NĐ-Cp về giao dịch ngoại hối đã được ban hành từ tháng 12/2006 nhưng đến nay mới chỉ có 1 trong 13 thông tư hướng dẫn được ban hành) . Để cập nhật và tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho hoạt động kinh doanh ngoại hối của các NHTM, NHNN cần:
- Rà soát và tổng hợp các văn bản quy định về quản lý ngoại hối còn hiệu lực cần được điều chỉnh, thay thế
- Lấy ý kiến đóng góp của các NHTM, các chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng về các văn bản sắp ban hành
- Tham khảo cơ chế quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh ngoại hôí của các nước trên thế giới
- Nới rộng quyền tự quyết của các NHTM không chỉ trong hoạt động kinh doanh ngoại hối mà cả các hoạt động kinh doanh khác
- Đưa việc quản lý ngoại hối tập trung về một đầu mối để giảm thiểu những khâu trung gian gây phiền hà cho khách hàng
Ba là Tổ chức tập huấn hướng dẫn các văn bản mới ban hành
Đối với các văn bản mới ban hành, các NH cần được tập huấn để có cách hiểu thống nhất từ đó thống nhất trong cách xử lý các nghiệp vụ phát sinh tránh tình trạng hiểu nhầm và mỗi ngân hàng hành động theo ý riêng của mình.
3.3.3 Kiến nghị đối với các doanh nghiệp XNK
Doanh nghiệp xuất nhập khẩu là một bộ phận quan trọng tham gia vào thị trường ngoại hối, là một nhân tố tác động lớn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại hối của NHTM nói riêng và thị trường ngoại hối nói chung. Để phát triển các hoạt động kinh doanh ngoại hối, các doanh nghiệp cần hiểu và nắm rõ những kiến thức để tham gia thị trường, tìm hiểu những công cụ phòng ngừa sự biến động rủi ro về tỷ giá, lãi suất qua các nghiệp vụ mua bán ngoại tệ phái sinh như nghiệp vụ kỳ hạn, hoán đổi, quyền chọn và hợp đồng tương lai. Một mặt để bảo vệ lợi ích trực tiếp của bản thân doanh nghiệp mặt khác để phát triển một cách toàn diện thị trường ngoại hối.
Thứ hai, để có nguồn ngoại tệ đủ cho hoạt động của thị trường ngoại hối thì các doanh nghiệp xuất khẩu khi có nguồn ngọại tệ về nên bán cho ngân hàng, tránh tình trạng găm giữ ngoại tệ gây nên tình trạng khan hiếm ngoại tệ trên thị trường liên ngân hàng nói chung, ảnh hưởng đến hoạt động của thị trường ngoại hối.
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Để phát triển hoạt động kinh doanh ngoại hối của mình trong tiến trình hội nhập quốc tế, NHNT cần tập trung thực hiện một số giải pháp cơ bản sau: một là Mở rộng mạng lưới kinh doanh ngoại hối; hai là đa dạng hoá các ngoại tệ kinh doanh; ba là phát triển và mở rộng các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối; bốn là thực hiện các biện pháp nhằm hạn chế rủi ro trong nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối và cuối cùng là hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý điều hành quá trình hoạt động kinh doanh ngoại hối theo hướng hội nhập. Tuy nhiên để tạo môi trường kinh doanh và môi trường pháp lý thông thoáng, thuận tiện cho hoạt động kinh doanh ngoại hối thì Chính phủ, NHNN và các doanh nghiệp XNK cần quan tâm giải quyết một số vấn đề chính: tập trung nguồn vốn ngoại tệ vào NHNN, cải thiện cán cân thương mại, hoàn thiện chính sách quản lý vĩ mô, hoàn thiện thị trường ngoại hối và thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, thiết lập một cơ chế tỷ giá linh hoạt theo quy luật cung cầu của thị trường,... Có như vậy thì hoạt động kinh doanh ngoại hối của NHNT mới có thể mở rộng và phát triển mạnh mẽ, tạo điều kiện hơn nữa để NHNT tiếp tục nâng cao năng lực cạnh tranh và theo kịp với sự phát triển của các ngân hàng trong khu vực và trên toàn thế giới.
K T LU NẾ Ậ
Quán triệt mục tiêu nghiên cứu, trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học, đi từ lý thuyết và vận dụng vào thực tiễn, đề tài “ Phát triển hoạt động kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam”
đã tập trung giải quyết một số nội dung quan trọng sau:
Một là, Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng thương mại
Hai là, Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh ngoại hối của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, qua đó chỉ ra những tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại đó
Ba là, Trên cơ sở định hướng chiến lược kinh doanh của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, luận văn đã đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển hoạt động kinh doanh ngoại hối tại NHNT VN trong thời gian tới.
Các giải pháp mà Luận văn đã đề xuất là sự kết hợp chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn, có thể ứng dụng vào thực tế hoạt động, góp phần phát triển hoạt động kinh doanh ngoại hối tại NH TMCP NT VN. Tuy nhiên, phạm vi của đề tài tương đối rộng và khả năng của người viết cũng còn những hạn chế nhất định nên luận văn không tránh khỏi những khiếm khuyết. Tác giả rất mong nhận được sự đồng cảm và góp ý chân thành của các nhà khoa học, các thày cô giáo, đồng nghiệp và bạn đọc.
Tác giả xin được gửi lời cảm ơn trân trọng nhất tới các thày cô giáo trong thời gian học và viết đề tài này, đặc biệt là PGS-Tiến sỹ Nguyễn Văn Tiến đã dày công hướng dẫn và chỉ bảo tận tình để tác giả hoàn thành tốt bản luận văn tốt nghiệp này.