3.2.1.1 Phát triển lĩnh vực kinh tế đối ngoại theo phương châm đa dạng hoá và đa phương hoá trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế nhằm phục vụ có hiệu quả công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đưa Việt Nam về cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại hóa vào năm 2020. Lĩnh vực kinh tế đối ngoại là
một lĩnh vực hết sức đa dạng, thường xuyên biến động và là động lực quan trọng hàng đầu thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển theo hướng hội nhập hiện nay, kinh tế đối ngoại có phát triển và hoàn thiện thì thị trường ngoại hối và hoạt động
kinh doanh trên thị trường này mới phát triển. Kinh tế đối ngoại chủ yếu bao gồm các
hoạt động ngoại thương (xuất - nhập khẩu), hợp tác quốc tế về đầu tư và lao động, du lịch quốc tế và các dịch vụ thu ngoại tệ khác. Để phát triển hoạt động kinh tế đối ngoại trước tiên phải đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu và hợp tác đầu
tư, bởi đây là lĩnh vực quan trọng tạo thế mở cho kinh tế đối ngoại trong thời gian tới.
về hoạt động xuất khẩu: tiếp tục củng cố và xắp xếp lại các tổ chức xuất khẩu, mở rộng thị trường vừa duy trì thị trường truyền thống vừa phát triển thị trường mới, nâng cao chất lượng các mặt hàng xuất khẩu để tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu. Hiện nay cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu ở nước ta còn lạc hậu, chủ yếu là các mặt hàng dễ sản xuất, hàm lượng giá trị tăng thêm thấp và là mặt hàng sử dụng nhiều tài nguyên thiên nhiên và lao động giản đơn như dầu khí, hàng nông sản nhiệt đới, hàng dệt may. ..Nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam có kim ngạch lớn như hồ tiêu, gạo, cà phê.. .có khả năng chi phối đến giá cả thế giới nhưng thiếu cơ chế thực hiện. Các mặt hàng xuất khẩu vẫn chủ yếu là các mặt hàng có giá trị gia tăng thấp mà thực chất là bán rẻ tài nguyên và lao động. Các mặt hàng thủy sản cũng chiếm trọng lớn trong danh mục các mặt hàng xuất khẩu của nước ta nhưng chất lượng còn chưa cao. Vì vậy cần phải đầu tư nâng cấp các cơ sở chế biến hiện có, xây dựng mới cơ sở sản xuất với thiết bị hiện đại đáp ứng yêu cầu của thị trường đồng thời khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước xây dựng các cơ sở sản xuất và chế biến tại địa phương. Tổ chức tốt công tác điều tra, nghiên cứu nhu cầu thị trường các nước để cải thiện các mặt hàng xuất khẩu cho phù hợp với từng thị trường cụ thể.
Đối với hoạt động nhập khẩu: có chính sách bảo hộ nền sản xuất trong nước thông qua việc cấp giấy phép nhập khẩu, quản lý bằng hạn ngạch và công cụ thuế nhằm hạn chế nhập khẩu những hàng hóa trong nước đã đủ khả năng sản xuất. Có chính sách nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu, hạn chế tối đa việc sử dụng ngoại tệ nhập hàng nước ngoài không cần thiết. Việc nhập khẩu bừa bãi sẽ làm thất thoát ngoại tệ trong khi nguồn ngoại tệ đang khan hiếm. Do vậy, Chính phủ cần xây dựng danh mục các mặt hàng khuyến khích nhập khẩu, chỉ nên nhập khẩu những mặt hàng như máy móc công nghệ, hạn chế nhập khẩu những hàng trong nước có thể sản xuất. về thu hút vốn đầu tư nước ngoài:cần khắc phục những khó khăn hạn chế về địa lý, địa bàn đầu tư để thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Hoàn chỉnh hành lang pháp lý, ban hành các chính sách ưu đãi, cải cách thủ tục hành chính đảm bảo thực sự thông thoáng để xúc tiến công tác đầu tư . Đẩy mạnh hoạt động đối ngoại đặc biệt là hoạt
động thương mại đối với những thị trường lớn như Mỹ, Nhật Bản, các nước trong khu vực.
3.2.1.2 Hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động kinh doanh ngoại hối:
Kinh doanh ngoại hối là một loại hình kinh doanh còn khá mới mẻ, có những đòi hỏi khắt khe về môi trường pháp lý. Điều này là do tính hấp dẫn của bản thân đồng tiền và mức độ rủi ro luôn đi kèm trong hoạt động kinh doanh.
Chính vì vậy, các văn bản pháp lý quản lý trong lĩnh vực này phải được xây dựng đầy đủ nhưng cũng cần phải thường xuyên điều chỉnh và thay đổi cho phù hợp với tình hình thực tế.
Hiện nay các văn bản về quản lý ngoại hối có Pháp lệnh về ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH11 ban hành ngày 13/12/2005, Nghị định số 160/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006 quy định chi tiết pháp lệnh ngoại hối, các văn bản quy định về ngoại hối khác,.... đã góp phần giúp các ngân hàng thương mại và doanh nghiệp thuận lợi hơn trong hoạt động kinh doanh ngoại hối. Tuy nhiên để hoàn thiện thị trường ngoại hối, tạo môi trường pháp lý chặt chẽ và vững chắc cho hoạt động kinh doanh ngoại hối, Chính phủ cần ban hành bổ sung các quy chế thực hiện quản lý cũng như kinh doanh ngoại hối, quy chế hoạt động của trung tâm môi giới ngoại hối và tiến tới xây dựng Luật quản lý ngoại hối.
Chính sách ngoại hối của nước ta trong những năm gần đây cũng đã có những đổi mới quan trọng như giảm tỷ lệ kết hối xuống 0%, các doanh nghiệp và tổ chức có toàn quyền sử dụng số ngoại tệ trên tài khoản, người nhận kiều hối không bắt buộc phải bán ngoại tệ cho ngân hàng. NHNN VN ủy quyền cho chi nhánh NHNN cấp phép cũng như tăng mức mang ngoại tệ ra nước ngoài, tự do hóa lãi suất ngoại tệ, nới lỏng biên độ giao dịch tỷ giá giữa ngân hàng và khách hàng.
Tuy nhiên nhìn nhận lại thì chính sách quản lý ngoại hối của nước ta vẫn còn những bất cập nhất định so với yêu cẩu của thực tiễn:
Cơ chế đôla hóa tiền mặt trong dân cư quá phổ biến, đáng lẽ phải hạn chế dần tình trạng dân cư sở hữu, cất giữ tiền mặt ngoại tệ nhưng chính sách của nhà nước lại
khuyến khích tạo mọi điều kiện theo ý muốn của dân cư, như chi trả kiều hối bằng tiền mặt ngoại tệ cho người hưởng
Cơ chế “đa sở hữu ngoại tệ” đối với mọi tổ chức và doanh nghiệp, hầu như bao trùm trong toàn bộ nền kinh tế - xã hội nước ta thậm chí NSNN cũng có ngoại tệ gửi tại ngân hàng, như tiền thu về từ xuất khẩu, dầu thô phía nhà nước ta được chia,... Với cơ chế đó đã bó tay NHNN trong việc tập trung mọi nguồn thu ngoại tệ của nền kinh tế đất nước do nội lực tạo ra. Đây là nguồn cung ngoại tệ không nhỏ nhưng từ lâu nay bị phân tán hóa, trong điều kiện khả năng tạo cung ngoại tệ của nền kinh tế đất nước luôn trong tình trạng thiếu hụt khó khăn thì cơ chế đa sở hữu, phân tán ngoại tệ nói trên tạo thêm thiếu hụt lớn trong nguồn cung ngoại tệ.
Yêu cầu đặt ra về hoàn thiện chính sách quản lý ngoại hối là phải vừa khắc phục được những tồn tại, đồng thời phải phù hợp với tiến trình hội nhập quốc tế. Trước hết là phải có biện pháp về lãi suất, điều hành tỷ giá, tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ. để tạo ra những hấp dẫn cần thiết về lợi ích kinh tế cho người dân để họ gửi ngoại tệ hay bán ngoài tệ cho ngân hàng. Cần phải chấp nhận một thực tế là có thể giảm tình trạng đôla hóa trong xã hội nhưng sẽ tăng tình trạng đôla hóa tài sản có trong các ngân hàng thương mại. Tức là thu hút tối đa ngoại tệ trong xã hội vào ngân hàng và mở rộng cho vay, còn lợi hơn là để ngoại tệ lưu thông trôi nổi trong xã hội, ngân hàng không quản lý được.
3.2.1.3 Hoàn thiện cơ chế tỷ giá VND
Chính sách tỷ giá được xác định là một bộ phận của chính sách tiền tệ và có nhiệm vụ ổn định tiền tệ, kiềm chế lạm phát, góp phần tăng trưởng kinh tế ở mức độ cao, bền vững.
Lựa chọn chế độ tỷ giá thả nổi có sự điều tiết của Nhà nước là phù hợp với tiến trình đổi mới nền kinh tế ở nước ta.
Tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng vẫn tiếp tục xem là tỷ giá định hướng chính thức của NHNN VN, đó là tỷ giá cơ sở cộng với biên độ tăng thêm hay giảm bớt để các NHTM được phép kinh doanh ngoại hối xác định tỷ giá giao dịch
mua bán với khách hàng, niêm yết hàng ngày
Mức tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng cũng không nên cố định mà có sự linh hoạt điều chỉnh tăng thêm hay giảm bớt so với mức tỷ giá công bố trước đó. Mức tăng hay giảm được diễn ra một cách hợp lý theo tình hình thị trường ngoại hối, có sự xem xét cân nhắc lợi hại của cơ quan quản lý điều tiết đó là NHNN.
Không chủ trương phá giá đồng VN so với đôla Mỹ, cũng tức là so với các loại ngoại tệ giao dịch khác, không phá giá tức là không có sự điều chỉnh giảm giá đồng VN một cách đột biến. Đột biến giảm giá được hiểu là sự giảm giá ở mức độ lớn trong một lần điều chỉnh tỷ giá định hướng, vượt khỏi mức giới hạn tối đa biên độ tăng giảm tỷ giá do các NHTM được phép khi làm tỷ giá giao dịch hàng ngày
3.2.1.4 Tăng cường công tác quản lý ngoại hối
Chính sách cơ chế quản lý ngoại hối của nước ta trong thời kỳ hội nhập phải đảm bảo yêu cầu tuân thủ các cam kết quốc tế. Hướng dần đến tự do hóa thị trường tài chính - tiền tệ - ngoại hối. Nhưng điều đó không có nghĩa nước ta phải thực thi ngay chính sách, cơ chế quản lý như các nước phát triển, mà cần dựa vào thực tiễn, theo thông lệ tại các nước trong khu vực, cũng như phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của nước ta hiện nay.
- Với thực tế thị trường ngoại hối thiếu cân đối, tỷ giá bất ổn như ở Việt Nam hiện nay, giải pháp trước hết là ổn định cung cầu ngoại tệ, bình ổn tỷ giá, bình ổn thị trường ngoại hối, muốn vậy, cần quan tâm những vấn đề sau:
• Tập trung ngoại tệ vào ngân hàng: xác lập rõ ràng, cụ thể lâu dài các doanh nghiệp có thu ngoại tệ và cũng có những nhu cầu chi trả đối ngoại thường xuyên thì mới được phép sở hữu bằng vốn ngoại tệ, thông qua tài khoản ký gửi tại ngân hàng được phép, Ngoài những doanh nghiệp nói trên thì mọi tổ chức, đơn vị khác có nguồn thu ngoại tệ thường xuyên hay bất thường và việc chi trả nước ngoài không nằm trong chức năng kinh doanh chính thống, thường xuyên thì đều thực hiện việc mua bán ngoại tệ với ngân hàng. Như vậy đối với mọi tổ chức thuộc nhà nươc hay phi nhà nước, kể cả cơ quan tài chính
các cấp quản lý NSNN bằng ngoại tệ đều không có tài khoản ngoại tệ ký gửi tại các NHTM được phép như lâu nay nữa, mà các nguồn ngoại tệ ấy phải được chuyển đổi ra VND.
• Đổi mới cơ chế quản lý ngoại tệ đối với dân cư thuộc diện người cư trú, xử lý vấn đề quyền sở hữu ngoại tệ hợp pháp gửi tại ngân hàng chứ không có quyền cất trữ ngoại tệ tiền mặt tại gia đình (bao gồm việc cất giữ tiền mặt ngoại tệ trong người nếu không liên quan đến việc xuất cảnh
• Thực hiện quyết liệt việc kiểm tra, kiểm soát các hoạt động mua bán ngoại tệ tiền mặt tại thì trường chợ đen, việc XNK vàng lậu, mọi việc công bố yết giá bằng ngoại tệ trên thị trường nội địa Việt Nam phải hoàn toàn chấm dứt.
- Mở rộng thành phần tham gia thị trường ngoại hối: các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước
- Thành lập trung tâm môi giới ngoại hối
- Nâng cao trình độ hiểu biết cũng như kiến thức của người dân về thị trường ngoại hối.
Hiện nay, thị trường ngoại hối còn nhiều bỡ ngỡ trong nhận thức của một số người dân. Bởi vậy, muốn mở rộng hoạt động của thị trường trong thời gian tới cần trang bị những kiến thức cơ bản nhất cho dân chúng về thị trường ngoại hối, đặc biệt là các công ty kinh doanh xuất nhập khẩu lớn, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, sách báo, các lớp tập huấn...