Một là, NHNN cần hoàn thiện chính sách tỷ giá hối đoái.
Quá trình mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi chính sách TGHĐ phải liên tục được hoàn thiện và điều chỉnh thích ứng với môi trường trong nước và quốc tế thường xuyên thay đổi. Để góp phần khai thác tối đa những lợi ích và giảm thiểu những tổn thất từ hội nhập kinh tế quốc tê, chính sách TGHĐ ở Việt Nam trong thời gian tới cần hoàn thiện theo những định hướng cơ bản sau:
- Tiếp tục duy trì cơ chế tỷ giá thả nổi có sự quản lý của Nhà nước: vì chế độ tỷ giá thả nổi có ưu điểm là tỷ giá luôn gắn liền với quan hệ cung cầu và tỷ giá này thích ứng với điều kiện toàn cầu hoá của thị trường tài chính quốc tế. Bên cạnh đó, NN vẫn có thể quản lý được mức độ biến động của tỷ giá.
- Thường xuyên phân tích tình hình kinh tế thế giới, khu vực và trong nước để đề ra được chính sách TGHĐ phù hợp cho từng giai đoạn.
- Sử dụng có hiệu quả công cụ lãi suất để tác động đến tỷ giá, từng bước tiến hành tự do hoá lãi suất, làm cho lãi suất thực sự là một loại giá cả được quyết định bởi
chính sự cân bằng giữa cung và cẩu của chính đồng tiền đó trong trường chứ không phải bởi những can thiệp hành chính của Chính Phủ.
- Thực hiện chính sách đa ngoại tệ: Hiện nay trên thị trường ngoại tệ, mặc dù USD có vị thế mạnh hơn hẳn các ngoại tệ khác, song nếu trong quan hệ tỷ giá chỉ áp dụng một loại ngoại tệ trong nước sẽ làm cho tỷ giá rang buộc vào ngoại tệ đó, cụ thể là USD. Khi có biến động về giá cả USD trên thế giới, lập tức sẽ ảnh hưởng đến quan hệ tỷ giá của USD đến VND mà thông thường là những ảnh hưởng rất bất lợi. Chúng ta nên lựa chọn những ngoại tệ mạnh để thanh toán và dự trữ, bao gồm một số đồng tiền của những nước mà chúng ta có quan hệ thanh toán, thương mại và có quan hệ đối ngoại chặt chẽ nhất để làm cơ sở cho việc điều chỉnh tỷ giá của VND ví dụ như EUR, JPY, vì hiện nay EU và Nhật là những thị trường xuất khẩu lớn nhất Việt Nam.Chế độ tỷ giá gắn với một rổ ngoại tệ như vậy sẽ làm tăng tính ổn định của TGHĐ danh nghĩa.
Hai là, NHNN cần chỉnh sửa, bổ sung các văn bản quy định về quản lý ngoại hối
Hiện nay, những văn bản quản lý ngoại hối mà chúng ta đang áp dụng phần lớn đã trở nên thiếu tính chặt chẽ, không phản ánh tình hình thực tiễn. Nghị định ban hành nhưng thiếu thông tư hướng dẫn gây khó khăn cho các NHTM và doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh (VD Nghị định 160/2006/NĐ-Cp về giao dịch ngoại hối đã được ban hành từ tháng 12/2006 nhưng đến nay mới chỉ có 1 trong 13 thông tư hướng dẫn được ban hành) . Để cập nhật và tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho hoạt động kinh doanh ngoại hối của các NHTM, NHNN cần:
- Rà soát và tổng hợp các văn bản quy định về quản lý ngoại hối còn hiệu lực cần được điều chỉnh, thay thế
- Lấy ý kiến đóng góp của các NHTM, các chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng về các văn bản sắp ban hành
- Tham khảo cơ chế quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh ngoại hôí của các nước trên thế giới
- Nới rộng quyền tự quyết của các NHTM không chỉ trong hoạt động kinh doanh ngoại hối mà cả các hoạt động kinh doanh khác
- Đưa việc quản lý ngoại hối tập trung về một đầu mối để giảm thiểu những khâu trung gian gây phiền hà cho khách hàng
Ba là Tổ chức tập huấn hướng dẫn các văn bản mới ban hành
Đối với các văn bản mới ban hành, các NH cần được tập huấn để có cách hiểu thống nhất từ đó thống nhất trong cách xử lý các nghiệp vụ phát sinh tránh tình trạng hiểu nhầm và mỗi ngân hàng hành động theo ý riêng của mình.
3.3.3 Kiến nghị đối với các doanh nghiệp XNK
Doanh nghiệp xuất nhập khẩu là một bộ phận quan trọng tham gia vào thị trường ngoại hối, là một nhân tố tác động lớn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại hối của NHTM nói riêng và thị trường ngoại hối nói chung. Để phát triển các hoạt động kinh doanh ngoại hối, các doanh nghiệp cần hiểu và nắm rõ những kiến thức để tham gia thị trường, tìm hiểu những công cụ phòng ngừa sự biến động rủi ro về tỷ giá, lãi suất qua các nghiệp vụ mua bán ngoại tệ phái sinh như nghiệp vụ kỳ hạn, hoán đổi, quyền chọn và hợp đồng tương lai. Một mặt để bảo vệ lợi ích trực tiếp của bản thân doanh nghiệp mặt khác để phát triển một cách toàn diện thị trường ngoại hối.
Thứ hai, để có nguồn ngoại tệ đủ cho hoạt động của thị trường ngoại hối thì các doanh nghiệp xuất khẩu khi có nguồn ngọại tệ về nên bán cho ngân hàng, tránh tình trạng găm giữ ngoại tệ gây nên tình trạng khan hiếm ngoại tệ trên thị trường liên ngân hàng nói chung, ảnh hưởng đến hoạt động của thị trường ngoại hối.
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Để phát triển hoạt động kinh doanh ngoại hối của mình trong tiến trình hội nhập quốc tế, NHNT cần tập trung thực hiện một số giải pháp cơ bản sau: một là Mở rộng mạng lưới kinh doanh ngoại hối; hai là đa dạng hoá các ngoại tệ kinh doanh; ba là phát triển và mở rộng các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối; bốn là thực hiện các biện pháp nhằm hạn chế rủi ro trong nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối và cuối cùng là hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý điều hành quá trình hoạt động kinh doanh ngoại hối theo hướng hội nhập. Tuy nhiên để tạo môi trường kinh doanh và môi trường pháp lý thông thoáng, thuận tiện cho hoạt động kinh doanh ngoại hối thì Chính phủ, NHNN và các doanh nghiệp XNK cần quan tâm giải quyết một số vấn đề chính: tập trung nguồn vốn ngoại tệ vào NHNN, cải thiện cán cân thương mại, hoàn thiện chính sách quản lý vĩ mô, hoàn thiện thị trường ngoại hối và thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, thiết lập một cơ chế tỷ giá linh hoạt theo quy luật cung cầu của thị trường,... Có như vậy thì hoạt động kinh doanh ngoại hối của NHNT mới có thể mở rộng và phát triển mạnh mẽ, tạo điều kiện hơn nữa để NHNT tiếp tục nâng cao năng lực cạnh tranh và theo kịp với sự phát triển của các ngân hàng trong khu vực và trên toàn thế giới.
K T LU NẾ Ậ
Quán triệt mục tiêu nghiên cứu, trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học, đi từ lý thuyết và vận dụng vào thực tiễn, đề tài “ Phát triển hoạt động kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam”
đã tập trung giải quyết một số nội dung quan trọng sau:
Một là, Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng thương mại
Hai là, Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh ngoại hối của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, qua đó chỉ ra những tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại đó
Ba là, Trên cơ sở định hướng chiến lược kinh doanh của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, luận văn đã đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển hoạt động kinh doanh ngoại hối tại NHNT VN trong thời gian tới.
Các giải pháp mà Luận văn đã đề xuất là sự kết hợp chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn, có thể ứng dụng vào thực tế hoạt động, góp phần phát triển hoạt động kinh doanh ngoại hối tại NH TMCP NT VN. Tuy nhiên, phạm vi của đề tài tương đối rộng và khả năng của người viết cũng còn những hạn chế nhất định nên luận văn không tránh khỏi những khiếm khuyết. Tác giả rất mong nhận được sự đồng cảm và góp ý chân thành của các nhà khoa học, các thày cô giáo, đồng nghiệp và bạn đọc.
Tác giả xin được gửi lời cảm ơn trân trọng nhất tới các thày cô giáo trong thời gian học và viết đề tài này, đặc biệt là PGS-Tiến sỹ Nguyễn Văn Tiến đã dày công hướng dẫn và chỉ bảo tận tình để tác giả hoàn thành tốt bản luận văn tốt nghiệp này.