Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu 1134 phát triển hoạt động kinh doanh ngoại hối tại NHTM CP ngoại thương việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 67 - 71)

Các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối ngày càng mở rộng và phát triển, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng

Hoạt động kinh doanh ngoại hối đã góp phần xây dựng và phát triển quan hệ khách hàng bền vững đặc biệt là với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Nhờ có hoạt động kinh doanh ngoại hối mà NHNT đã đa dạng hóa được các nghiệp vụ của ngân hàng, giúp cho thuận lợi, nhanh chóng thỏa mãn và đáp ứng nhu cầu của khách hàng về ngoại tệ. Khách hàng chỉ cần quan hệ với một ngân hàng là đã có thể thỏa mãn mọi nhu cầu đa dạng của mình. Điều này thể hiện qua việc NHNT đã rất tích cực mở rộng mạng lưới các chi nhánh, phòng giao dịch, phát triển các công ty trên cả nước để có thể quan hệ chặt chẽ và lâu dài với hệ thống khách hàng đa dạng và phong phú, gồm cả khách hàng truyền thống cũng như mở rộng quan hệ với các khách hàng tiềm năng. Năm 2005, NHNT có 25 chi nhánh cấp I, 26 chi nhánh cấp II, 35 phòng giao dịch trên toàn quốc, 3 văn phòng đại diện nước ngoài, góp vốn cổ phần vào 6 doanh nghiệp và tham gia liên doanh với 4 ngân hàng nước ngoài. Đến năm 2009, mạng lưới chi nhánh của NHNT đã lên tới 72 đơn vị bao gồm 01 Hội sở chính; 01 Sở Giao dịch, 01 Trung tâm đào tạo, 69 Chi nhánh với 248 Phòng Giao dịch; 02 Công ty con trực thuộc trên toàn quốc; 01 Văn phòng đại diện và 01 Công ty con tại nước ngoài, 05 Công ty liên doanh với đội ngũ cán bộ trên 10.000 người

58

Ngân hàng Ngoại thương cũng đã chủ động đề xuất và triển khai tốt phương án điều hoà mua bán ngoại tệ trong hệ thống, trên cơ sở đó phối hợp cùng với NHNN đáp ứng tốt nhu cầu về ngoại tệ cho các doanh nghiệp đặc biệt trong việc nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu, góp phần thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu tăng trưởng, ổn định giá cả, tạo sự ổn định trong nền kinh tế. Ngoài ra việc áp dụng các biện pháp linh hoạt, sáng tạo (như áp dụng tỷ giá cạnh tranh theo sát diễn biến của thị trường, nâng giá mua bán ngoại tệ tiền mặt lên bằng với giá mua bán ngoại tệ chuyển khoản,...) đã giúp ngân hàng khai thác được nguồn ngoại tệ ổn định phục vụ nhu cầu thanh toán của khách, nâng cao uy tín của ngân hàng về sự đáp ứng “đủ, nhanh chóng, chính xác, kịp thời” ngay cả trong lúc thị trường khan hiếm, tỷ giá biến động.

Kinh doanh ngoại hối đã trở thành một hoạt động kinh doanh chủ lực của Ngân hàng Ngoại thương, mang lại một nguồn thu đáng kể cho ngân hàng.

Với chính sách phát triển thị trường hợp lý, nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối đã trở thành một trong những hoạt động kinh doanh chính của NHNT cùng với hoạt động nhận gửi, cho vay, thanh toán quốc tế và bảo lãnh. Nó có vai trò quan trọng cùng các hoạt động kinh doanh này khẳng định vị trí hàng đầu của NHNT trong kinh doanh đối ngoại. Lợi nhuận của hoạt động kinh doanh ngoại hối tăng trưởng qua các năm và cũng tăng dần tỷ trọng trong tổng lợi nhuận của NHNT (xem bảng 2.7)

Mặc dù mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận là quan trọng nhưng NHNT xác định mục tiêu hàng đầu của kinh doanh ngoại hối là đáp ứng nhu cầu của khách hàng, coi hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp cũng là hiệu quả của ngân hàng.

Bảng 2.9 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh ngoại hối của NHNT

Nghiệp vụ cho vay ngoại tệ: Đối với hoạt động tín dụng ngoại tệ, nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối góp phần thực hiện việc vay, trả của các doanh nghiệp vay vốn của NHNT được nhanh chóng, thuận lợi và đúng thời hạn. Trong thời kỳ khó khăn do tỷ giá thường xuyên biến đổi như năm 2007-2009, để đảm bảo an toàn vốn vay, nhằm thu nợ gốc và lãi vay ngoại tệ, NHNT có thể bán ứng trước ngoại tệ cho các doanh nghiệp để hoàn trả vốn vay cho ngân hàng. Đây là biện pháp tình thế cấp bách nhưng rất cần thiết. Qua đó, NHNT vừa giữ được các khách hàng truyền thống, vừa đảm bảo an toàn vốn trong hoạt động tín dụng. Tỷ lệ dư nợ bằng ngoại tệ của NHNT chiếm từ 40% - 50% trong tổng dư nợ của ngân hàng. Đây là tỷ lệ tương đối cao, phát huy thế mạnh về ngoại tệ của NHNT. Qua đây cũng thấy được sự phụ thuộc lẫn nhau giữa hoạt động kinh doanh ngoại hối và hoạt động tín dụng, tín dụng ngoại tệ phát triển thì kinh doanh ngoại tệ phát triển, kinh doanh ngoại tệ phát triển giúp hoạt động tín dụng ngày càng có hiệu quả hơn.

Hoạt động thanh toán quốc tế:

Nghiệp vụ thanh toán quốc tế ra đời đã thúc đẩy rất nhiều tới sự phát triển của hoạt động kinh doanh ngoại hối ở ngân hàng. Khi thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế, đối với khách hàng vay để nhập khẩu đều phải thanh toán qua ngân hàng, ngân hàng kiểm soát được mục đích sử dụng tiền vay, thời gian hàng về,... Từ đó đảm bảo cho việc thu nợ của ngân hàng. Còn đối với khách hàng xuất khẩu đã xuất trình bộ chứng từ tại ngân hàng để chiết khấu hoặc đòi tiền hộ, điều này giúp ngân hàng thu nợ thuận lợi hơn và đây cũng là nguồn cung ngoại tệ đáng kể của ngân hàng. Hiện nay, mặc dù các ngân hàng đều được phép hoạt động kinh doanh đa năng nhưng thực tế, NHNT với ưu thế về trình độ nghiệp vụ thanh toán quốc tế, về uy tín trong quan hệ quốc tế nên vẫn giữ vai trò là ngân hàng chủ lực của Việt Nam trong lĩnh vực phục vụ kinh tế đối ngoại.

Hoạt động kinh doanh ngoại hối giúp ngân hàng mở rộng mối quan hệ đại lý với các ngân hàng và với khách hàng đặc biệt là mở rộng các mối quan hệ đối ngoại.

Kinh doanh ngoại hối giúp NHNT mở rộng quan hệ với các ngân hàng nước ngoài, tham gia vào thị trường ngoại hối quốc tế, khai thác và học hỏi các sản phẩm ngân hàng hiện đại từng bước áp dụng theo các chuẩn mực quốc tế, đáp ứng nhu cầu

phát triển của xã hội, từng bước nâng vao uy tín của NHNT trên trường quốc tế. Với lợi thế là một ngân hàng hàng đầu trong lĩnh vực thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối và các dịch vụ tài chính quốc tế, NHNT đã phát huy và giữ vững bằng cách cung ứng kịp thời nguồn ngoại tệ cho khách hàng, thực hiện thuần thục các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ phái sinh như hoán đổi, kỳ hạn mang lại nhiều lợi ích cho không chỉ ngân hàng mả cả các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, phòng ngừa rủi ro trước sự biến động của tỷ giá. Nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối cũng đã góp phần quan trọng đưa hình ảnh NHNT ra rộng với thế giới, không chỉ mở rộng thị phần trong nước mà còn thu hút rất nhiều đối tượng khách hàng tiềm năng trong tương lai.

Hoạt động kinh doanh ngoại hối của NHNT đạt được những kết quả nêu trên đó là do những nguyên nhân chủ yếu sau:

Thứ nhất, xác định được tầm quan trọng và lợi thế là một ngân hàng đối ngoại hàng đầu, Ban lãnh đạo NHNT đã có những mục tiêu đúng đắn, xây dựng đường lối chiến lược và cơ cấu tổ chức hợp lý cho hoạt động kinh doanh ngoại hối. Trang bị những thiết bị công nghệ tối tân như hệ thống mạng vi tính, máy fax, hệ thống REUTER Dealing System,... cho phòng kinh doanh ngoại tệ. Hệ thống này giúp cán bộ kinh doanh cập nhật liên tục những diễn biến về tình hình kinh tế, chính trị, những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự biến động của tỷ giá trên thị trường hối đoái quốc tế. Nhờ đó, cán bộ kinh doanh phân tích được chính xác tình hình biến động của tỷ giá trên thị trường, đưa ra những quyết định đúng đắn khi đưa ra quyết định đầu tư.

Thứ hai, đội ngũ cán bộ phòng kinh doanh ngoại tệ được lựa chọn từ những phòng nghiệp vụ có năng lực làm việc, nhạy bén với sự biến động của thị trường, giỏi ngoại ngữ, ham học hỏi và được đào tạo một cách bài bản bằng những chương trình đào tạo ngắn hạn, dài hạn trong và ngoài nước.

Thứ ba, với hệ thống ngân hàng đại lý rộng khắp gồm 1200 ngân hàng đại lý và chi nhánh ngân hàng tại 85 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, NHNT luôn đặt quan hệ với các ngân hàng hàng đầu tại các quốc gia này, đi đầu trong lĩnh vực thanh toán tự động hoá và sử dụng mạng Swift, NHNT đã xây dựng được quy trình xử lý và luân chuyển chứng từ hoàn hảo dần phù hợp với chuẩn mực quốc tế, đáp ứng các yêu cầu của khách hàng trong phạm vi toàn cầu và đặc biệt là yêu cầu thanh

toán quốc tế của khách hàng trong nước, phục vụ hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu.

Một phần của tài liệu 1134 phát triển hoạt động kinh doanh ngoại hối tại NHTM CP ngoại thương việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w