NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT NAM - CHI NHÁNH HÀ NỘI
3.2.1. Xây dựng chiến lược kinh doanh hướng tới doanh nghiệp xuất nhậpkhẩu nhỏ và vừa khẩu nhỏ và vừa
Việc đầu tiên để chi nhánh có thể phát triển tín dụng ngân hàng đối với DNXNKNVV, chính là toàn tâm toàn ý đầu tư, xây dựng chiến lược kinh doanh để tạo điều kiện, kích thích các DNXNKNVV vay vốn.
3.2.1.1. Chính sách lãi suất linh hoạt
Thực hiện chính sách khách hàng đặc biệt đối với DNXNKNVV là một trong những giải pháp nhằm mở rộng hơn nữa công tác cho vay đối tượng này. Từng bước đổi mới chính sách khách hàng bằng cách tạo điều kiện thuận lợi để phục vụ khách hàng nhanh hơn, chất lượng hơn, giúp khách hàng cạnh tranh lành mạnh. Qua đó, thu hút nhiều khách hàng có uy tín đến giao dịch và mở rộng thị phần cho vay của MSB Hà Nội.
Trước hết, MSB Hà Nội cần phải thường xuyên phân loại khách hàng doanh nghiệp theo từng tiêu chí nhất định và cụ thể để có các chính sách riêng. Ví dụ như những doanh nghiệp có dư nợ lớn, có uy tín, có quan hệ tín dụng thường xuyên, trả nợ gốc và lãi đúng hạn thì phải được ưu đãi như là giảm lãi suất tiền vay, tăng lãi suất tiền gửi, giảm phí dịch vụ,... Đối với khách hàng mới vay lần đầu, nếu tình hình tài chính ổn định, món vay lớn và phương án khả thi hiệu quả thì MSB Hà Nội có thể đưa ra mức lãi suất hợp lý hoặc là giảm thiểu thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng vay vốn. Từ đó khiến khách hàng có ấn tượng tốt về ngân hàng và tăng khả năng mở rộng cho vay sau này.
Thông thường, MSB Hà Nội áp dụng mức lãi suất khá cứng nhắc. Một số đối tượng khách hàng khác nhau, nhu cầu vay khác nhau, hạn mức tín dụng chênh lệch nhưng vẫn áp dụng chung một mức lãi suất. Các DNXNKNVV có mức dư nợ thấp hơn lại thường chịu mức lãi suất cao hơn. Việc thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt giúp các DNXNKNVV tiếp cận vốn dễ dàng hơn. Bởi vì ngoài yếu tố thủ tục
giải ngân, điều mà các DNXNKNVV quan tâm nhất chính là lãi suất bởi nó ảnh huởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Do vậy, mức lãi suất phải hợp lý, hình thành trên cơ sở thỏa thuận với khách hàng, hài hòa lợi ích cả hai bên.
3.2.1.2. Nới lỏng cơ chế về tài sản đảm bảo
Một trong những nhân tố ảnh huởng đến sự phát triển của hoạt động cho vay là sự lựa chọn đối nghịch trong truờng hợp khách hàng vay vốn không trả nợ cho ngân hàng. Chính vì lẽ đó mà ngân hàng luôn yêu cầu khách hàng dùng tài sản của họ hoặc của một bên thứ ba làm bảo đảm cho khoản vay, từ đó giảm thiểu những tác động xấu của sự lựa chọn đối nghịch nhờ giảm đuợc tổn thất đối với ngân hàng khi khách hàng không thực hiện đuợc đúng cam kết. Ngoài ra, việc sử dụng tài sản của khách hàng làm bảo đảm là nguồn thu nợ thứ hai khiến cho khách hàng vay vốn có ý thức hơn trong việc thực hiện nghiêm chỉnh những điều khoản quy định trong hợp đồng tín dụng với ngân hàng. Mặc dù tài sản đảm bảo có ý nghĩa lớn trong hạn chế rủi ro tín dụng, nhung nếu quá áp đặt tiêu chí tài sản đảm bảo sẽ dẫn tới hiệu quả tiêu cực đối với công tác mở rộng tín dụng cũng nhu bảo đảm chất luợng tín dụng của ngân hàng.
Trong thời gian tới, để mở rộng hoạt động cho vay của DNXNKNVV, MSB Hà Nội cần mạnh dạn hơn nữa, áp dụng các hình thức bảo đảm khác linh hoạt hơn nhung vẫn phù hợp với quy định chung về tài sản tại Maritime Bank: ví dụ nhu khoản phải thu, hàng tồn kho, các loại máy móc thiết bị để làm tài sản đảm bảo cho khoản vay, giúp các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận đuợc nguồn vốn ngân hàng. Tuy nhiên những hình thức bảo đảm này cũng phải ràng buộc nhiều điều kiện nếu không Ngân hàng sẽ không thể phát mại đuợc để thu hồi nợ khi công ty không có khả năng trả nợ. Bên cạnh đó, đối với các khách hàng có tình hình tài chính lành mạnh, lịch sử quan hệ với ngân hàng tốt, phuơng án, dự án sản xuất kinh doanh hiệu quả thì chi nhánh có thể xem xét nới nhẹ tiêu chuẩn về tài sản đảm bảo. Ngoài yêu cầu thế chấp tài sản, ngân hàng có thể xem xét đến các yếu tố khác đang là lợi thế của doanh nghiệp, kể cả tài sản hình thành trong tuơng lai để thay thế hoặc đua ra yêu cầu phát triển sản phẩm ràng buộc nhằm
tạo điều kiện cho doanh nghiệp đang thiếu tài sản thế chấp vẫn có thể vay đuợc vốn nếu có dự án khả thi.
Để tài sản bảo đảm phát huy đuợc đúng ý nghĩa thì cán bộ thẩm định tài sản bảo đảm phải đuợc đào tạo chuyên ngành. Trong những truờng hợp không đủ khả năng định giá tài sản bảo đảm thì cần ký kết hợp đồng với các công ty thẩm định giá uy tín hơn và để các công ty này gánh chịu toàn bộ trách nhiệm khi kết quả thẩm định giá thiếu chính xác.