Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát khoản vay

Một phần của tài liệu 1171 phát triển tín dụng NH đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu nhỏ và vừa tại NHTM CP hàng hải việt nam chi nhánh hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 113 - 118)

Nếu chỉ thực hiện mở rộng tín dụng với DNXNKNVV mà nới lỏng công tác kiểm tra giám sát các khoản tín dụng đó thì khả năng chất lượng tín dụng giảm sút, xảy ra nợ xấu nợ quá hạn là điều khó trành khỏi. Vì thế việc duy trì và tăng cường công tác giám sát tín dụng là việc làm cần thiết, nó cũng là một công cụ để chi nhánh có thể ngăn chặn rủi ro trong kinh doanh .

Giám sát và quản lí tín dụng được tiến hành từ khi giải ngân đến khi khoản vay được hoàn trả, nhằm đôn đốc khách hàng thực hiện đúng và đầy đủ những cam kết đã kí trong hợp đồng tín dụng. Nội dung kiểm tra, giám sát bao gồm: kiểm tra

trước, trong và sau khi cho vay đảm bảo khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả, trả nợ NH đúng hạn đồng thời tiến hành các biện pháp thích hợp nếu người vay không thực hiện đúng những cam kết đã kí.

Mặc dù hiện tại tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh Hà Nội là bằng không song không thể dự báo trước là tỷ lệ này sẽ không tăng lên trong tương lai khi mà tỷ lệ nợ nhóm 2 tại chi nhánh đã có dấu hiệu tăng cao. Do đó, để mở rộng cho vay khách hàng DNXNKNVV, đảm bảo chất lượng tín dụng chi nhánh cần giải quyết tốt công tác quản lý nợ, thu hồi và xử lý nợ xấu.

3.2.7.1. Kiểm soát các khoản cho vay

- Cần thiết phải thành lập gấp Ban Chỉ đạo xử lý nợ chuyên trách do Giám đốc làm Trưởng ban trên cơ sở kiện toàn Tổ xử lý nợ bán chuyên trách trước đây. - Kiểm tra chất lượng cho vay: cập nhật thông tin về phát sinh nợ quá hạn

hàng ngày, rà soát toàn bộ hồ sơ tín dụng, kiểm tra thực tế khách hàng hàng tháng, đề xuất các giải pháp xử lý nợ quá hạn kịp thời.

- Kiểm soát chặt nợ quá hạn ngay từ nhóm 2 thông qua phân nhóm khách hàng để áp dụng linh hoạt các giải pháp xử lý nợ quá hạn.

+) Nhóm khách hàng có nợ quá hạn < 30 ngày: tạm thời để nợ quá hạn, tạo áp lực trả nợ cho khách hàng.

+) Nhóm khách hàng có nợ quá hạn ≥ 30 ngày: chia làm 4 nhóm:

• Nhóm 1: Duy trì tín dụng: khách hàng chậm trả gốc và lãi do không được cấp lại hạn mức, tình hình kinh doanh bình thường, luân chuyển tiền, bán hàng tốt, TSĐB tốt.

• Nhóm 2: Duy trì tín dụng và chuyển đổi TSĐB: khách hàng chậm trả gốc và lãi do không được cấp lại hạn mức, tình hình kinh doanh bình thường, TSĐB không tốt.

• Nhóm 3: Giảm dần dư nợ: khách hàng chậm trả gốc lãi do tình hình kinh doanh không tốt, TSĐB không tốt hoặc TSĐB tốt nhưng mới có nợ quá hạn đến 60 ngày. Chuyên viên tín dụng báo cáo hàng tuần cho Ban chỉ đạo xử lý nợ các khách hàng này, kiểm tra trực tiếp 1 tháng/1 lần các khách hàng này.

hình kinh doanh không tốt, TSĐB tốt và nợ quá hạn >60 ngày, quản lý TSĐB chặt chẽ, áp lực cho khách hàng trả nợ. Rà soát lại toàn bộ hồ sơ pháp lý, hồ sơ TSĐB, kiên quyết thu hồi nợ.

- Thực hiện quy định đánh giá cán bộ tín dụng: Các cán bộ tín dụng có tỷ lệ nợ xấu chiếm duới 1% tổng du nợ quản lý sẽ bị nhắc nhở, khuyến cáo. Các CBCNV có tỷ lệ nợ xấu trên 1% tổng du nợ sẽ không đuợc cho vay mới, tập trung thu hồi nợ, tạm thời cho huởng luợng cơ bản cho đến khi duy trì tỷ lệ nợ xấu xuống duới 1%.

- Xử lý các khoản vay bất động sản, các khoản cho vay ngành nghề vận tải thủy, vay ngắn hạn để đầu tu dài hạn: CBCNV làm việc trực tiếp với từng khách hàng để có huớng xử lý nợ kịp thời.

- Phân tích, đánh giá từng truờng hợp có nợ quá hạn, đề xuất xử lý nghiêm các truờng hợp vi phạm.

3.2.7.2. Đánh giá tài sản đảm bảo

Đánh giá lại và phân tích chất luợng TSĐB: Triển khai định giá lại toàn bộ TSĐB của chi nhánh, báo cáo đánh giá cụ thể về phân tích chất luợng, giá trị, biến động giá trị của TSĐB, kèm đề xuất kiến nghị đối với từng truờng hợp; nhất là đối với các bất động sản tại các khu vực nhạy cảm hay đang có biến động lớn về giá.

Xây dựng quy định về định giá TSĐB phù hợp: cập nhật thông tin và hoàn thiện các phuơng pháp, kỹ năng định giá các loại TSĐB để có các quy định về phuơng pháp định giá, tỷ lệ định giá và tỷ lệ cho vay trên TSĐB thích hợp với từng khách hàng và loại TSĐB.

Hạn chế nhận tài sản thế chấp là phuơng tiện vận tải thủy vì tài sản này khó quản lý, theo dõi tránh để truờng hợp khách hàng lợi dụng bán tài sản thế chấp nhung Ngân hàng vẫn giữ giấy chứng nhận đăng ký. Đối với những truờng hợp đã nhận thế chấp loại tài sản này cần theo dõi chặt chẽ và giảm dần du nợ tuơng ứng với giảm giá trị của tài sản đảm bảo.

3.2.7.3. Xử lý nợ xấu

nợ xấu (cả nội bảng và ngoại bảng) bằng mọi giá.

a) Các nguyên tắc chỉ đạo

Chấm dứt tâm lý hoang mang cho CBCNV; không trì hoãn việc xử lý; phân bổ trách nhiệm đến từng cá nhân; văn bản hoá mọi buớc và biện pháp thực hiện; có cơ chế giám sát và báo cáo kịp thời.

b) Các yêu cầu đối với thành viên Ban chỉ đạo xử lý nợ:

Các thành viên trong Ban chỉ đạo xử lý nợ cần có kinh nghiệm tín dụng lâu năm, kỹ năng đàm phán tốt và có kinh nghiệm xử lý nợ khó đòi. Các thành viên xử lý nợ phải tách khỏi chức năng cho vay.

c) Phương thức xử lý

Đây là công việc cực kỳ khó trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, rất tốn kém chi phí, thời gian và nguồn lực. Do vậy, để đạt hiệu quả, công tác xử lý nợ nên đi theo các giai đoạn sau:

- Giai đoạn 1: Thẩm định lại trong nội bộ

• Duyệt lại hồ sơ và tóm tắt nội dung khoản vay có vấnđề.

• Kiểm tra tất cả giấy tờ và chứng từ liên quanđến khách hàng.

• Đánh giá lại việc quản lý của ngân hàng.

• Đánh giá lại tài sản thế chấp.

• Đánh giá lại các rủi ro và vấn đề khác.

• Kết luận sơ bộ vị thế của khách hàng và vị thế của ngân hàng. - Giai đoạn 2: Gặp gỡ khách hàng

• Gặp khách hàng: đánh giá thái độ, ý thức trách nhiệm trong việc trả nợ, các bên cung cấp nguyên vật liệu và bên mua.

• Yêu cầu khách hàng giải trình đầy đủ: viễn cảnh về tình hình của khách hàng, dự án kinh doanh, kế hoạch dự phòng các tình huống bất ngờ.

• Lấy đuợc thông tin đầy đủ về tài chính và các thông tin liên quan.

• Kiểm tra tài sản của đối tuợng đi vay, kiểm chứng mức độ hoạt động, tình trạng các thiết bị, hàng tồn kho.

• Thái độ khách hàng.

• Các nguồn thông tin khác.

• Tình hình tài chính.

• Tài sản thế chấp.

• Kết luận sơ bộ: Nguyên nhân, ảnh hưởng và cơ hội. - Giai đoạn 4: Quyết định kế hoạch hành động

• Làm thế nào có lợi nhất cho ngân hàng.

• Hãy coi như đây là một khách hàng hoàn toàn mới, tức là đừng cho phép các sự kiện trong quá khứ ảnh hưởng đến nhận định về vấn đề hiện tại.

• Hãy thẩm định lại khách hàng một cách toàn diện về các tiêu chuẩn tài chính và phi tài chính.

• Chọn lựa hành động cứu chữa:

• Tái tài trợ: thường khi phát hiện sớm, tìm ngân hàng cho vay với lãi suất thấp hơn.

• Các biện pháp thoả hiệp: miễn giảm lãi, giãn nợ, cơ cấu khoản vay.

• Thanh lý tự nguyện: một phần hoặc toàn thể tài sản.

• Thanh lý tài sản thế chấp hoặc truy đòi bảo lãnh.

• Dàn xếp với các chủ nợ: trường hợp nhiều ngân hàng cùng phối hợp cho vay.

• Kiện ra tòa.

- Giai đoạn 2: Thực hiện kế hoạch hành động

• Văn bản hoá kế hoạch và mọi biện pháp, hành động đã làm.

• Có các thoả thuận và các điều khoản chặt chẽ nhưng thực tế, giúp ngân hàng kiểm soát được vấn đề.

• Giảm thiểu rủi ro.

• Chuẩn bị kế hoạch dự phòng bất trắc.

• Giám sát hoạt động.

• Báo cáo ngày tháng “mốc”, cập nhật hoá đều đặn từng thời kỳ.

- Công khai các tài sản cần xử lý của khách hàng trên các phương tiện truyền thông để người mua chủ động nắm bắt.

- Tìm các đối tác có năng lực tài chính và kinh nghiệm quản lý để thỏa thuận mua lại tài sản với mức tối thiểu 30%, phần còn lại MSB Hà Nội cho vay với thời gian và các điều kiện ưu đãi hợp lý.

- Liên hệ với các công ty mua bán nợ để bán tài sản, thu hồi nợ.

Một phần của tài liệu 1171 phát triển tín dụng NH đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu nhỏ và vừa tại NHTM CP hàng hải việt nam chi nhánh hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 113 - 118)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(132 trang)
w