Kiến nghị với chính phủ

Một phần của tài liệu 1171 phát triển tín dụng NH đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu nhỏ và vừa tại NHTM CP hàng hải việt nam chi nhánh hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 119 - 121)

3.3.1.1. Xây dựng quy trình và chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp xuất khẩu nhỏ và vừa hoạt động hiệu quả nhất.

Thứ nhất: Quốc hội cần tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho tổ chức hoạt động kinh doanh của các DNNVV và nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý Nhà nước đối với DNNVV.

- Xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, gỡ bỏ hết những điều kiện ưu đãi cho các DNNN nhằm tạo ra môi trường bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, tạo sân chơi thực sự thông thoáng cho các DNNVV. Đặc biệt, hệ thống pháp luật phải xây dựng trên cơ sở phù hợp với thực tiễn, ổn định và được thực thi nghiêm chỉnh để tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh, để các DN yên tâm đầu tư.

- Cần có chính sách quản lý chặt chẽ hơn đối với việc thành lập và hoạt động của các DNNVV. Bởi việc cấp giấy phép đăng ký kinh doanh và kiểm soát hoạt động của các DN khá lỏng lẻo làm cho NH thường không muốn cho DNNVV vay vốn do mức độ rủi ro mà nó mang lại cho ngân hàng.

- Cần tiếp tục đổi mới thể chế đối với DNNVV và chỉnh sửa pháp lệnh về đăng ký giao dịch bảo đảm tạo điều kiện để các DNNVV hoàn chỉnh các thủ tục thế chấp khi vay vốn NH.

Thứ hai: Chính phủ cần hoàn thiện các chính sách hỗ trợ đối với các DNNVV.

Chính phủ tiếp tục xem xét và hoàn thiện các chính sách hỗ trợ cho các DNNVV tạo môi trường hoạt động thuận lợi cho các DNNVV về phía chính sách như: chính sách thuế, chính sách đất đai, chính sách công nghệ, chính sách đầu tư...Nhà nước cần hỗ trợ kinh phí và tổ chức những chương trình hành động cụ thể để đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho các DNNVV đặc biệt là đội ngũ quản lý DN. Bởi vì một điểm yếu nổi bật của DNNVV đó là sự thiếu hụt về kiến thức và kỹ năng quản trị DN, khả năng nắm bắt thông tin và mở rộng thị trường. Chính điểm yếu này làm giảm uy tín và năng lực cạnh tranh của DNNVV trên thương trường.

3.3.1.2. Khuyến khích các tổ chức tài chính, tổ chức tín dụng hỗ trợ, hợp tác phát triển với doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Ngày 8/3/2018, chính phủ đã ban hành Nghị định 34/2018/NĐ-CP về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nghị định này quy định việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là Quỹ bảo lãnh tín dụng hoặc Quỹ) để cấp bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn tại các tổ chức cho vay theo quy định tại Nghị định này.

Quỹ bảo lãnh tín dụng là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, bảo toàn và phát triển vốn; thực hiện chức năng cấp bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan. Quỹ bảo lãnh tín dụng hoạt động theo mô hình Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

Hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng chủ yếu liên quan trực tiếp đến 3 đối tác: DNNVV, Quỹ Bảo lãnh tín dụng và NHTM. Cả 3 chủ thể đều làm đúng chức năng và thiện chí thì quá trình hỗ trợ vốn cho DNNVV sẽ được triển khai một cách tích cực. Thế nhưng việc thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng hiện nay vẫn được đặt trên vai các địa phương là chủ yếu, tình trạng thiếu vốn để đưa các Quỹ này vào hoạt động chính thức vẫn là bài toán nan giải. Chính vì vậy, Nhà nước cần tiếp tục có cơ chế hỗ trợ tài chính cụ thể hơn để các Quỹ này nhanh chóng đi vào hoạt động

và thực hiện đúng chức năng của mình đối với các DNNVV. Từ đó, các NH sẽ thực hiện được mục tiêu mở rộng tín dụng đối với DNNVV một cách nhanh chóng và hiệu quả.

3.3.1.3. Thiết lập hành lang pháp lý để thúc đẩy xuất nhập khẩu cũng như các DNXNKNVVphdt triển

- Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và những yếu tố khác để tạo thuận lợi cho việc cấp chứng nhận xuất xứ, thủ tục hải quan và những quy trình có liên quan để thúc đẩy xuất khẩu trước tiên là sang Trung Quốc và các nước ASEAN của DN, sau đó là các nước trong các tổ chức mậu dịch tự do quốc tế có Việt Nam là thành viên.

- Đẩy mạnh phổ biến thông tin, hướng dẫn về kỹ thuật cho DN xuất khẩu về các FTA nhằm giúp các DN có thể hưởng lợi tối đa từ các FTA như: Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA) và Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Hồng Kông (Trung Quốc) (AHKFTA). Đồng thời, triển khai cụ thể các giải pháp hỗ trợ DN xuất khẩu về thông tin thị trường, về vốn, tỷ giá...

- Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu chính ngạch, tiến tới giảm thương mại tiểu ngạch. Cần hoạch định và đẩy mạnh xuất nhập khẩu theo con đường chính ngạch tạo điều kiện thuận lợi cho DN yên tâm đầu tư kinh doanh. Hoàn thiện cơ chế quản lý xuất nhập khẩu nói chung và tiểu ngạch nói riêng, kiểm soát ngăn chặn tình trạng buôn lậu qua các tỉnh biên giới, đồng thời đẩy mạnh xuất khẩu hướng chính ngạch để xuất khẩu bền vững...

Một phần của tài liệu 1171 phát triển tín dụng NH đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu nhỏ và vừa tại NHTM CP hàng hải việt nam chi nhánh hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 119 - 121)