Khái quát hoạt động kinh doanh của VPBank

Một phần của tài liệu 1173 phát triển tín dụng tín chấp cá nhân tại NHTM CP việt nam thịnh vượng luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 37 - 49)

Trong bối cảnh kinh tế thế giới không thuận lợi, tăng trưởng chậm hơn so với dự báo, tăng trưởng thương mại đạt thấp, giá dầu thô bất thường,... nền kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng chậm lại trong các năm gần đây. Tuy nhiên, hệ thống tài chính ngân hàng Việt Nam cũng vẫn đạt được một số thành công nhất định, góp phần quan trọng trong kiếm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, các chỉ tiêu tiền tện vẫn đạt được theo đúng hướng mà Ngân hàng Nhà nước đặt ra. Thanh khoản của hệ thống được đảm bảo và có dư thừa, thị trường liên ngân hàng hoạt động thông suốt. Và lộ trình tái cơ cấu các tổ chức tín dụng vẫn đang được tiếp tục triển khai theo kế hoạch, giảm số lượng các tổ chức tín dụng dưới chuẩn, cải thiện từng bước chất lượng, sức cạnh tranh của toàn hệ thống và của từng ngân hàng, tổ chức tín dụng.

Trong bối cảnh đó, VPBank vẫn đạt được những thành công trong kinh doanh, đóng góp không nhỏ vào sự phát triển chung của toàn ngành. Từ năm 2014 đến 2016 là 3 năm cuối trong kế hoạch 5 năm triển khai lộ trình chiến lược của ngân hàng. VPBank đã bứt phát với những thành tựu đáng tự hào và để lại dấu ấn về sự tăng trưởng ở cả số lượng và chất lượng. Những thành quả này sẽ là bước đệm vững chắc để VPBank đạt được những mục tiêu thách thức cũng như kết quả tích cực trong các năm tiếp theo.

2.1.2.1. Huy động vốn

Huy động vốn là một trong những hoạt động kinh doanh chính của ngân hàng thương mại. Bản chất của ngân hàng là đi vay để cho vay hay nguồn vốn ngân hàng huy động được lại là nguồn để các doanh nghiệp khác đi vay nên công tác huy động vốn càng có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt

động kinh doanh của ngân hàng. Do vậy, công tác huy động vốn là một mảng hoạt động lớn của các NHTM và nó quyết định rất lớn đến thành công hay thất bại trong kinh doanh của ngân hàng.

VPBank với sự nhận thức được tầm quan trọng của công tác huy động vốn đã chủ động đưa ra những định hướng phù hợp trong từng giai đoạn biến động của thị trường để luôn duy trì mức tăng trưởng nguồn vốn huy động ở mức khá qua các năm. Với chính sách khách hàng nhạy bén, luôn quan tâm đến lợi ích của khách hàng, đa dạng hóa các sản phẩm huy động với mức lãi suất cạnh tranh, đi kèm các chương trình khuyên mại nên ngân hàng ngày càng thu hút được số lượng khách hàng lớn, giữ vững vị trí là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần đứng đầu cả nước.

Hàng năm, VPBank xây dựng và triển khai kế hoạch nguồn vốn cụ thể ngay từ đầu năm. Kế hoạch nguồn vốn được xây dựng chi tiết tới các nguồn huy động như từ tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng, cá nhân,... giúp đảm bảo sự thanh khoản cũng như góp phần định hướng kinh doanh toàn ngân hàng. Nhờ vậy, nguồn vốn huy động của ngân hàng đã tăng trưởng phù hợp với tiến độ tăng trưởng của tài sản, cơ cấu nguồn vốn được cải thiện, đa dạng hóa nguồn huy động cũng như tăng trưởng tốt nguồn vốn huy động trung dài hạn.

Thời gian gần đây, Ngân hàng cũng đã mạnh dạn đã áp dụng rất nhiều biện pháp mới để tăng trưởng nguồn vốn như tăng cường công tác tiếp thị, đổi mới thị trường, đổi mới các phòng giao dịch đồng thời với việc nâng cao chất lượng phục vụ nhanh, gọn, nhẹ để đáp ứng tốt nhất yêu cầu của khách hàng. Đặc biệt, là ngân hàng đã áp dụng triệt để tiện ích của khoa học kỹ thuật trong quá trình cung ứng dịch vụ khiến cho việc thanh toán, các thủ tục gửi, rút tiền, chuyển đổi ngoại tệ, đưa vào sử dụng các thiết bị mới nhu máy CDM sử dụng trong giao dịch tiền mặt...luôn đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng từ đó tạo được lòng tin và sự tín nhiệm nơi khách hàng.

Kết quả là tổng nguồn vốn của VPBank tăng trưởng một cách vững chắc và đạt kết quả cao: năm 2015 đạt 169.894.941 triệu VNĐ tăng 15,58% so với năm 2014, năm 2016 tổng nguồn vốn huy động đạt 201.273.997 triệu VNĐ, tăng 18,47% so với năm 2015. Đây là kết quả cho thấy định hướng đúng đắn cũng như những giải pháp kịp thời và nỗ lực rất lớn của ngân hàng trong điều kiện nền kinh tế khó khăn như thời gian qua.

Bảng 2.1: Hoạt động huy động vốn VPBank giai đoạn 2014-2016

(%) (%) Tổng vốn huy động 146.991.45 8 169.854.941 15,58 201.273.997 18,47 Tiền gửi các TCTD 14.694.97 7 9.603.163 (34,65 ) 13.437.105 (49,41) Tiền vay các TCTD 11.533.27 2 8.161.267 (29,24 ) 15.398.793 (7,37)

Tiền gửi của khách hàng 108.353.66 5 130.270.670 20,23 123.787.572 4,71 Phát hành giấy tờ có giá 12.409.54 4 21.859.841 76,15 48.650.527 35,31

quá trình. Riêng năm 2016, nguồn vốn huy động từ tiền gửi của khách hàng có giảm nhẹ 4,98% so với cùng ký năm 2015.

Năm Tiêu chí ∖

2014 2015 2016

Dư nợ Dư nợ Tăng

trưởng (%) Dư nợ Tăng trưởng (%) Tổng dư nợ 78.378.832 116.804.247 49,03 144.673.113 23,86 Cho vay cá nhân, tổ chức kinh tế trong nước 78.128.770 116.166.919 48,69 144.082.942 24,09

Kế đến là nguồn vốn từ việc phát hành các giấy tờ có giá, khoản mục này cũng chiếm một tỷ trọng không nhỏ và đang có xu hướng tăng nhanh dần qua các năm, tính đến hết năm 2016, nguồn vốn này đã chiếm 24,17% tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng.

Các nguồn vốn tới từ các TCTD cũng góp phần không nhỏ giúp ngân hàng tăng cường khả năng tài chính, khả năng thanh khoản của mình.

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu nguồn vốn huy động VPBank giai đoạn 2014-2016

(Đvt: triệu VNĐ)

(Ngu n: Báo cáo tài chính VPBank năm 2014-2016)ồ

2.1.2.2. Hoạt động tín dụng

Là hoạt động đóng góp lớn nhất cho lợi nhuận của ngân hàng, VPBank luôn chú trọng phát triển, đa dạng hóa của các sản phẩm nhằm đáp ứng được nhu cầu của các đối tượng khác nhau.Trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2016, rất nhiều sản phẩm tín dụng mới được triển khai để tăng cường hơn nữa hoặt động tín dụng của ngân hàng.

Bảng 2.2: Dư nợ cho vay khách hàng VPBank giai đoạn 2014-2016

nhượng và các giấy tờ có giá Các khoản trả thay khách hàng 4.679 3.522 (24,73) 1.382 )(60,76 Cho vay bằng vốn tài trợ ủy thác đầu tư 216.506 564.143 160,57 537.664 (4,69)

Cho vay đối với các tổ chức, cá nhân

STT Tiêu chí 2014 2015 2016

1

Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự

12.404.218 18.758.801 25.631.116

2

Chi phi lãi và các chi phí tương tự

(7.113.131) (8.405.364) (10.463.257)

các tổ chức và kinh tế cá nhân trong nước là 78.128.770 triệu VNĐ, tới năm 2015 dư nợ tăng 48,69% lên 116.166.919, tăng lên 144.082.942 triệu VNĐ - tăng hơn 24% so với năm 2015 ở cuối năm 2016.

Biểu đồ dưới đây cho cái nhìn trực quan hơn về tỷ trọng khoản mục cho vay của VPBank:

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu khoản mục cho vay VPBank giai đoạn 2014-2016

(Nguồn: Báo cáo tài chính VPBank năm 2014-2016)

Con số này cũng đã thể hiện được phần nào định hướng phát triển của VPBank trong những năm gần đây - trở thành một trong những ngân hàng hàng đầu ở lĩnh vực bán lẻ ở Việt Nam.

2.1.2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh

VPBank đã đạt được kết quả kinh doanh ấn tượng trong quá trình từ 2014 đến 2016, Với nhiều chỉ số đạt được ở mức rất tốt từ trước đến nay, phản ánh chất lượng dịch vụ cũng như tốc độ phát triển của ngân hàng, ta có thể thấy qua bảng sau:

Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh VPBank giai đoạn 2014-2016

vụ

4 Chi phí hoạt động dịch vụ (352.700) (712.646) (1.261.908)

II Lãi thuần từ hoạt độngdịch vụ 607.152 884.667 852.926

III Lỗ thuần từ hoạt độngkinh doanh ngoại hối (89.905) (290.472) (318.960)

5 Thu nhập từ hoạt động khác 246.408 957.363 1.450.885

6 Chi phí cho hoạt động khác (253.363) (82.291) (232.315)

VI Lãi thuần từ hoạt độngkhác (6.955) 875.072 1.218.570

VII Thu nhập từ góp vốn muacổ phần 8.716 171.054 872

TỔNG THU NHẬP

HOẠT ĐỘNG 8.271.061 12.066.311 16.863.757

7 Chi phí cho nhân viên (1.925.033) (3.183.691) (3.430.934)

8 Chi phí khấu hao (107.832) (144.532) (177.433)

9 Chi phí hoạt động khác (1.650.119) (2.364.246) (3.012.985)

TỔNG CHI PHÍ HOẠT

ĐỘNG (3.682.984) (5.692.469) (6.621.352)

VIII

Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phòng rủi ro tín dung

2.588.077 6.373.842 10.242.405

10 Chi phí thuế thu nhập doanhnghiệp hiện hành (355.102) (700.598) (994.266)

11 Chi phí thuế thu nhập doanhnghiệp hoãn lại 92 264 -

XI Tổng chi phí thuế thunhập doanh nghiệp (355.010) (700.334) (994.266)

khu vực thị trường chọn lọc, giảm dần hoạt động ở các lĩnh vực hoạt độ ng kém hiệu quả.

Sau các năm tập trung xây dựng và củng cố các hệ thống nền tảng để chuẩn bị cho sự phát triển quy mô lớn, năm 2016 là năm mà V PBank chuyển sang giai đoạn mới của chương trình chuyển đổi toàn diện với việc tập trung nâng cao chất lượng tăng trưởng cũng như tăng trưởng quy mô một cách chọn lọc. Theo đó, quy mô hoạt động phát triển theo hướng ổn định và bền vững hơn, hướng tới mục tiêu hiệu quả trong sử dụng vốn đi đôi với an toàn hệ thống.

Kết thúc năm 2016, lợi nhuận sau thuế của VPBank đạt mức 3.935.045 triệu VNĐ, tăng 64,24% so với năm 2015 và tăng 213,9% so với năm 2014. Lợi nhuận của ngân hàng đến chủ yếu từ thu nhập lãi thuần, chiếm ở mức

89% tổng thu nhập hoạt động ở năm 2016. Ngoài ra, tăng từ thu nợ đã xử lý rủi ro cũng đóng góp một phần đáng kể vào lợi nhuận của ngân hàng. Trong khi đó, tốc độ tăng chi phí hoạt động cũng đã được kiểm soát chặt chẽ khi mức tăng ở năm 2016 chỉ ở ngưỡng sấp xỉ 16,32%. Điều này đến từ việc thực hiện mạnh mẽ các biện pháp nhằm tiết kiệm, tối ưu hóa chi phí của ngân hàng, bao gồm sắp xếp cơ cấu lại bộ máy bán hàng, đồng thời đẩy mạnh mô hình tập trung bộ máy hỗ trợ.

Một phần của tài liệu 1173 phát triển tín dụng tín chấp cá nhân tại NHTM CP việt nam thịnh vượng luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 37 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w