Nhìn tổng quát chung có thể thấy rằng trong quá trình từ 2014 đến 2016 đã chứng kiến những bước tiến lớn của VPBank trong hành trình trở thành một trong các ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam. Liên tục trong các năm tỷ lệ tăng trưởng
dư nợ tín dụng tín chấp cá nhân luôn ở mức rất cao cho thấy sự nỗ lực vượt bậc của
ngân hàng.
Tuy rằng ở trên đà tăng trưởng nóng và tăng trưởng mạnh, song VPBank vẫn luôn có được sự kiểm soát, giám sát chặt chẽ để đảm bảo mức độ rủi ro luôn trong ngưỡng chấp nhận được với ngân hàng. Ngay khi các rủi ro được phát hiện ở
mức cao hơn bình thường, ngân hàng luôn có các biện pháp để rà soát lại các lỗ hổng, thiếu sót trong sản phẩm để có thể thay đổi chính sửa để phù hợp thực tế cũng như giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng.
Về mặt sản phẩm, các sản phẩm mới được ban hành mới khá nhiều qua các năm, giúp ngân hàng đa dạng hóa danh mục sản phẩm của mình cũng như giúp khách hàng có thể lựa chọn được sản phẩm phù hợp với điều kiện nguồn lực tài chính của mình nhất. Từ chỗ nhiều sản phẩm có sự tương đồng với nhau thì các sản phẩm phát triển sau đó đã khắc phục được khuyết điểm này và đưa ra các sản phẩm mới tập hợp được các ưu điểm của sản phẩm cũ cũng như thống nhất hơn về
quy trình vận hành, yêu cầu sản phẩm, từ đó tạo ra sự nhất quán hơn về chứng từ, quy định đối với cả khách hàng và các cán bộ tín dụng.
Việc đẩy mạnh cung cấp nhiều sản phẩm dịch vụ hơn trên các khách hàng hiện hữu song song với việc phát triển khách hàng mới cũng là một kết quả đáng nhắc tới của VPBank khi mà tỷ lệ nắm giữ sản phẩm với khách hàng có hơn 2 sản phẩm tăng cao qua các năm. Nhận thức được đúng nhu cầu của từng đối tượng khách hàng, VPBank đã đưa ra đúng các sản phẩm giúp tạo ra nhu cầu tín dụng của khách hàng như khách hàng sử dụng tài khoản thanh toán nhiều sẽ thường có nhu cầu sử dụng thẻ tín dụng cao hơn so với các khách hàng khác.