Tác động của nợ xấu

Một phần của tài liệu 1433 xử lý nợ xấu tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thái hà luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 28 - 29)

- Ảnh hưởng của nợ xấu tới Ngân hàng

Truớc hết, nợ xấu làm giảm lợi nhuận của của ngân hàng. Lợi nhuận đuợc hình thành từ những khoản thu của ngân hàng mà những khoản thu này chủ yếu thu từ lãi cho vay. Nếu những khoản cho vay không thu hồi đuợc thì nợ xấu của ngân hàng sẽ càng cao. Khi đó, ngân hàng sẽ phải trích lập DPRR cho khoản vay đó tức làm tăng chi phí của ngân hàng đồng thời làm giảm lợi nhuận.

Thứ hai, nợ xấu ảnh huởng tới khả năng thanh khoản của ngân hàng. Khi nợ xấu phát sinh, ngân hàng không thu đuợc khoản tiền gốc và tiền lãi tín dụng, nhung vẫn phải trả gốc và lãi cho các khoản vốn huy động đến hạn, điều này làm cho ngân hàng giảm lợi nhuận, rơi vào tình trạng mất cân đối thu chi và rủi ro thanh khoản. Mất khả năng thanh khoản mức độ nặng còn có thể dẫn tới phá sản ngân hàng.

uy tín, niềm tin vào tiềm lực tài chính của ngân hàng bị suy giảm, dẫn tới làm giảm khả năng huy động vốn, điều này sẽ đẩy chi phí huy động của ngân hàng lên cao hoặc thậm chí dẫn tới rủi ro thanh khoản và đe dọa sự ổn định của toàn bộ hệ thống ngân hàng. Đây cũng là lý do tại sao các Ngân hàng Việt Nam hiện nay vẫn mập mờ trong cách tính tỷ lệ nợ xấu và công bố nợ xấu. Bởi tỷ lệ nợ xấu càng cao, càng chứng tỏ hoạt động tín dụng kém hiệu quả của ngân hàng, điều này làm mất niềm tin của nhà đầu tu, của nguời gửi tiền.

- Đối với nền kinh tế

Hoạt động kinh doanh ngân hàng mang tính hệ thống, có mối quan hệ chặt chẽ với nhiều chủ thể trong toàn bộ nền kinh tế, do đó, nợ xấu có thể gây ra hậu quả đối với hệ thống tài chính quốc gia.

Hoạt động tín dụng ngân hàng dựa trên nguyên lý “đi vay để cho vay”, do đó, chỉ cần nguời gửi tiền mất niềm tin vào một ngân hàng họ tiến hành rút tiền ồ ạt, tạo hiệu ứng tâm lý rút tiền ở các ngân hàng khác, hậu quả có thể khiến cho hệ thống ngân hàng sụp đổ hoàn toàn. Ngân hàng là một công cụ quan trọng thúc đẩy sự phát triển của sản xuất luu thông hàng hóa. Việc sụp đổ cả một hệ thống ngân hàng sẽ làm ngung trệ quá trình luu thông vốn trong nền kinh tế và có thể dẫn tới khủng hoảng kinh tế.

Nợ xấu gia tăng có thể khiến ngân hàng dè dặt trong việc huy động và cung ứng vốn cho nền kinh tế, làm cho sản xuất bị đình trệ, tăng truởng kinh tế chậm lại, giá cả tăng, sức mua giảm, thất nghiệp gia tăng, xã hội mất ổn định và chất luợng cuộc sống giảm sút.

Một phần của tài liệu 1433 xử lý nợ xấu tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thái hà luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w