Các chỉ tiêu phản ánh nợ xấu

Một phần của tài liệu 1433 xử lý nợ xấu tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thái hà luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 29 - 32)

Các tiêu chí phản ánh mức độ nợ xấu của một NHTM gồm có:

- Tiêu chí 1: Tổng nợ xấu là chỉ tiêu phản ánh chung giá trị tuyệt đối của toàn bộ khoản nợ xấu của ngân hàng.

tiêu này cho biết mức độ rủi ro tín dụng của ngân hàng.

γt,,,λ λ Số dư nợ xấu ___________________

Tỷ lệ nợ xấu = , x 100%

j ■ ■ Tong dư nợ

Tỷ lệ này phản ánh cứ 100 đơn vị tiền tệ khi ngân hàng cho vay thì có bao nhiêu đơn vị tiền tệ mà ngân hàng xác định khó có khả năng thu hồi hoặc không thu hồi được đúng hạn tại thời điểm xác định. Tỷ lệ này càng cao thì khả năng rủi ro càng cao. Theo Thông lệ và chuẩn mực quốc tế, tỷ lệ nợ xấu nhỏ hơn 3%.

- Tiêu chí 3: Tỷ lệ nợ khó đòi/tổng dư nợ và nợ khó đòi/nợ xấu Tỷ lệ nợ khó đòi/tổng dư nợ = Tổng dư nợ x 100%Nợ khó đòi

Tỷ lệ nợ khó đòi/nợ xấu = Nợ khó đòiNợ xấu x 100%

Các chỉ số này phản ánh chỉ tiêu tương đối của nợ khó đòi - một cấu phần quan trọng của nợ xấu. Đây là những chỉ tiêu phản ánh khá trung thực về thực tế và nguy cơ mất vốn của ngân hàng. Tỷ lệ này càng lớn thì khả năng rủi ro mất vốn của ngân hàng càng cao. Cụ thể, với hai ngân hàng có cùng số nợ xấu thì ngân hàng nào có tỷ lệ nợ khó đòi/nợ xấu cao hơn sẽ có chỉ tiêu tuyệt đối về nợ khó đòi lớn hơn và tất nhiên là nguy cơ mất vốn sẽ cao hơn.

- Tiêu chí 4: Tỷ lệ dự phòng rủi ro được trích lập/Số dư nợ xấu: Số DPRR được trích lập

... , ________________ ____________x 100%

Tỷ lệ trích lập DP/Dư nợ xấu = Dư nợ xấu

Tỷ lệ này phản ánh quỹ dự phòng rủi ro có khả năng bù đắp bao nhiêu cho các khoản nợ xấu. Nếu tỷ lệ này càng cao thì khả năng quỹ DPRR đủ bù đắp các thiệt hại có thể xảy ra trong quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng và ngược lại. Ngoài ra cũng tùy theo tình hình cụ thể của mỗi ngân hàng

hoặc quốc gia trong từng thời kỳ mà có thể có thêm các chỉ tiêu khác để đánh giá, so sánh thực trạng nợ xấu nhằm xây dựng các biện pháp xử lý hợp lý.

Nhận biết nợ xấu là buớc đầu tiên trong quá trình xử lý nợ xấu ngân hàng, NHTM sẽ căn cứ vào một số tiêu thức trên để nhận diện hoặc xác định khoản nợ đó có phải là nợ xấu hay không. Để nhận biết các khoản nợ xấu, mỗi quốc gia với sự phát triển của hệ thống ngân hàng và thị truờng tài chính khác nhau sẽ có những quan điểm khác nhau. Một số tiêu chí thuờng đuợc các NHTM sử dụng trong việc nhận biết nợ xấu là:

Theo Ngân hàng thanh toán quốc tế (BIS), có thể nhận diện nợ xấu thông qua ít nhất là một trong hai dấu hiệu sau: Khoản nợ quá hạn ít nhất 90 ngày hoặc có dấu hiệu rõ rệt cho thấy khả năng tài chính của khách hàng đang bị giảm sút gây nguy hại đến việc trả nợ ngân hàng. Nhu vậy, mặc dù mỗi khoản cho vay có vấn đề đều mang những nét đặc thù riêng nhung chúng đều có những nét chung góp phần cảnh báo cho ngân hàng vấn để rắc rối đã bắt đầu nảy sinh. Và cơ sở để nhận diện nợ xấu là dựa vào thời gian quá hạn trả nợ trên 90 ngày hoặc khả năng trả nợ là đáng nghi ngờ.

Theo Công ty Bảo hiểm tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC), việc phân loại nợ xấu dựa vào những dấu hiệu sau:

- Nhóm các dấu hiệu liên quan đến nghĩa vụ với ngân hàng:

• Xuất hiện nợ quá hạn do khách hàng không có khả năng hoàn trả hoặc khách hàng không muốn trả nợ hoặc do việc tiêu thụ hàng, thu hồi công nợ

chậm hơn dự tính - việc thanh toán tiền không đúng kế hoạch - Những kế

hoạch trả nợ mà nguời vay đã cam kết liên tục bị phá vỡ. Kì hạn của khoản

cho vay bị thay đổi liên tục và khách hàng luôn yêu cầu đuợc gia hạn nợ.

tiền tệ, thuyết minh các báo cáo tài chính...luôn bị trì hoãn một cách bất thường hay không có sự giải thích của người vay.

• Ngân hàng có sự nghi ngờ về số liệu kê khai, hay số liệu về doanh thu và dòng tiền thực tế có sự chênh lệch khá lớn so với mức dự kiến khi khách

hàng xin vay.

• Tài sản đảm bảo không đủ tiêu chuẩn, giá trị tài sản đảm bảo bị giảm sút so với định giá khi cho vay. Có dấu hiệu tài sản đã cho người khác thuê,

bán hay trao đổi hoặc đã biến mất không còn tồn tại.

- Nhóm các dấu hiệu liên quan đến hoạt động kinh doanh của khách hàng:

• Những thay đổi bất thường trong phương pháp mà người vay sử dụng như phương pháp để tính khấu hao TSCĐ, trả tiền lương, tính giá trị

hàng tồn

kho, tính thuế

• Thị giá cổ phiếu trên thị trường có những thay đổi bất thường, có thể rõ nguyên nhân hoặc chưa rõ nguyên nhân nhưng những thay đổi này theo chiều

hướng không có lợi cho doanh nghiệp vay vốn

• Những thay đổi bất thường ngoài dự kiến và không giải thích được trong số dư tiền gửi của khách hàng

• Khách hàng hoạt động thua lỗ trong một hoặc nhiều năm, đặc biệt thể hiện thông qua chỉ số lợi nhuận ròng trên tài sản của người vay (ROA), lợi

nhuận ròng trên vốn cổ phần (ROE) hay thu nhập trước trả lãi và thuế (EBIT).

Một phần của tài liệu 1433 xử lý nợ xấu tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thái hà luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w