ĐỊNH HƯỚNG XỬ LÝ NỢ XẤU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠ

Một phần của tài liệu 1433 xử lý nợ xấu tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thái hà luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 74 - 95)

CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH

THÁI HÀ

3.1. ĐỊNH HƯỚNG XỬ LÝ NỢ XẤU CỦA NGÂN HÀNGTHƯƠNG THƯƠNG

MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH

THÁI HÀ

3.1.1. Định hướng chung trong hoạt động kinh doanh

Xây dựng kế hoạch kinh doanh với mục tiêu “Bán lẻ bùng nổ - Đánh đổ thách thức” đối với từng lĩnh vực dịch vụ và sản phẩm bán lẻ, phù hợp với từng giai đoạn trên cơ sở mục tiêu phát triển an toàn, bền vững, hiệu quả. BIDV - Chi nhánh Thái Hà đã xác định rõ chiến lược và định hướng phát triển hoạt động dịch vụ bán lẻ, cụ thể như sau:

Thứ nhất, lấy an toàn, chất lượng và hiệu quả bền vững làm phương châm hành động trong mọi hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.

Thứ hai, đặt công tác huy động vốn là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu, đẩy mạnh hoạt động huy động vốn dân cư nhằm phát triển nền vốn của chi nhánh theo hướng bền vững; Gia tăng quy mô huy động vốn không kỳ hạn nhằm tăng hiệu quả hoạt động cho chi nhánh.

Thứ ba, đẩy mạnh hoạt động tín dụng đặc biệt là tín dụng bán lẻ. Thực hiện

phân loại khách hàng để thực hiện chính sách tín dụng và ứng xử phù hợp với từng đối tượng khách hàng cụ thể. Tăng cường công tác tiếp thị, phát triển khách

hàng mới, đẩy mạnh cho vay doanh nghiệp siêu nhỏ; Tiếp tục tăng trưởng kết hợp quản lý chặt chẽ chất lượng tín dụng đối với khách hàng cũ và đặt công

ứng tốt nhu cầu của khách hàng, phấn đấu thu dịch vụ ròng tăng truởng và chiếm 25-30% Chênh lệch thu chi.

3.1.2. Định hướng trong công tác xử lý nợ xấu

Trong bối cảnh tình hình kinh tế vĩ mô được dự báo là tiếp tục còn nhiều khó khăn, BIDV - Chi nhánh Thái Hà xác định phát huy mọi lợi thế, tiếp tục phát triển theo chiều sâu, lấy chất lượng và thực chất làm trọng, hướng tới phát triển bền vững.

Bám sát theo Nghị quyết 42/2017/QH14 của Chính phủ, Ngân hàng đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2018 - 2020, kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng; không ngừng nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro, duy trì các tỷ lệ an toàn hoạt động, tạo đà phát triển bền vững. Để có thể thực hiện được điều này, Chi nhánh đã đề ra một số công việc cụ thể như sau:

Hoạt động tín dụng phát triển theo hướng đảm bảo mục tiêu chất lượng, an toàn, giảm nợ tồn động, xử lý thu hồi nợ quá hạn.

- Tiếp tục kiểm soát tăng trưởng dư nợ ngắn hạn, trung và dài hạn; dư nợ ngoại tệ - VND. Triển khai các gói cho vay ưu đãi đối với các khách

hàng tốt.

Tập trung cho vay ưu đãi các ngành; lĩnh vực ưu tiên theo định hướng của

Chính phủ.

- Tập trung tăng trưởng tín dụng vào danh mục khách hàng tốt; Xây dựng danh sách quản lý và phát triển danh mục khách hàng mục tiêu/ tiềm

năng cho cả hệ thống; xây dựng chính sách giá theo ngành/ địa bàn/ từng

khách hàng.

- Kiểm soát chất lượng tín dụng. Tăng cường xử lý nợ xấu bằng các biện pháp: Sử dụng DPRR, bán nợ và cấn trừ nợ, tái cấu trúc nợ.

và hướng dẫn các quy trình, quy chế làm việc cho các cán bộ; thực hiện nghiêm chỉnh bộ quy tắc về đạo đức nghề nghiệp; Đẩy nhanh tiến độ triển khai quy trình làm việc để nâng cao hiệu quả hoạt động và giảm thiểu rủi ro tác nghiệp.

- Củng cố và nâng cao chất lượng phê duyệt tín dụng để hạn chế phát sinh nợ xấu. Rà soát khách hàng có khả năng chuyển nhóm nợ để đưa ra các biện pháp xỷ lý kịp thời. Hoàn thiện các công cụ hỗ trợ quản trị rủi ro tín dụng để kiểm soát chất lượng nợ.

Mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng với xu hướng phục hồi của nền kinh tế thế giới và nền kinh tế Việt Nam; với những quyết sách đúng đắn của Chính Phủ, NHNN, các Bộ ngành và sự chỉ đạo của BIDV; với sự tin tưởng và ủng hộ của khách hàng, đối tác; với sự năng động, sáng tạo, nỗ lực quyết tâm của đội ngũ cán bộ nhân viên, BIDV - Chi nhánh Hà Nội cam kết tiếp tục nỗ lực, quyết tâm đưa Chi nhánh vượt qua khó khăn, nắm bắt cơ hội, tiếp tục phát triển bền vững và mạnh mẽ hơn nữa trong giai đoạn sắp tới.

3.2. GIẢI PHÁP XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH THÁI HÀ

3.2.1. Giải pháp phòng ngừa

3.2.1.1. Cảnh báo sớm rủi ro

Hiện nay, ở Việt Nam chưa có cơ chế công bố thông tin đầy đủ về doanh nghiệp và ngân hàng. Hệ thống kế toán theo tiêu chuẩn Việt Nam chưa đảm bảo cung cấp thông tin phục vụ cho yêu cầu phân tích, đánh giá và ra quyết định cho vay của các NHTM. Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) của NHNN mới chỉ cung cấp thông tin trên cơ sở kho dữ liệu do các NHTM cung cấp, chưa phải là cơ quan định mức tín nhiệm doanh nghiệp một cách độc lập. Khi các ngân hàng không được hỗ trợ bởi một hệ thống thông tin hiệu quả, làm cơ

sở cho các quyết định cho vay, thì nguy cơ nợ xấu gia tăng là điều khó tránh khỏi. Chẳng hạn, các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, nhung do chế độ công bố thông tin không kịp thời, đầy đủ thì công ty đó có thể vẫn đuợc coi là công ty tốt và quyết định cho vay của ngân hàng sẽ vô hình chung làm nợ xấu gia tăng. Hiện nay việc khai thác thông tin khách hàng thuờng thông qua báo cáo tài chính do khách hàng cung cấp. Tuy nhiên, báo cáo do khách hàng lập thuờng không đuợc kiểm toán, không có cơ quan chức năng xác định tính trung thực, do vậy bên cạnh việc thu thập thông tin từ khách hàng, cán bộ ngân hàng cần thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau nhu: các đối tác của khách hàng, từ những ngân hàng mà khách hàng có quan hệ, từ cơ quan quản lý khách hàng, từ CIC... Ngoài ra, CBTD còn phải khai thác thông tin thị truờng liên quan đến lĩnh vực kinh doanh của khách hàng nhu tình hình cung cầu, giá cả, cạnh tranh... Sau khi thu thập đuợc các nguồn thông tin, CBTD cần phải sàng lọc, phân tích thông tin giúp ban lãnh đạo đua ra các quyết định chính xác và kịp thời. Để xây dựng đuợc hệ thống thông tin phòng ngừa rủi ro tín dụng, Chi nhánh cần không ngừng đổi mới và hiện đại hoá hệ thống thu thập và xử lý thông tin khách hàng, thông tin quản trị để Ban lãnh đạo có thể tiếp nhận đuợc nguồn thông tin đáng tin cậy, có hệ thống một cách nhanh chóng và thuận lợi. Hệ thống phải đảm bảo cập nhật, luu trữ và cung cấp đầy đủ các thông tin về khách hàng, về khoản vay, về các khoản nợ xấu đã phát sinh cũng nhu đang tồn tại, các thông tin liên quan đến quá trình xử lý nợ xấu... trên phạm vi toàn hệ thống. Đối tuợng sử dụng, khai thác các thông tin này sẽ đuợc phân cấp theo từng User truy nhập, đảm bảo tính bảo mật, theo đúng phạm vi, quyền hạn và trách nhiệm. Với việc thiết lập hệ thống dữ liệu về nợ xấu sẽ giúp cho công tác tiếp nhận lại các khoản nợ xấu cũng nhu việc kiểm tra, giám sát quá trình xử lý nợ xấu đuợc thuận tiện, cán bộ quản lý các cấp có thể theo dõi thuờng xuyên và đua ra biện pháp chỉ đạo kịp thời, đảm

bảo công tác xử lý nợ xấu được thực hiện hiệu quả và khách quan. Khi có thông tin về các khoản nợ xấu như: quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, nguyên nhân khách hàng không có khả năng trả nợ, các biện pháp ngân hàng đã thực hiện khi xảy ra rủi ro, xử lý thu hồi nợ xấu... cán bộ quản lý nợ sẽ đưa ra được các chính sách, phương án xử lý, thu hồi nợ xấu có hiệu quả hơn.

Khi ngân hàng tiến hành cho vay, các khoản vay cần phải được quản lý một cách chủ động để đảm bảo sẽ được hoàn trả. Theo dõi nợ là một trong những trách nhiệm quan trọng nhất của cán bộ tín dụng. Cán bộ tín dụng theo dõi hoạt động của khách hàng vay chủ yếu nhằm đảm bảo rằng khách hàng vay vẫn tiếp tục tuân thủ các điều khoản đề ra trong khế ước vay nợ và nhằm tìm ra những cơ hội kinh doanh mới và mở rộng quan hệ kinh doanh. Quá trình cán bộ tín dụng làm việc với những khoản cho vay trong danh mục của họ cần được xem xét vì nó có thể ảnh hưởng tới tính khách quan khi thực hiện giám sát. Đặc biệt, khi cán bộ tín dụng tiến hành phân tích và đánh giá một khoản cho vay, anh ta có thể có xu hướng che giấu những thông tin bất lợi về khách hàng vay sau khoản tín dụng đã được chấp thuận nhằm tránh việc cấp trên đánh giá quyết định cho vay của anh ta là không hợp lý. Để tránh tình trạng che giấu thông tin bất lợi, trưởng phòng tín dụng cần theo dõi chặt chẽ hoạt động giám sát của cán bộ tín dụng. Sự hiện diện của bộ phận kiểm tra tín dụng độc lập cũng sẽ khuyến khích tính khách quan của cán bộ tín dụng trong quá trình giám sát.

Quá trình giám sát tín dụng nhằm mục đích:

- Đảm bảo cho ngân hàng hiểu rõ hiện trạng tài chính của khách hàng vay - Đảm bảo rằng tất cả các khoản cho vay đều tuân thủ các hợp đồng

tín dụng

- Đảm bảo rằng khách hàng trả nợ đúng hạn, và có biện pháp thích hợp kịp thời trong trường hơp khách hàng không trả nợ đầy đủ và đúng hạn - Đảm bảo rằng lưu chuyển tiền tệ của các khách hàng vay đáp ứng

được yêu cầu về trả nợ vay.

- Đảm bảo rằng tài sản bảo đảm, nếu có, là đầy đủ với tình trạng tài chính hiện tại của khách hàng vay; và kịp thời xác định và phân loại các khoản tín dụng có vấn đề.

3.2.1.2. Nâng cao đạo đức nghề nghiệp

Trong hoạt động của mình, các ngân hàng đều gặp vấn đề về quản trị và vấn đề quan trọng nhất và khó kiểm soát nhất là chuyên môn và đạo đức của người làm ngân hàng. Tại Việt Nam, đến thời điểm này có chuyên gia đã nhận định rằng: “Sự an toàn của hệ thống hiện nay nằm ở phạm trù đạo đức nhiều hơn là chuyên môn”. Mặc dù, rủi ro đạo đức “dễ hiểu” hơn là rủi ro chuyên môn, nhưng các nhà quản trị ngân hàng đều nhận định trong các loại rủi ro mà ngân hàng phải đối mặt thì rủi ro tác nghiệp là khó quản trị nhất vì nó liên quan đến đạo đức của cán bộ ngân hàng.

Có thể nói từ năm 2010 đến nay “rủi ro đạo đức” trong ngành tài chính ngân hàng tại Việt Nam khi mà có tới hàng trăm vụ liên quan đến loại rủi ro này gây tổn thất cho hệ thống và nhà nước hàng trăm nghìn tỷ đồng. Rủi ro đạo đức được ví như là “bệnh ung thư” của ngân hàng và đang được coi là một trong các vấn đề lớn của hệ thống ngân hàng cần được giải quyết triệt để cùng với các vấn đề như nợ xấu, tăng trưởng tín dụng bền vững và hiệu quả, sở hữu chéo, tăng lợi nhuận...

Giải pháp đưa ra nhằm hạn chế và phòng ngừa rủi ro đạo đức trong hoạt động kinh doanh đối với Ngân hàng trong giai đoạn hiện tới là:

- Vấn đề con người: Ngân hàng là lĩnh vực đòi hỏi sự minh bạch và chuyên nghiệp cao. Do đó ngân hàng cần chú trọng vào công tác tuyển dụng

và đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao - giáo dục về đạo đức nghề nghiệp - vì nguồn lực yếu kém không những ảnh hưởng đến hiệu quả, mục tiêu kinh doanh của ngân hàng mà còn tiềm ẩn rủi ro đạo đức rất lớn.

Ngân hàng cần giáo dục “ý thức tập thể” cho cán bộ của mình, thấy rõ việc họ sẽ gây hậu quả nghiêm trọng như thế nào đến hoạt động của ngân hàng để họ xác định được ý thức làm việc vì “lợi ích của ngân hàng” là trên hết thay vì “lợi ích cá nhân”. Những vụ việc đã xảy ra trong thực tế cho thấy, cán bộ ngân hàng phải luôn có ý thức bảo vệ tài sản của ngân hàng như tài sản của mình, không vì “lợi ích cá nhân” mà quyết định cho một khách hàng không đủ điều kiện vay vốn hoặc thấy khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích, tình hình tài chính có vấn đề không trả được nợ vay nhưng vì sợ hậu quả nên vội vàng bỏ ngân hàng đi tìm việc ở một ngân hàng khác.

Trong quá trình sử dụng, ngân hàng có chế độ đãi ngộ thoả đáng thông qua việc đánh giá chính xác giá trị khác biệt của cán bộ ngân hàng và kết quả phấn đấu để từ đó giúp họ có động lực để phát huy hết tiềm năng của mình.

- Xây dựng văn hoá doanh nghiệp, thiết lập một hệ thống kiểm soát đặc biệt về các hành vi trong hoạt động của ngân hàng và để cho hệ thống này hoạt động một cách hiệu quả thực sự tránh tình trạng đưa ra hệ thống kiểm soát cho có như hiện nay.

Chấp hành nghiêm túc quy trình tín dụng, các quy định về bảo đảm tiền vay là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi cán bộ ngân hàng; không thể coi nhẹ hay vì lý do cạnh tranh, thu hút khách hàng, giữ khách hàng mà bỏ qua bất cứ một khâu nào của quy trình cấp tín dụng; tăng cường kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay; nâng cao chất lượng công tác thông tin tín dụng, áp dụng các hình thức bảo hiểm cho tài sản và đối tượng liên quan trong kinh doanh tín dụng. Khi thấy khách hàng có biểu hiện khó khăn về tài chính, CBTD phải trực tiếp tư vấn cho khách hàng về bán sản phẩm, thu hồi công nợ, điều chỉnh

kế hoạch sản xuất kinh doanh hợp lý, yêu cầu nguời vay giảm bớt kế hoạch đầu tu trung, dài hạn, hạn chế mua sắm tài sản chua thật cần thiết, thậm chí phải kiểm soát thu nhập và chi phí của nguời vay để tập trung nguồn trả nợ ngăn chặn nợ xấu phát sinh.

Hoạt động của các ngân hàng hiện đại đang phải đối mặt với rủi ro đạo đức. Rủi ro đạo đức là điều không tránh khỏi. Nhung vấn đề làm sao để quản trị đuợc và giảm thiểu loại rủi ro này? Hơn bao giờ hết, Chi nhánh phải giáo dục đạo đức nghề nghiệp và coi đó nhu một nhiệm vụ hàng đầu trong quá trình tái cơ cấu, tạo nền tảng cơ bản cho sự phát triển lành mạnh và bền vững của ngân hàng.

3.2.1.3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

- Nâng cao năng lực quản trị rủi ro và điều hành:

Một trong những nguyên nhân quan trọng khiến nợ xấu gia tăng là do năng lực quản trị rủi ro tại mỗi ngân hàng thể hiện trong việc xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng. Các ngân hàng chua xây dựng đuợc thuớc đo luợng hóa rủi ro nên chua tính toán chính xác đuợc yếu tố này dẫn đến quyết định cho vay, phân loại nợ chua chính xác. Những khoản rủi ro to thì làm bé đi, khoản vay bé thì làm cho nó to lên. Bên cạnh đó, hiện có đến 90% là doanh nghiệp vừa và nhỏ, không ít doanh nghiệp có báo cáo tài chính không chính xác, trong khi phần lớn các báo cáo tài chính này lại không đuợc kiểm toán. Ngay cả đối với những doanh nghiệp lớn đuợc kiểm toán thì sự chậm chễ trong việc công bố báo cáo cũng nhu chất luợng kiểm toán cũng gây không ít khó khăn cho ngân hàng. Vì thế, một số khoản vay ra khỏi ngân hàng, bản

Một phần của tài liệu 1433 xử lý nợ xấu tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thái hà luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 74 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w