•Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank)
Tỷ lệ nợ xấu đến cuối năm 2018 của Vietcombank tiếp tục giảm xuống chỉ còn 0,97%, là NHTM đầu tiên của Việt Nam đưa tỷ lệ nợ xấu thực chất xuống dưới mốc 1%, được phân loại theo các chuẩn mức quốc tế. Đáng chú ý, tỷ lệ nợ nhóm 2 của ngân hàng này cũng giảm mạnh từ 0,9% năm 2017 xuống còn 0,5%. Các chỉ tiêu kinh doanh khác của Vietcombank năm 2018 cũng được ghi nhận ở mức cao, đáng chú ý là lợi nhuận kỷ lục trước thuế lên tới hơn 18.000 tỷ đồng, tăng 60% so với năm 2017. Trong năm, tỷ lệ trích lập dự phòng bao nợ xấu đã lên tới 165%, số dư quỹ dự phòng đạt tới 10.215 tỷ đồng, trong khi tổng dư nợ xấu là 6.180 tỷ đồng. Việc xử lý nợ tại Vietcombank đã nhận được sự tập trung và vào cuộc trực tiếp từ hội sở chính, thay vì chủ yếu phụ thuộc vào kết quả xử lý của các đơn vị trực tiếp tại các địa bàn. Vietcombank đã tiến hành các biện pháp để quản lý các khoản nợ xấu có hiệu quả hơn. Cụ thể là:
- Phương pháp đo lường rủi ro: Có 2 phương pháp đo lường rủi ro là phương pháp định tính và định lượng. Vietcombank đã áp dụng phương pháp
đo lường theo định lượng, là cách thức quản lý rủi ro dựa trên các phần mềm
nhập và chạy dữ liệu một cách hệ thống, đồng thời dựa trên các kỹ thuật đo
động của họ và qua đó tính toán chuẩn xác hơn khối luợng vốn tối thiểu mà họ cần nắm giữ, góp phần đảm bảo an toàn cho hoạt động ngân hàng cũng nhu mang lại sự tiến bộ vuợt bậc về phương thức quản lý RRTD.
- Xây dựng mô hình quản lý RRTD tập trung: Mô hình này được xây dựng dựa trên nguyên tắc chính là tách biệt giữa ba chức năng (chức năng
kinh doanh, chức năng quản lý rủi ro và chức năng tác nghiệp). Sự tách biệt
giữa ba chức năng trên nhằm mục tiêu hàng đầu là giảm thiểu rủi ro ở mức
thấp nhất đồng thời phát huy được tối đa kỹ năng chuyên môn của từng
vị trí
cán bộ làm công tác tín dụng. Mô hình này có ưu điểm, các quyết định vay
vượt hạn mức đều được tập trung lên Hội sở và Hội sở sẽ đưa ra quyết định
cuối cùng. Điều này sẽ góp phần hạn chế rủi ro cho toàn hệ thống. Việc tách
bạch các chức năng của hoạt động tín dụng sẽ nâng cao tính chuyên
môn hóa
của từng bộ phận, đảm bảo cho việc thẩm định và đưa ra các phán quyết được
độc lập và chính xác.
- Xử lý nợ xấu: Vietcombank sử dụng nhiều biện pháp, phạt quá hạn và chuyển nhóm nợ phù hợp, xử lý TSĐB, giảm hoặc miễn lãi, trích lập và sử
dụng dự phòng rủi ro, bán nợ, khởi kiện, yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh
trình tái cơ cấu. Agribank đã xây dựng và thực hiện thành công các mục tiêu quan trọng, trong đó có xử lý nợ xấu. Nợ xấu theo Thông tu 02 là 1,51%, thấp hơn so với năm 2017. Thu hồi nợ sau xử lý 11.936 tỷ đồng, đạt 104% mục tiêu do Hội đồng thành viên đề ra. Trích lập dự phòng rủi ro đạt 25.590 tỷ đồng. Tổng nguồn dự phòng xử lý rủi ro còn lại gần 20.000 tỷ đồng, đủ khả năng mua truớc hạn toàn bộ nợ đã bán cho VAMC và xử lý kịp thời các khoản nợ xấu phát sinh nếu có trong năm 2019.
Agribank đã đua ra chuơng trình hành động với những giải pháp rất cụ thể, tổ chức hội nghị quán triệt và ban hành Kế hoạch triển khai trong toàn bộ hệ thống. Các đơn vị liên quan và tất cả các chi nhánh Agribank đều tập trung cho nhiệm vụ xử lý nợ xấu. Từ xây dựng quy trình, cho đến xây dựng phuơng án xử lý từng món nợ xấu và triển khai thực hiện... đuợc tiến hành ráo riết để nhắm tới mục tiêu khẩn truơng xử lý nhanh, dứt điểm nợ xấu, góp phần khơi thông nguồn vốn phục vụ phát triển kinh tế. Cụ thể, ngân hàng miễn toàn bộ lãi suất phạt quá hạn; tổng điều chỉnh lãi suất của tất cả các khoản nợ xấu về mức lãi suất cho vay hiện nay.
Agribank cũng áp dụng cơ chế miễn giảm lãi theo thời hạn hoàn thành nghĩa vụ trả nợ, thậm chí có truờng hợp đuợc áp dụng tới mức cao nhất, miễn 100% lãi đọng để khuyến khích khách hàng nỗ lực tìm nguồn trả nợ.
Ngoài miễn giảm lãi cho khách hàng, Agribank cũng cho biết sẽ áp dụng “nuôi nợ” đối với tất cả khách hàng có nợ đã xử lý rủi ro, nợ đã bán cho VAMC của Agribank nay có nguyện vọng, khả năng và điều kiện khôi phục sản xuất, từng buớc tạo nguồn trả nợ ngân hàng.