Ưu, nhược điểm của mô hình CAMELS

Một phần của tài liệu 1437 áp dụng mô hình camels trong phân tích hoạt động NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 40 - 46)

1.2.2.1. Ưu điểm

Đảm bảo an toàn chất lượng nguồn vốn, nâng cao chất lượng tài sản, đẩy mạnh khả năng sinh lời và giữ mức độ thanh khoản trong mức có thể chấp nhận được nhờ vào năng lực quản lý tốt luôn là những yếu tố cơ bản, là nhiệm vụ và là mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản trị ngân hàng nhắm giúp cho tổ chức mình hoạt động thành công, vững mạnh trên thương trường tài chính. Việc sử dụng mô hình phân tích tài chính CAMELS với những ưu điểm của nó trong công tác quản trị sẽ mang lại những tín hiệu, kết quả tốt trong hoạt động của ngân hàng.

Thứ nhất, CAMELS là mô hình tổng hợp 6 yếu tố đo lường mang tính vi mô của một tổ chức tài chính (trong đó có ngân hàng): an toàn vốn, chất lượng tài sản, quản lý lành mạnh, sinh lời, thanh khoản và mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trường. Các yếu tố này đo lường sức mạnh và độ an toàn trong hoạt động tài chính, của một tổ chức tín dụng giúp cho các nhà quản trị ngân hàng có được những công cụ quan trọng, cần thiết để tìm ra những thiếu sót, bất cập trong hoạt động cung cấp dịch vụ của tổ chức, từ đó họ có thể đưa ra những giải pháp hữu hiệu để giải quyết, khắc phục những vấn đề đỏ. Một ngân hàng được quản trị tốt bằng công cụ hữu hiệu như mô hình phân tích và giám sát tài chính CAMELS sẽ đứng vững trong nền công nghiệp tài chính và càng có khả năng thúc đẩy hoạt động nâng cao lợi nhuận với việc thu hút được một lượng khách hàng lớn nhờ vào uy tín quản lý hiệu quả của mình.

Thứ hai, mô hình CAMELS bao gồm nhiều chỉ tiêu phân tích có tầm quan trọng

và khả năng ứng dụng cao trong việc quản trị từng yếu tố cơ bản của một tổ chức tài chính. Các chỉ tiêu đó có thể nói đến là hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR) hiện đang được rất nhiều ngân hàng trên thế giới sử dụng hiệu quả trong công tác quản lý chất

lượng nguồn vốn... Các chỉ số dùng để phân tích tài chính đối với từng nhiệm vụ quyết định trong ngân hàng đều có mối liên hệ chặt chẽ với nhau chứ không mang tính tách rời, độc lập nhau. Hơn nữa, các chỉ tiêu dùng để phân tích yếu tố này cũng có mối liên quan ràng buộc với các chỉ sổ dùng trong việc quản trị nhân tố khác của tổ chức tài chính. Chính điều đó giúp cho các nhà quản trị ngân hàng có thể nhìn nhận vấn đề một cách sâu sắc, và đưa ra những đánh giá phân tích tổng quát bao hàm được những sự kiện có mối liên hệ ràng buộc nhau thể hiện trong tình hình tài chính của tổ chức mình. Đồng thời, qua đó họ cũng có thể đưa ra được những quyết sách đúng đắn, chính xác nhằm định hướng hoạt động của ngân hàng mình một cách tốt nhất.

Thêm vào đó, trong số những chỉ tiêu dùng để phân tích tình hình hoạt động của một tổ chức tài chính trong mô hình CAMELS lại có những chỉ tiêu quan trọng đã xuất hiện trong một số mô hình phân tích khác. Điển hình trong số đó phải kể đến các chỉ số ROA và ROE trong mô hình phân tích tài chính DUPONT được sử dụng để phân tích khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại. Những chỉ tiêu này đấ được rất nhiều tổ chức tài chính trên thế giới ứng dụng hiệu quả trong công tác quản trị của mình. Việc kết hợp các chỉ tiêu đã có sẵn mang tính thực tiễn cao với những chỉ số mới có liên hệ chặt chẽ với nhau như đã trở thành một tiêu thức mới trong hoạt động phân tích tài chính đối với các tổ chức tín dụng. Một điểm nhấn đặc biệt trong CAMELS tiến bộ hơn so với các mô hình phân tích chính là ở chỗ mỗi yếu tố cấu thành trong nó được phân tích, đánh giá và được gắn với một mức điểm số nhất định từ 1 (tốt nhất) đến 5 (kém nhất). Các chỉ số phân tích được họp thành nhóm dưới mồi nội dung chính của CAMELS và được đo lường định tính hoặc định lượng, đồng thời cũng được phân định theo mức độ quan trọng của nó tới việc quản trị và ra quyểt định tài chính trong kinh doanh ngân hàng (các chỉ tiêu đo lường chất lượng nguồn vốn, tài sản, quản lý, khả năng sinh lời và khả năng thanh khoản được định trọng với lần lượt các mức sau 15%, 21%, 23%, 24% và 17%). Trong khi đó, các yếu tố cấu thành của một số mô hình khác chỉ được đưa ra một cách thông thường với một tỷ lệ chuẩn rối nhà phân tích sẽ tham chiếu vào đó để đánh giá mức độ tốt xấu. Trong những trường hợp này, người ta rất dễ rơi vào tình trạng không biết trả lời và quyết định như thế nào nếu “tốt + xấu = tốt hay xấu”? Và họ sẽ khó có thể đánh giá được chính xác mức độ của vấn đề. Thông qua việc sử dụng CAMELS trong phân tích tài chính, các nhà quản

trị ngân hàng có thể phân biệt được chính xác những rủi ro hiện tại, và dự đoán được những nguy cơ tiềm ẩn ừong tương lai. Điều đó cũng ngụ ý rằng các nhà quản lý tài chính sẽ có thời gian để hạn chế được những nguy cơ rủi ro về đạo đức, về cách ứng xử cũng như những rủi ro hiện rõ trong hoạt động của ngân hàng và họ có thể tham gia giúp tổ chức mình phục hồi, đứng lên sau những biến động hiện tại và định hướng hoạt động tương lai hiệu quả. Bởi việc giải quyết sớm những nguy cơ rủi ro đó bao giờ cũng tốt hơn việc để lại đó và động chạm vào vấn đề muộn. Điều đó nhất định sẽ mang lại thành công cho các tổ chức tài chính nói chung và các ngân hàng thương mại nói riêng trong xu hướng hành động của mình.

Cuối cùng, ứng dụng mô hình CAMELS trong công tác phân tích tài chính của

ngân hàng thương mại cũng có thể dự đoán được tình trạng phá sản của hệ thống ngân hàng và dẫn đến khủng hoảng tài chính. Lý thuyết về phá sản của hệ thống ngân hàng bắt đầu tò lý thuyết về sự nguy cấp của từng ngân hàng. Những ưu đỉểm trên nhàm giúp cho các nhà quản trị ngân hàng biết được những rủi ro hiện tại, dự đoán được những nguy cơ tiềm ẩn trong tương lai, từ đó có thể đưa ra những giải pháp nhằm hoạt động hiệu quả. Và chính những ưu điểm đó cũng giúp chúng ta có thể dự báo được tình trạng phá sản của một ngân hàng thông qua những nội dung đo lường sức mạnh tài chính của tổ chức có trong mô hình CAMELS bởi nếu bảng cân đối tài sản yếu kém, lợi nhuận kém, thanh khoản thấp, quản trị ngân hàng yếu kém là những yếu tố dẫn đến khủng hoảng; những hoảng loạn của ngân hàng xuất phát từ việc hiểu nhầm của các nhà gửi tiền về tính thanh khoản và rút vốn do những thông tin qua bi quan về tài sản của ngân hàng; và việc rút vốn ồ ạt tại một ngân hàng có thể gây nên khủng hoảng cả hệ thống.

1.2.2.2. Nhược điểm

CAMELS là một mô hình phân tích tài chính có nhiều ưu điểm vượt trội so vói các mô hình phân tích khác được sử dụng bởi rất nhiều ngân hàng, tổ chức tài chính trên thế giới. Tuy nhiên, mô hình này cũng có một số nhược điểm cần được khắc phục.

Trước tiên, mô hình CAMELS được sử dụng để phân tích tài chính chỉ dựa trên những tỷ lệ được đưa ra bởi các nhà nghiên cứu. Việc quan sát, phân tích chất lượng tình hình hoạt động của một tổ chức tài chính dựa trên những chỉ sô định sẵn như vậy dễ khiến cho những đánh giá đó phụ thuộc vào nhiều vào ý kiến chủ quan của cán bộ

phân tích, của các nhà quản lý giám sát. Thậm chí, những ý kiến này cũng có thể khác nhau giữa các nhóm ngân hàng và chúng cũng có thể thay đổi theo thời gian. Tuy rằng các mức định luợng về mức độ quan trọng, các con số chuẩn đối với các chỉ tiêu trong nội dung của mô hình đuợc cho phép có thể thay đổi để phù hợp với tình hình hoạt động của từng ngân hàng phụ thuộc quy mô của chúng, hay phù họp với tình hĩnh kinh tế của mỗi quốc gia khác nhau, thậm chí cũng có thể thay đổi để thích ứng với sự chuyển biến về thời gian; nhung khả năng thay đổi đó vẫn chua đuợc các nhà nghiên cứu đua ra với mức dao động là bao nhiêu mà chỉ đuợc thực hiện theo quy định của từng ngân hàng cụ thể. Điều đó dẫn đến, các nhà phân tích, nhà quản trị và Ban lãnh đạo ngân hàng cũng cần phải nhạy bén trong cả vấn đề dựa vào các chỉ tiêu có sẵn để đánh giá phân tích, đồng thời cũng phải đua ra đuợc một mức tiêu chuẩn hợp lý đối với từng chỉ tiêu trong phân tích trong tổ chức mình. Điều đó đòi hỏi các ngân hàng cần phải có một đội ngũ nhà phân tích tài chính chuyên nghiệp, có kinh nghiệm và kiến thức tài chính chuyên sâu. Đây cũng là một nhuợc điểm nữa của mô hình CAMELS.

Tiếp theo, việc phân tích tài chính bằng phuơng pháp CAMELS yêu cầu các tổ chức tài chính phải xây dựng đuợc một đội ngũ cán bộ phân tích “có đầu óc”, có trình độ, năng lực và hiểu biết về công nghệ. Điều đó có thể nói là tuơng đối khó đối với các ngân hàng ở các nuớc phát triển có quy mô vốn không lớn, trong đó có các ngân hàng ở Việt Nam. Các tổ chức tín dụng này sẽ gặp khó khăn trong vấn đề tuyển dụng cán bộ có khả năng bởi mức độ trả thù lao và bù đắp sức lao động đối với cán bộ nhân viên chua thật sự cao so với các ngân hàng của các nuớc phát triển hoạt động trong quốc gia họ. Thậm chí, tình trạng “chảy máu chất xám” cũng đang là một vấn đề nhức nhối ở các quốc gia này và cần phải đuợc quan tâm sâu sắc hơn nữa để khắc phục hậu quả. Thêm vào đó, các ngân hàng này cũng hạn chế về mặt lập quỹ đào tạo, hay tràng bị những công cụ phân mềm công nghệ phục vụ cho phân tích tài chính do nguồn vốn không lớn. Điều đó cũng gây khó khăn cho việc áp dụng CAMELS vào phân tích tài chính ngân hàng thuơng mại.

Cuối cùng, việc sử dụng mô hình CAMELS trong phân tích tài chính các tổ chức tài chính nhằm mục đích đánh giá, xếp hạng, giám sát và lành mạnh hoá hệ thống tài chính quốc gia của các Ngân hàng trung uơng cũng là một vấn đề gặp không ít trở

ngại. Những thông tin cần thiết cho một CAMELS hiệu quả là sự minh bạch và khả năng cung cấp thông tin tài chính của ngân hàng, tính chân thực của các thông tin Báo cáo tài chính và khả năng sẵn sang của những nhân viên trong phỏng vấn. Do tính bí mật thông tin trong hoạt động tài chính ngân hàng, nên những yêu cầu này rất khó đạt đuợc. Vì thế, việc phân tích, đánh giá, xếp hạng ngân hàng dựa trên các thông tin sai lệch rất dễ dẫn đến kết quả đua ra không chính xác và việc quản lý tài chính sẽ không đạt hiệu quả cần thiết.

Trên đây là những nhuợc điểm của mô hình mô hình phân tích tài chính chuẩn quốc tế CAMELS mà chúng ta cần phải khắc phục. Trong số đó, việc khắc phục những yếu tổ này đuợc thực hiện theo những cách khác nhau. Nhuợc điểm đầu tiên sẽ đuợc giải quyết bởi chính các nhà nghiên cứu và đua ra mô hình để có thể đua ra các mức chuẩn phù hợp với từng loại tổ chức tài chính khác nhau về quy mô, hay phù hợp với sự thay đổi của thời gian. Khả năng khắc phục này cũng có thể đuợc giải quyết bởi các nhà quản trị ngân hàng, Ban lãnh đạo các ngân hàng cùng với các chuyên gia phân tích tài chính của họ. Nhuợc điểm thứ hai sẽ đuợc khắc phục bởi chính tổ chức tài chính áp dụng mô hình CAMELS trong công tác phân tích tài chính của mình. Bởi chính họ mới có thể ra quyết định về chính sách tuyển dụng, đào tạo cán bộ cũng nhu đua các định huớng tài chính của mình nhằm hoạt động hiệu quả. Nhuợc điểm cuối cùng sẽ phải đuợc giải quyết kết hợp cả bởi các nhà quản lý tài chính quốc gia trong việc đua ra các quy đinh về tính minh bạch thông tin tài chính và bởi chính tổ chức tín dụng mà các ngân hàng trung uơng đang có cơ chế giám sát với khả năng tự nguyện cung cấp thông tin của cán bộ nhân viên của các tổ chức này.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 đã đưa ra những lý luận cơ bản về phân tích hoạt động của NHTM bao gồm khái niệm, sự cần thiết và các mô hình phổ biến hiện có đang áp dụng trong việc phân tích hoạt động của NHTM để từ đó có một cái nhìn tổng thể nhất về hiệu quả hoạt động của NHTM.

Chương 1 cũng đưa ra những nội dung cơ bản về mô hình CAMELS, từ sự hình thành và phát triển của mô hình, đến nội dung của từng cấu phần trong mô hình, cách xếp loại NHTM trong từng cấu phần.

Các lý thuyết cơ bản này làm cơ sở để phân tích các chương sau. Từ đó đánh giá, xác định được ngân hàng đang nằm trong tình trạng nào, biết được điểm đạt được và điểm chưa đạt của NHTM theo mô hình CAMELS để đưa ra những đề xuất, kiến nghị nhằm cải thiện những chỉ tiêu tài chính chưa đạt tiêu chuẩn của NHTM, nhằm giúp NHTM hoạt động an toàn và hiệu quả hơn trong thực tiễn hoạt động của hệ thống Ngân hàng Việt Nam hiện nay.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM THEO MÔ

HÌNH CAMELS

Một phần của tài liệu 1437 áp dụng mô hình camels trong phân tích hoạt động NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 40 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w