Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu 1437 áp dụng mô hình camels trong phân tích hoạt động NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 96 - 100)

2.3.2.1. Hạn chế

Thứ nhất, nội dung phân tích

Nội dung phân tích tài chính tại Ngân hàng còn sơ sài, trong đó chỉ có một số yếu tố cấu thành nguồn vốn, tài sản, khả năng sinh lời hay khả năng thanh khoản hay một số chỉ tiêu phân tích các bộ phận đó đuợc phân tích sâu, tỉ mỉ, rồi tìm ra nguyên nhân và đua ra giải pháp cho từng vấn đề mà chủ yếu là mô tả lại số liệu của Bảng cân đối tài sản và Báo cáo kết quả kinh doanh. Ngoài ra, số luợng chỉ tiêu phân tích tài chính do Ngân hàng sử dụng còn ít và sự liên kết giữa các chỉ tiêu này không đuợc thể hiện nhiều.

Thứ hai, chỉ tiêu phân tích

Các chỉ tiêu phân tích tài chính của Ngân hàng thuờng đuợc phân tích trong trạng thái tĩnh, tức là các chỉ tiêu đuợc tính toán theo năm và so sánh với cùng kỳ năm ngoái hoặc so sánh giữa các năm một cách đơn thuần. Do đó, việc phân tích đó chua nêu lên đuợc xu huớng biến động theo từng giai đoạn.

Thứ ba, phương pháp phân tích

Phuơng pháp phân tích tài chính đuợc sử dụng bởi Phòng phân tích tài chính của Hội sở vẫn chua thực sự đa dạng. Hiện nay, Ngân hàng Đầu tu và Phát triển Việt Nam đang sử dụng các phuơng pháp phân tích tài chính nhu là: phuơng pháp tỷ số, phuơng pháp so sánh, phuơng pháp Dupont. Chính điều đó cũng dẫn đến các nhận đinh về tài chính đua ra từ kết quả phân tích đạt mức chính xác chua cao.

2.3.2.2. Nguyên nhân a. Nguyên nhân chủ quan

Nguyên nhân chính là do Ngân hàng chua vận dụng thuờng xuyên mô hình CAMELS vào trong hoạt động phân tích tài chính tại Ngân hàng mình. Đồng thời,

Ngân hàng cũng chưa đáp ứng đủ các điều kiện cần thiết để có thể vận dụng mô hình CAMELS trong phân tích tài chính.

Thứ nhất, quan điếm của Ban lãnh đạo

Hoạt động an toàn và hiệu quả là mục tiêu hàng đầu của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam cho nên việc kiểm soát chặt chẽ các hoạt động kinh doanh nói chung và công tác phân tích tài chính nói riêng được Ban lãnh đạo rất quan tâm. Tuy nhiên, do Ngân hàng tập trung vào việc mở rộng qui mô và mạng lưới hoạt động sau khi thoát khỏi thời gian khó khăn của thời kỳ kiểm soát đặc biệt nên công tác phân tích tài chính các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam nói riêng chưa được Ban lãnh đạo quan tâm đúng mức. Đây có thể cũng là một trong những nhân tổ ảnh hưởng đến nội dung phân tích tài chính của Ngân hàng. Ban quản trị điều hành chỉ yêu cầu nhận một báo cáo phân tích tài chính như đã trình bày ở trên mối thàng một lần mà không có những yêu cầu về tính liên tục, cập nhật kịp thời cũng như những phản hồi về nội dung của bảo cáo tài chính.

Thứ hai, cán bộ phân tích tài chỉnh chuyên biệt

Mặc dù, hiện nay Ngân hàng đã có một bộ phận chuyên biệt đảm nhận chức năng phân tích tài chính là Phòng Phân tích tài chính tại Hội sở; tuy nhiên, do chưa nhận được sự quan tâm đúng mức của Ban lãnh đạo Ngân hàng nên vấn đề nhân sự cho bộ phận phân tích cũng chưa được Ngân hàng quan tâm dẫn đến sự thiếu hụt cán bộ cho đội ngũ phân tích. Thêm vào đó, Ngân hàng có rất nhiều dự án đầu tư, các công ty trực thuộc nên có quá nhiều công việc cần phải phân tích dẫn đến nội dung phân tích mới chỉ dừng lại ở việc tính toán các chỉ tiêu và sự so sánh, phân tích đơn giản. Phân tích tài chính là một công việc đòi hỏi cán bộ phân tích phải có trình độ và kinh nghiệm về tài chính. Tuy nhiên, trong số đội ngũ nhân viên tại Phòng Phân tích tài chính Hội sở, số cán bộ trẻ, thiếu kinh nghiệm còn nhiều, đồng thời chưa được đào tạo chuyên sâu về phân tích tài chính ngân hàng thương mại. Nếu có, họ cũng chỉ được đào tạo một cách qua loa và sơ sài, không chuyên sâu nên không đủ khả năng đảm nhiệm công việc này.

Như vậy, về số lượng, cán bộ phân tích của Ngân hàng không đủ để đảm nhiệm công tác phân tích, về chất lượng, cán bộ đảm nhiệm việc phân tích tuy có trình độ về nghiệp vụ phân tích tài chính nhưng chưa được đào tạo chuyên nghiệp về nghiệp vụ

phân tích tài chính ngân hàng thương mại. Khối lượng công việc tại Phòng Phân tích tài chính Hội sở nói chung và công tác phân tích tài chính hàng tháng, hàng năm là rất nhiều nên có sự hạn chế trong việc tìm tòi, nghiên cứu và thực hiện phân tích sâu tình hình tài chính cũng như có thể gây chậm trễ trong việc hoàn thành việc phân tích tài chính của Ngân hàng.

Thứ ba, hạn chế về các thông tin thu thập được

Nguồn thông tin sử dụng trong phân tích tài chính tại Ngân hàng còn có nhiều hạn chế ảnh hưởng đến nội dung và chất lượng phân tích. Cụ thể như sau:

- Việc lấy số liệu và tính toán, việc lập Bảng cân đối tài khoản cấp in, Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tuy được xuất phát từ các phần mềm hỗ trợ của Ngân hàng nhưng khả năng về trình độ công nghệ của nhiều cán bộ phân tích còn hạn chế gây khó khăn cho công tác xử lý và phân tích. Do vậy, họ có thể ngại thực hiện công việc của mình bàng máy móc, công nghệ và phần mềm nào hỗ trợ cho việc tính toán. Công việc tính toán của những nhân viên này có thể là thủ công nên để có được số liệu cho Báo cáo phân tích tài chính mất rất nhiều thời gian mà không đảm bảo độ chính xác của số liệu.

- Các số liệu sử dụng trong phân tích chủ yếu lấy từ các báo cáo tài chính của Ngân hàng mà thiếu thông tin từ bên ngoài để so sánh. Cán bộ phân tích ít thu thập thêm các nguồn thông tin bên ngoài về các chi số tài chính của các ngân hàng đồng hạng, của ngành ngân hàng nên các đánh giá ữong báo cáo phân tích hoàn toàn thường mang tính chủ quan, ít có cơ sở.

b. Nguyên nhân khách quan

Hệ thống các chỉ tiêu trung bình ngành hiện vẫn chưa có khả năng thu thập được. Hiện nay, mặc dù có dự án hỗ trợ kỹ thuật do Ngân hàng Thế giới tài trợ nhằm nâng cao năng lực giám sát của thanh tra Ngân hàng Nhà nước đã được nghiên cứu từ rất lâu trong đó có vận dụng mô hình CAMELS để đinh hạng tổ chức tín dụng nhưng đến nay vẫn chưa có hiệu lực thi hành. Chính vì vậy, số liệu tổng hợp trung bình ngành vẫn chưa có để Ngân hàng làm cơ sở so sánh, đánh giá.

Tóm lại, công tác phân tích tài chính tại BIDV hiện nay còn bộc lộ nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác quản trị điều hành hệ thống. Nguyên nhân chủ yếu là do Ngân hàng chưa lựa chọn được mô hình phân tích phù hcrp. So với

mô hình CAMELS - một mô hình mang tính chuẩn mực quốc tế thì nội dung phân tích của Ngân hàng đã có sự tuơng thích nhung các điều kiện cần đề vận dụng mô hình này cũng chua đuợc đáp ứng. Vì vậy, việc lựa chọn mô hình CAMELS trong phân tích là rất phù hợp và cần phải chuẩn bị đầy đủ các điều kiện vận dụng mô hình này để đạt đuợc kết quả tốt nhất.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chuơng 2 luận văn đi sâu phân tích đánh giá các chỉ tiêu tài chính trong từng cấu phần của mô hình CAMELS, tổng quan có thể nhìn đánh giá đuợc hiệu quả hoạt động của ngân hàng BIDV trong giai đoạn 2015-2017. Trong thời gian qua, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng đã đạt đuợc một số kết quả nhất định nhu vốn chủ sở hữu không ngừng tăng lên, tính thanh khoản cao, chất luợng nợ đuợc cải thiện... Tuy vậy, bên cạnh đó Ngân hàng đã và đang bộc lộ một số bất cập nhu chua đẩy mạnh áp dụng việc phân tích hoạt động theo mô hình CAMELS, số liệu và kết quả phân tích còn sơ sài, phuơng pháp phân tích chua đa dạng...

Trên cơ sở phân tích tình hình thực tế về phân tích đánh giá các chỉ tiêu tài chính trong từng cấu phần của mô hình CAMELS của BIDV từ 2015-2017, từ đó chỉ ra những kết quả đạt đuợc, những hạn chế và tìm ra nguyên nhân tồn tại, luận văn tiếp tục nghiên cứu sang chuơng 3 để đua ra những giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng mô hình CAMELS trong phân tích hoạt động ngân hàng BIDV trong thời gian tới.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN ÁP DỤNG MÔ HÌNH CAMELS TRONG PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

3.1. Định hướng phát triển và mục tiêu phân tích hoạt động của Ngân hàngthương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong thời gian tới

Một phần của tài liệu 1437 áp dụng mô hình camels trong phân tích hoạt động NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 96 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w