Bảng 2.1: Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu của BIDV năm 2015 - 2017
Các khoản nợ chính phủ và NHNN
Việt Nam 45.401,6 43.392,14 77.535,40
Tiền gửi và vay các Tổ chức tín
dụng khác 79.758,32 92.499,22 91.978,86
Tiền gửi của khách hàng 564692,85 726.021,70 859.985,17
Các công cụ tài chính phái sinh và
khoản nợ tài chính khác 0 103,32 0
Vốn tài trợ, uỷ thác đầu tư của chính
phủ và các TCTD khác___________
35.295,25 11.361,96 11.722,73
Phát hành giấy tờ có giá 65.542,24 66.642,04 83.738,43
Vốn của tổ chức tín dụng 34.271,78 34.304,55 34.369,93
Quỹ của tổ chức tín dụng 2.464,09 3.376,58 4.445,83
Chênh lệch tỷ giá hối đoái -42,65 -111,57 53,52
Chênh lệch đánh giá lại tài sản 0 0 0
Lợi nhuận chua phân phối 4.256,5 4.970,93 7.092,01
Lợi ích cổ đông không kiểm soát 1.385,74 1.603,75 2.872,72
Vốn cấp 1 30.342,936 28.294,873 29.876,961
Vốn cấp 2 19.786,004 20.972,884 22.159,759
Khoản loại trừ 0-
Tổng vốn tự có tính CAR 50.128,940 49.267,757 52.036,720
(Nguồn: Báo cáo thường niên BIDVqua các năm)
Từ bảng số liệu, Ngân hàng phân tích qui mô nguồn vốn và chi tiết các khoản yếu tố cấu thành nên nguồn vốn ảnh huởng đến chất luợng hoạt động của hệ thống bao gồm: Các khoản nợ Chính phủ và NHNN; Tiền, vàng gửi của các TCTD khác tại BIDV gồm tiền, vàng gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn; Tiền gửi khách hàng và các khoản phải trả khách hàng gồm tiền gửi không kỳ hạn (Tiền gửi không kỳ hạn, Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn bằng đồng VN và ngoại tệ), Tiền gửi có kỳ hạn (Tiền gửi có kỳ hạn, Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn bằng đồng VN và ngoại tệ), Tiền gửi vổn chuyên dụng (Tiền gửi vốn chuyên dụng bằng đồng VN và ngoại tệ); Các khoản nợ phải trả khác gồm tiền thu từ việc phát hành giấy tờ có giá, lãi dự chi và tài sản nợ khác; vốn cổ đông bao gồm vốn điều lệ, trích lập các quĩ từ lợi nhuận, vốn kháo và lợi nhuận để lại.
Thêm vào đó, khi phân tích qui mô, cơ cấu nguồn vốn, BIDV cũng đã tập trung vào việc phân loại nguồn vốn tự có của mình. Theo đó, vốn tự có của Ngân hàng bao gồm vốn cấp 1 và vốn cấp 2.
48
Bảng 2.2: Nguồn vốn tự có của BIDV năm 2015 - 2017
Nghĩa vụ nợ tiềm ẩn 317.987.940 286.441.646 311.169.608
Bảo lãnh vay vôn 2.936.448,7 4.194.715,5 5.462.006,6
Cam kết trong nghiệp vụ L/C 187.798.439 165.806.289 182.691.663
Bảo lãnh khác 127.253.052 116.440.641 123.015.939
Các cam kết đưa ra 154.069.231 220.953.960 268.001.893
Cam kết tài trợ cho khách hàng 154.069.231 215.920.188 260.698.788
Cam kết khác - 5.033.772 7.303.104,4
(Nguồn: Báo cáo thường niên BIDVqua các năm)
Theo Hướng dẫn nguồn số liệu lấy từ BCĐTKKT khi tính vốn tự có đối với các TCTD số 11331/NHNN-KTTC ngày 22 tháng 10 năm 2007 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các khoản loại trừ khỏi vốn tự có bao gồm: Toàn bộ phần giá trị giảm đi của TSCĐ do định giá lại theo quy định của pháp luật; Toàn bộ phần giá trị giảm đi của các loại chứng khoán đầu tư được định giá lại theo quy định của pháp luật (kể cả cổ phiếu đầu tư, vốn góp); Tổng số vốn của TCTD đầu tư vào TCTD khác dưới hình thức góp vốn, mua cổ phần và tổng các khoản đầu tư dưới hình thức góp vốn, mua cổ phần nhằm nắm quyền kiểm soát vào các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm, chứng khoán; Phần vượt mức vốn tự có của TCTD đổi với khoản góp vốn, mua cổ phần; Khoản lỗ kinh doanh (bao gồm cả những khoản lỗ luỹ kế) được xác định qua kết quả kiểm toán của tổ chức kiểm toán độc lập.
Từ bảng số liệu cơ cấu nguồn vốn tự có, BIDV so sánh mức tăng giảm vốn cấp 1 và vốn cấp 2 so với các năm trước và nguyên nhân tăng giảm các loại vốn này như sau: Vốn cấp I năm 2017 đạt 29.876,961 tỷ VND, tăng 1.582,088 tỷ VND so với 2016 nhưng vẫn thấp hơn 465,975 tỷ VND so với năm 2015. Năm 2016, BIDV cũng đưa ra 4 đợt phát hành tăng vốn nhưng đều chưa hoàn thành được. Nhưng bù lại, mức tăng trưởng ổn định qua các năm của vốn cấp 2 đã giúp cho tổng vổn cấp 1 và cấp 2 đều tăng đảm bảo tăng hệ số an toàn vốn (CAR - Tỷ lệ vốn tự có trên tái sản có rủi ro, bao gồm cả tài sản ngoại bảng) của Ngân hàng.
Đồng thời, Ngân hàng cũng xem xét các mức vốn tự có này có đảm bảo mức an toàn vốn và tuân theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước về Vốn cấp 1 và Vốn cấp 2 hay không? (Vốn cấp 2 không được vượt quá 50% vốn cấp 1). Hiện nay,
49
mức vổn cấp 2 của Ngân hàng Đầu tư vừa đảm bảo mức an toàn vốn vừa tuân theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước không vượt quá 50% vốn cấp 1.
Bảng 2.3: Các chỉ tiêu ngoài bảng căn đối kế toán của BIDV năm 2015 - 2017
Tỷ lệ vốn cấp 1 / Tổng tài sản có rủi ro
4 3 2
Vốn chủ sở hữu / Tổng tài sản 5 4 4
Vốn tự có / Tài sản có rủi ro - CAR 9,81 9,5 9,6
(Nguồn: Báo cáo thường niên BIDVqua các năm)
Thời gian gần đây, phần lớn tài sản cố định của ngân hàng luôn được phản ánh thấp hơn giá trị thực tế. Chính vì thể, khi có cơ chế cho việc đinh giá lại tài sản cố định và chứng khoán đầu tư, thì đây cũng sẽ là một nguồn đáng kể góp phần tăng vốn tự có cho Ngân hàng. Khi phần vốn tự có của Ngân hàng tăng lên cũng sẽ góp phần tích cực đến qui mô cũng như mức độ đảm bảo an toàn vốn của hệ thống. Hơn nữa, BIDV cũng đã quan tâm đến những số liệu liên quan đến các cam kết ngoại bảng trong quá trình phân tích tài chính, bởi họ hiểu ràng các cam kết ngoại bảng có ảnh hưởng rất lớn đến mức an toàn vốn tối thiểu của một ngân hàng (dựa vào hệ số an toàn vốn CAR).
Từ công thức sau, BIDV tính toán các chỉ số an toàn vốn của hệ thống từ năm 2015 - 2017.
D = BAC x 100% Trong đó:
D: Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu
A: Vốn tự có để tính tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của Ngân hàng bao gồm vốn cấp 1 và vốn cấp 2.
B: Giá trị tài sản có rủi ro nội bảng 50
C: Giá trị tài sản có rủi ro của các cam kết ngoại bảng (bao gồm Các cam kết bảo lãnh, tài trợ cho khách hàng; Hợp đồng giao dịch lãi suất, họp đồng giao dịch ngoại tệ).
Bảng 2.4: Các chỉ số an toàn vốn của BIDV năm 2015 - 2017
Hệ số CAR - một thước đo chính thể hiện khả năng của ngân hàng trong việc chống đỡ những rủi ro không được dự tính (không được phản ánh trong Bảng tổng kết tài sản nhưng lại chứa đựng tiềm ẩn rủi ro tín dụng trong tương lai) mà không làm ảnh hưởng tới nguồn vốn cơ bản của ngân hàng. Chỉ số tiêu chuẩn này được BIDV phân tích, sau đó tham chiếu với những qui định của NHNN và thông lệ quốc tế để đánh giá mức độ an toàn vốn của toàn hệ thống cũng như ứng dụng trong việc xếp hạng mức độ tín nhiệm nội bộ. Hiện nay, mức tiêu chuẩn của Việt Nam đã thay đổi từ giữa năm 2005, yêu cầu về hệ số CAR ngày càng tiểp cận đến mức chuẩn quốc tế (Thông tư số 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2011 có hiệu lực từ ngày 01/02/2015). Quyết định này bắt buộc duy trì hệ số CAR ở mức tối thiểu 9% cho các tố chức tín dụng thực hiện đế đáp ứng mức tối thiểu này. Theo báo cáo kiểm toán quốc tế, hệ số CAR cả 3 năm 2015, 2016 và 2017 của Ngân hàng được cải thiện đáng kể, duy trì trên mức chuẩn tối thiểu về an toàn vốn theo Quy định của Ngân hàng Nhà nước và tiêu chuẩn quốc tế là 9%.
Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng đã đi phân tích các chỉ số: Tỷ lệ vốn cấp 1/ Tổng tài sản có rủi ro (theo thông lệ quốc tế, trong tổng số 9% thì vốn cấp 1 phải chiếm ít nhất
50% hay ít nhất là bằng 4% tổng tài sản có rủi ro) và vốn / Tổng tài sản để đánh giá chất
lượng nguồn vốn của mình (đây cũng là một trong số những chỉ tiêu quan trọng trong việc phân tích khả năng thanh toán của ngân hàng thương mại nói chung và BIDV nói riêng). Từ năm 2015 tới năm 2017, hệ số an toàn vốn cơ bản (Vốn chủ sở hữu / Tổng tài
51
Đánh giá chất lượng phân tích nguồn vốn:
về điểm đạt được, ở phần nguồn vốn, BIDV đã nghiên cứu qui mô, cơ cấu
nguồn vốn và sự thay đổi so với năm tài chính liền kề trước năm phân tích. Ngân hàng cũng đã đi sâu phân tích từng yếu tố cấu thành nên nguồn vốn ảnh hưởng đến chất lượng tài chính của tổ chức bao gồm Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu cũng như phân tích nguồn vốn tự có của Ngân hàng theo 2 loại Vốn cấp 1 và vốn cấp 2.
về hạn chế, Ngân hàng mới chỉ dừng lại ở việc mô tả các bảng số liệu liên quan đến Nợ phải trả và vốn cổ đông một cách đơn thuần mà chưa đi sâu vào phân tích cụ thế đế có những đánh giá liệu số như vậy là tốt hay là xấu đối với mức độ an toàn của hệ thống.
Bên cạnh đó, báo cáo phân tích nguồn vốn mới chỉ để cập đến nguồn vốn như dưới góc độ phận thành 2 loại là vốn cấp 1 và vốn cấp 2 rồi so sánh, đánh giá mức độ của từng loại, hay đánh giá vai trò của vốn tự có trong hoạt động của Ngân hàng. Trong khi đó, Ngân hàng vẫn chưa nêu bật được vai trò quan trọng của nguồn vốn chủ sở hữu đối với qui mô hoạt động cũng như đảm bảo an toàn hoạt động của ngân hàng thông qua việc tính toán các tỷ lệ an toàn vốn và hiệu quả đòn bẩy của vốn trong việc tối đa hoá lợi nhuận đồng thời đảm bảo mức độ cân xứng về rủi ro. Bởi khi đọc bản phân tích tài chính của Ngân hàng, người quan tâm thường có thể đặt ra các câu hỏi đối với cán bộ phân tích là: vốn điều lệ của ngân hàng tăng lên từ vốn góp của cổ đông hay lợi nhuận để lại? Có phải toàn bộ lợi nhuận chưa chia sẽ dùng để chia cổ tức cho cổ đông hay để tái đầu tư? Ngân hàng có lệ thuộc vào nguồn vốn bên ngoài hay không?... Những câu hỏi yêu cầu một bản phân tích thực sự phải trả lời được. Tuy nhiên trong báo cáo phân tích của Ngân hàng, các vấn đề cơ bản này chưa được làm rõ.
Ngoài ra, hệ thống chỉ tiêu phân tích vốn chưa đầy đủ. So với các chỉ tiêu trong mô hình CAMELS thì trong báo cáo phân tích về chất lượng nguồn vốn của Ngân hàng có rất nhiều chỉ tiêu chưa được tính toán và phân tích. Đây cũng là một trong những thiếu sót của Ngân hàng trong công tác phân tích chất lượng vốn, dẫn đến tổ chức có thể dễ đưa ra những nhận định không chính xác về mức độ an toàn vốn và sử dụng vốn của hệ thống.
Để giải quyết những hạn chế và trả lời các câu hỏi nêu trên, việc sử dụng bổ sung các chỉ tiêu của mô hình CAMELS sẽ giúp cho việc tăng cường độ rộng cũng
52
như độ sâu và sự tin cậy của một nội dung phân tích về vốn đảm bảo các yêu cầu về Tỷ lệ an toàn vốn, Hệ số đòn bẩy, và Hệ số tạo vốn nội bộ.
Bảng 2.5: Các chỉ số an toàn vốn của BIDV năm 2015 - 2017 theo mô hình CAMELS
(%)
Hệ sô đòn bẩy tài chính = Tổng nợ phải trả /
vốn chủ sở hữu (lần) 19,09 21,80 23,62
Hệ sô tạo vốn nội bộ = Lợi nhuận không
Tiền mặt, vàng bạc, đá quý 6.588,8
5 7.106,55 8.203,02
(Nguồn: Báo cáo thường niên BIDVqua các năm)
Trong các chỉ tiêu phân tích chất lượng nguồn vốn được sử đụng trong mô hình CAMELS, BIDV đã thực hiện phân tích được tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu CAR. Theo đó, về tỷ lệ an toàn vốn, tỷ lệ vốn tự có so với Tổng giá trị tài sản Có quy đổi theo rủi ro của Ngân hàng đã đạt đến mức chuẩn quốc tế là 9%. Tuy nhiên, tỷ lệ Tổng vốn cấp 1 trên Tổng giá trị tài sản có rủi ro của tổ chức đã ở mức trên chuấn mực quốc tế (Vốn cấp 2 thường chiếm tỷ lệ không nhiều trong tổng Vốn tự có, chủ yếu là từ nguồn phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn và dài hạn). Điều này cho thấy, nếu chỉ dựa vào kết quả phân tích nguồn vốn dựa trên các chỉ tiêu mà Ngân hàng đã lựa chọn, chất lượng nguồn vốn của Ngân hàng hiện nay là khá tốt. Mục tiêu của Ngân hàng là phấn đấu đạt tỷ lệ an toàn vốn tốì thiểu để đảm bảo hoạt động của Ngân hàng. Tuy nhiên, nếu áp dụng các chỉ tiêu của nội dung phân tích chất lượng nguồn vốn của mô hình CAMELS để phân tích mức độ hoạt động của Ngân hàng, chúng ta thấy tồn tại rất nhiều vấn đề còn đang tồn tại trong việc xử lý cũng như nâng cao chất lượng vốn của Ngân hàng.
Tiếp theo, về hệ số đòn bẩy, Ngân hàng đã duy trì ở mức độ tương đối cao so với mức độ cho phép (12,5 lần). Hiện tại, so với năm 2015, tỷ lệ này của Ngân hàng đã
53
tăng đáng kể (năm 2015 là 19,09 lần và năm 2017 là 23,62 lần), cho thấy Ngân hàng rất lệ thuộc vào nguồn vốn từ bên ngoài. Điều này là không tốt và gia tăng thêm rủi ro cho hoạt động của Ngân hàng và kiến nghị là Ngân hàng cần phải tăng thêm nguồn vốn tự có, đặc biệt là vốn cấp 2 để đảm bảo mức hoạt động an toàn của nguồn vốn cũng nhu hoạt động kinh doanh của mình.