Phân tích khả năng thanh khoản

Một phần của tài liệu 1437 áp dụng mô hình camels trong phân tích hoạt động NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 82 - 89)

BIDV quản lý rủi ro thanh khoản thông qua việc tuân thủ quy định của SBV và quy đinh của BIDV. Việc quản lý rủi ro thanh khoản đảm bảo cho BIDV có thể đáp ứng kịp thời các nghĩa vụ thanh toán của toàn hệ thống đến hạn với chi phí hợp lý, đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng.

Hội Sở chính là đơn vị chịu trách nhiệm quản lý thanh khoản toàn hệ thống thông qua Ban Nguồn vốn kinh doanh tiền tệ trực tiếp thực hiện các giao dịch, đảm

67

bảo quản lý được rủi ro thanh khoản trong phạm vi giới hạn và hạn chế do hội đồng ALCO thiết lập.

Quản lý thanh khoản ngắn hạn được thực hiện căn cứ vào báo cáo độ lệch kỳ hạn, dự đoán các chỉ tiêu chủ yếu trên bảng tổng kết tài sản có ảnh hưởng đến luồng tiền vào ra, từ đó đưa ra các giới hạn thích hợp. Quản lý thanh khoản dài hạn được thực hiện bằng việc ngân hàng quy định giới hạn các chỉ số thanh khoản rút ra từ các chỉ tiêu trên bảng tổng kết tài sản và có biện pháp thực hiện mục tiêu đó.

Quản lý thanh khoản bao gồm các biện pháp, kế hoạch thực hiện trong trường hợp thanh khoản bình thường và trong trường họp mất khả năng thanh toán, thiếu hụt vốn khả dụng. Theo các báo cáo độ lệch kỳ hạn, dự báo luồng tiền vào ra, Ban Nguồn vốn Kinh doanh Tiền tệ sẽ thực hiện các giao dịch và các khoản đầu tư thích hợp đáp ứng nhu cầu thanh khoản của ngân hàng. Như vậy, từ việc quan sát, dự báo các luồng tiền vào ra của hệ thống, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam thực hiện việc phân tích khả năng thanh khoản dựa trên các chỉ tiêu trong bảng sau:

Bảng 2.13: Các chỉ số thanh khoản của BIDV năm 2015 - 2017

Tài sản thanh khoản 95.405,51 105.682,4 9 155.976,8 7 Dư nợ 598.434,4 8 1723.697,4 1866.885,3 Tổng nợ phải trả 808.171,4 8 962.259,9 1.153.449,8

Dư nợ / Tiền gửi 92,86% 88,42% 91,06%

Tài sản thanh khoản / Tổng nợ phải

trả 11,81% 10,98% 13,52%

Tiền gửi / Tổng nợ phải trả 79,74% 85,06% 82,53%

Thông qua số liệu của các chỉ tiêu phân tích khả năng thanh khoản trên, Ngân hàng đi vào nhận xét và so sánh về mức độ thanh khoản của hệ thống giữa các năm với nhau, với mức tiêu chuẩn của Việt Nam và Hội đồng quốc tế hay chiến lược phát triển của Ngân hàng, đồng thời nêu những hạn chế cũng như những hiệu quả trong

việc quản lý thanh khoản của mình. Thêm vào đó, Ngân hàng tìm ra nguyên nhân của những hạn chế đó và những yểu tố tạo nên hiệu quả thanh khoản đê có thê đua ra các biện pháp cảnh báo, quản trị những rủi ro mang tính đặc thù và nguy hiểm nhất này một cách kịp thời.

Theo vậy, Ngân hàng có một số hạn chế trong vấn đề thanh khoản, tuy nhiên khả năng thanh khoản của Ngân hàng đã đuợc cải thiện đáng kể từ năm 2015 tới 2017 (thậm chí đã đuợc cải thiện từ truớc đó), với Tỷ lệ du nợ / Tiền gửi giảm dần từ 92,86% năm 2015 xuống 91,06% năm 2017 nhờ mức độ tăng nhanh huy động tiền gửi khách hàng, đặc biệt năm 2016 tỷ lệ này giảm xuống chỉ còn 85,06%. Điều này phù hợp với chiến luợc phát triển nguồn vốn cơ bản của Ngân hàng. Cùng với đó, chỉ số Tài sản thanh khoản (tiền và các khoản tuơng đuơng tiền tại quỹ, tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nuớc, tiền gửi thanh toán tại các TCTD khác) / Tổng nợ phải trả có xu huớng biến động liên tục qua các năm, từ 11,81% năm 2015 xuống 10,98% năm 2016 và sau đó lại tăng cao lên mức 13,52% vào năm 2017. Nó càng thể hiện khả năng quản lý tài sản thanh khoản của Ngân hàng năm 2017 có những dấu hiệu tích cực. Hiện nay, công tác quản lý thanh khoản của Ngân hàng đang đuợc cải thiện, đặc trung là việc thiết lập cơ chế kiểm soát và theo dõi hợp lý tình trạng thanh khoản hàng ngày và dài hạn.

Một điều đáng quan tâm nữa là Ngân hàng sử dụng Tỷ lệ khe hở thanh khoản lũy kế ((Tài sản đến hạn - Nợ đến hạn) / Tổng tài sản) trong công tác quản trị khả năng thanh khoản của hệ thống. Trong năm qua, Ngân hàng đã tuân thủ đúng quy định của Ngân hàng Nhà nuớc về dự trữ bắt buộc, tỷ lệ khả năng chi trả, quản lý tốt dòng tiền vào, ra của hệ thống theo kỳ hạn đáo hạn để chủ động xử lý nguồn vốn thanh khoản khi thiểu hụt hoặc thặng du. Theo đó, Tỷ lệ khe hở thanh khoản lũy kế của Ngân hàng luôn đuợc thực hiện trong biên độ cho phép theo quy định của ALCO (+/-3%).

Nhu vậy, rủi ro thanh khoản của Ngân hàng ở mức đuợc kiểm soát do tăng truởng tiền gửi (nguồn vốn cơ bản) khá ổn định. Các tài sản kém thanh khoản của Ngân hàng đuợc hổ trợ bởi các nguồn ổn định từ tiền gửi khách hàng và các quỹ tiền gửi của các cơ quan Chính phủ, nhiều hon là từ các nguồn nhạy cảm và không ổn định nhu nguồn từ thị truờng vốn ngắn hạn và vay liên ngân hàng.

Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tài sản có động 216.970, 28 250.095, 46 302.454, 22 Tổng tài sản Có 830.648, 28 987.796, 78 1.180.725, 25 Tổng tài sản 850.669, 65 1.006.380,6 35 1.172.803, 59 Tổng tiền gửi 644.451, 17 818.520, 92 951.964, 03

Đánh giá chất lượng phân tích khả năng thanh khoản

Điểm đạt được, khi phân tích khả năng thanh khoản của hệ thống, Ngân hàng đã tính toán được các chỉ số khả năng chi trả theo qui định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam như: Dư nợ / Tiền gửi, Tài sản thanh khoản / Tổng nợ phải trả, Tiền gửi khách hàng / Tổng nợ phải trả, và tỷ lệ Tăng trưởng tiền gửi. Với những số liệu được tính đó, cán bộ Ngân hàng đi vào phân tích, so sánh các tỷ lệ của năm nay với năm liền kề trước đó, và tìm ra những nguyên nhân tác động đến các yếu tố tăng giảm đó.

Đặc biệt, Ngân hàng đã rất coi trọng đến vai trò của Hội đồng Quản lý Tài sản (ALCO) trong việc quản trị rủi ro thanh khoản . Hội đồng ALCO của BIDV thực hiện đề ra các giới hạn quản trị rủi ro thị trường, rủi ro thanh khoản mà ngân hàng phải tuân thủ nhằm hạn chế tối đa tổn thất cho ngân hàng khi thị trường có biến động mạnh bất lợi về lãi suất, tỷ giá, về cung cẩu vốn khả dụng... Khi phân tích khả năng thanh khoản của hệ thống, tổ chức tài chính này cũng đã tính toán đến Tỷ lệ khe hở thanh khoản lũy kế ((Tài sản đến hạn - Nợ đến hạn) / Tổng tài sản) và so sánh với mức qui định chuẩn của ALCO để đánh giá mức độ thanh khoản của mình.

Hạn chế, phân tích khả năng thanh khoản của có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với các ngân hàng thương mại nói chung và BIDV nói riêng, giúp các tổ chức tài chính tránh được những loại rủi ro có hậu quả nghiêm trọng nhất. Tuy nhiên, số lượng các chỉ tiêu về thanh khoản mà Ngân hàng sử dụng lại quá ít, đồng thời chưa có sự gắn kết với các chỉ tiêu trong phần phân tích chất lượng tài sản. Điều đó dẫn đến các nhận định về tài chính đưa ra từ kết quả phân tích chưa chính xác. Theo phân tích của BIDV với các chỉ tiêu mà tổ chức tài chính này sử dụng, khả năng thanh khoản của hệ thống được đảm bảo do Ngân hàng duy trì được mức dự trữ tương đối hợp lý. Tuy nhiên, nếu sử dụng hệ thống các chỉ tiêu của mô hình CAMELS trong phân tích thanh khoản của Ngân hàng lại cho thấy rằng, hệ sổ thanh khoản cho các khoản nợ ngắn hạn trong 2 năm gần đây lại đạt mức thấp hơn nhiều so với mức tiêu chuẩn và kiến nghị đưa ra là Ngân hàng cần phải dự trữ nhiều hơn tài sản dưới dạng thanh khoản để đáp ứng nhu cầu thanh khoản.

Bảng 2.14: Các chỉ số về khả năng thanh khoản của BIDV theo mô hình CAMELS năm 2015 - 2017

Tài sản có động / Tổng tài sản Có 26,12% 25,32% 25,62%

Tài sản có động / Tổng tiền gửi 33,67% 30,55% 31,77%

Du nợ / Tổng tiền gửi 92,86% 88,42% 91,06%

Qua các chỉ tiêu đã đuợc tính toán ở bảng trên, ta thấy tỷ lệ Du nợ / Tổng tài sản đang tăng dần lên qua các năm (cụ thể: tăng từ 70,35% năm 2015 lên 71,91% năm 2016 và 73,92% năm 2017), chứng tỏ Ngân hàng đang có xu huớng đẩy mạnh hoạt động tín dụng của mình nhằm nâng cao lợi nhuận trong hoạt động trung gian của mình. Nhung cần phải chú ý đến tỷ lệ Du nợ / Tổng tiền gửi hiện tại của Ngân hàng, chỉ số này hiện đang ở mức cao và có xu huớng ngày càng tăng (88,42% năm 2016 và 91,06% năm 2017). Điều đó có nghĩa là song song với việc tăng truởng tín dụng, hiện nay Ngân hàng đang sử dụng nhiều tiền gửi của khách hàng và các TCTD phục vụ hoạt động cho vay của mình, dẫn đến tỷ lệ Du nợ / Tổng tiền gửi của tổ chức tài chính này vuợt quá mức tiêu chuẩn quốc tế và làm gia tăng mức độ rủi ro thanh khoản của Ngân hàng.

Thêm vào đó, các tỷ lệ Tài sản có động / Tổng tài sản Có và tỷ lệ Tài sản có động / Tổng tiền gửi của Ngân hàng hiện đang ở mức trên 25%. Các tỷ lệ này có giá trị nằm trong mức chuẩn quy định. Năm 2017, tỷ lệ Tài sản có động / Tổng tài sản Có của Ngân hàng là 25,62% vừa nằm trong mức chất luợng quốc tế là 20 - 30%, tỷ lệ Tài sản có động / Tổng tiền gửi là 31,77% hơi thấp nhung vẫn đạt với mức chuẩn là 30 - 45%. Điều đó cho thấy tài sản thanh khoản của Ngân hàng giữ vững trong mức an toàn. Do vậy, nếu so sánh với các tiêu chuẩn quy định trong mô hình CAMELS thì

khả năng thanh khoản của Ngân hàng khá tốt và cần duy trì trong công tác quản trị khả năng thanh toán nhằm đảm bảo hoạt động hiệu quả của mình.

Ngoài ra, tiền gửi từ dân cu và tổ chức kinh tế đang chậm hơn so với tốc độ tăng truởng du nợ do Ngân hàng áp liên tục áp dụng những chính sách lãi suất thuận lợi cho khách hàng vay vốn nên nguồn vốn từ tiền gửi của khách hàng không thể đảm bảo tài trợ cho các khoản vay mới của khách hàng. Qua đó, yêu cầu Ngân hàng cần phải dự trữ tài sản nhiều hơn duới dạng thanh khoản để đáp ứng nhu cầu thanh toán trong tuơng lai.

Một phần của tài liệu 1437 áp dụng mô hình camels trong phân tích hoạt động NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 82 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w