Bảng 2.12: Các chỉ số khả năng sinh lời của của BIDV năm 2015 - 2017
Ngân hàng phân tích khả năng sinh lời của hệ thống bằng cách tính toán các chỉ tiêu sinh lời trên và dựa vào các chỉ tiêu đó để nhận xét tính hợp lý của chúng khi so sánh với các chuẩn của Việt Nam và thế giới. Dù chịu sự cạnh tranh gay gắt trong những năm gần đây, đặc biệt là từ khi Việt Nam ra nhập Tổ chức thuơng mại thế giới (WTO), khả năng sinh lời của Ngân hàng vẫn tăng truởng khá tốt.
Đặc biệt, khi phân tích khả năng sinh lời của hệ thống, Ngân hàng chú trọng rất nhiều đến việc phân tích các chỉ số nhu: Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản bình quân (ROA), Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROE). Các chỉ số này là rất tích cực khi tính đến nhiều yếu tố có ảnh huởng tiêu cực đến khả năng sinh lời của ngân
hàng. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản bình quân (ROA) của ngân hàng có xu huớng tăng đều qua các năm, năm 2017 tỷ lệ này là 0,67% đạt mức khá thấp trong vòng vài năm trở lại đây, đặc biệt kém hơn so với năm 2015 (0,83%) là 0,16%, và vẫn thấp hơn
so với thông lệ quốc tế (1%) gần 0,33%. Tương đồng với ROA, Tỷ suất ROE cũng có sự giảm sút qua các năm, cụ thể: 15,27% năm 2015, 15,50% năm 2016 và năm 2017 là 14,41% chỉ số này vừa đủ đạt mức yêu cầu của thông lệ quốc tế (10 - 15%).
Thêm vào đó, những qui định về tỷ lệ dự trữ bắt buộc, về lãi suất cơ bản do Ngân
hàng Nhà nước đưa ra cũng là một nguyên nhân chính dẫn đến nguồn vốn khả dụng của
Ngân hàng được sử dụng chưa thật sự hiệu quả. Khả năng sinh lời của Ngân hàng còn chịu ảnh hưởng do Ngân hàng đã cho vay các dự án lớn dài hạn, trong đó nhiều dự án là
không hiệu quả, lãi suất cho vay khi ký kết Hợp đồng tín dụng thấp và ngoài ra, Ngân hàng còn phải thực hiện tăng trích dự phòng rủi ro cho các khoản thua lỗ.
Từ việc so sánh, nhận xét khả năng sinh lời của hệ thống dựa trên các chỉ tiêu đó, cán bộ Ngân hàng đi vào phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của tổ chức, họ có thể đưa ra những giải pháp khắc phục hiệu quả để tránh những rủi ro, bất cập trong hoạt động của hệ thống. Hiện nay, Ngân hàng đang đẩy mạnh đa dạng hóa hoạt động kinh doanh để nâng cao chất lượng tín dụng của mình làm giảm đáng kể nợ xấu phát sinh, tăng khả năng sinh lời; hay làm đa dạng nguồn thu nhập để nâng cao mức thu nhập ngoài lãi (Thu nhập từ các hoạt động phi lãi suất của Ngân hàng bao gồm thu phí dịch vụ ngân hàng, thu từ các giao dịch ngoại tệ...). Tuy nhiên, tỷ lệ thu nhập ngoài lãi / Tổng tài sản vẫn chưa được cải thiện nhiều; Thu nhập từ lãi vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu hoạt động, trên 60%, một tỷ lệ vẫn còn khá cao so với tiêu chuẩn hoạt động ngân hàng hiện đại ngày nay.
Trong công tác phân tích tài chính hiện nay tại BIDV, chúng ta thấy tổ chức này đã phân tích được một số chỉ tiêu trong mô hình CAMELS: Lãi ròng biên, Chi phí trên thu nhập, ROA và ROE. Ngoài ra, Ngân hàng còn sử dụng được một số chỉ tiêu ngoài khác nữa như: Tăng trưởng thu nhập ròng, Thu nhập lãi ròng / Tổng thu nhập hoạt động, Thu nhập ngoài lãi / Tổng tài sản, Chi phí hoạt động / Tổng tài sản và Chi phí hoạt động / Dư nợ trước DPRR. Thông qua các số liệu chỉ tiêu đó, chúng ta có thể thấy tình hình hoạt động nhàm nâng cao khả năng sinh lời của Ngân hàng là khá hiệu quả.
Đánh giá chất lượng phân tích khả năng sinh lời
Điểm đạt được, về lợi nhuận, Ngân hàng đã phân tích chi tiết các yếu tố cấu thành nên thu nhập và chi phí của hệ thống và so sánh được mức độ tăng giảm giữa các năm.
66
Đồng thời, Ngân hàng cũng đã phân tích được cơ cấu thu nhập và đưa ra bảng các chỉ tiêu về khả năng sinh lời bao gồm các chỉ số ROA, ROE, Thu nhập lãi ròng / Tổng thu nhập hoạt động, Lãi cận biên ròng và Thu nhập ngoài lãi / Tổng tài sản. Từ đó, Ngân hàng đưa ra những so sánh, nhận xét liên quan đến mức độ sinh lời phục vụ cho việc quản trị rủi ro của nhằm nâng cao lợi nhuận hệ thống.
về phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh: các chỉ tiêu quan trọng như Chi phí hoạt động / Tổng tài sản, Chi phi hoạt động / Dư nợ trước DPRR và Chi phí hoạt động / Tông thu nhập hoạt động đã được tính toán và đưa ra những nhận xét so sánh với mức độ hay tiêu chuẩn hoạt động ngân hàng của Việt Nam và thế giới.
Hạn chế, trong quá trình phân tích khả năng sinh lời của hệ thống, Ngân hàng đã đề cập đến một số chỉ tiêu phân tích cơ bản nhưng lại không đi sâu vào những vấn đề đó để có thể đưa ra những nhận xét chính xác nhất về tình hình hoạt động của mình. Thêm vào đó, chưa có sự liên kết nhiều giữa các chỉ tiêu bởi thực tế để đưa ra được những phân tích xác đáng lại cần một loạt các chỉ tiêu bổ trợ và các số liệu so sánh của các ngân hàng khác để tìm được nguyên nhân của sự thay đổi trong các chỉ tiêu.
Để tăng cường độ sâu và độ rộng trong phân tích, danh mục các chỉ tiêu bổ sung theo mô hình CAMELS sẽ giúp cho nhà phân tích đưa ra những phân tích có độ tin cậy cao hơn đồng thời giúp cho Ngân hàng nhận biết được những rủi ro tiềm năng và cơ hội tăng lợi nhuận của mình.
Cuối cùng, chúng ta có thể đề nghị để gia tăng được khả năng sinh lời, Ngân hàng cần có biện pháp cắt giảm chi phí hoạt động, mở rộng, đẩy mạnh các sản phẩm dịch vụ nhằm tăng thu từ dịch vụ và thực hiện việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng đầy đủ và phù hợp nhằm đạt hiệu quả cao trong hoạt động nhàm mục đích sinh lợi của Ngân hàng.