Điều kiện mở rộng nhóm chỉ số phân tích

Một phần của tài liệu 1437 áp dụng mô hình camels trong phân tích hoạt động NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 103 - 109)

3.2.2.1. Chuẩn bị nguồn thông tin phù hợp với nhu cầu phân tích

Để có thể ứng dụng CAMELS trong phân tích tài chính của Ngân hàng một cách tốt nhất, cán bộ phân tích cần phải khai thác và xác đinh độ tin cậy của các nguồn thông tin sau:

Thứ nhất, các thông tin trong nội bộ Ngân hàng

Phân tích tài chính là tổng hoà các phuơng pháp và công cụ cho phép xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác nhằm cung cấp cho nhà quản lý kinh tế tài chính vĩ mô cũng nhu vi mô những tín hiệu cần thiết để quản lý, điều hành và đua ra các quyết định phù hợp. Nhu vậy, đối tuợng nghiên cứu chính của phân tích tài chính chính là các Báo cáo nội bộ của Ngân hàng trong đó quan trọng nhất là các Báo cáo tài chính đuợc lập hàng quý hay hàng năm. Hệ thống Báo cáo tài chính ở mỗi nuớc có những khác biệt. Ở các nuớc trên thể giới, hệ thống Báo cáo tài chính của các ngân hàng thuơng mại gồm 4 Báo cáo tài chính: Báo cáo thu nhập - chi phí, Bảng cân đối kế toán, Báo cáo về nguồn vốn và sử dụng vổn, Báo cáo về vốn chủ sở hữu, Theo Quyết định số 16/2007/QĐ-NHNN ngày 18/04/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nuớc về việc Ban hành chế độ Báo cáo tài chính đối với các tổ chức tín dụng thì hệ thống Báo cáo tài chính của tổ chức túi dụng bao gồm:

- Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B 02/TCTD)

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu số B 03/TCTD) - Báo cáo luu chuyến tiền tệ (Mẫu số B 04/TCTD)

- Thuyết minh báo cáo tài chính (Mầu số B 05/TCTD)

đối kế toán thể hiện qui mô và cấu trúc của các nguồn vốn và tài sản của Ngân hàng tại một thời điểm và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh thể hiện thu nhập của Ngân hàng trong một thời kỳ nhất định. Ngoài ra, đối với chủ Ngân hàng, để có thể phân tích sâu thì một nguồn thông tin cơ bản và hữu ích là Bảng cân đổi tài khoản kế toán - Báo cáo gốc để hình thành nên Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

Thứ hai, các thông tin bên ngoài

Bên cạnh các Báo cáo tài chính quan trọng trong nội bộ Ngân hàng, để phục vụ cho việc phân tích, cán bộ phân tích cũng cần thu thập những thông tin bên ngoài để làm cơ sở cho việc so sánh cũng nhu hỗ trợ trong việc tìm ra nguyên nhân và những quyết định tài chính hơp lý.

Các thông tin bên ngoài bao gồm những thông tin chung (thông tin liên quan đên tinh hình kinh tế chính trị xã hội trong và ngoài nuớc tác động tới hoạt động của Ngân hàng, cơ hội kinh doanh, chính sách thuế, lãi suất...), thông tin về ngành ngân hàng (xu huớng phát triển...) và các thông tin pháp lý trong lĩnh vực ngân hàng. Việc cập nhật những thông tin này thuờng xuyên sẽ giúp cho cán bộ phân tích có những nhận định đúng đắn hơn về tình hình tài chính của Ngân hàng. Các thông tin đuợc thu thập từ nhiều nguồn: các thông tin công bố ừên sách báo ứong và ngoài nuớc, tạp chí chuyên ngành, thông tiin từ các tổ chức định giá tín nhiệm, các nghiên cứu của các chuyên gia tài chính ngân hàng, mua thông tin từ nguồn dữ liệu ngành, dữ liệu quốc gia. Ở Vỉệt Nam, Ngân hàng có thể thông qua Trung tâm thông tin tín đụng - NHNN (CIC) hoặc Tổng cục Thống kê để mua thông tin ngành phục vụ cho việc phân tích.

3.2.2.2. Hoàn thiện và nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin của Ngân hàng

Với xu huớng hiện nay, BIDV cần phải tiếp tục đầu tu, nâng cấp mạng diện rộng và hạ tầng công nghệ thông tin với các giải pháp kỹ thuật và phuơng thức truyền thông phù họp với trình độ phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam và các chuẩn mực, thông lệ quốc tế. Hoàn thiện và phát triển các mô thức quản lý nghiệp vụ ngân hàng cơ bản; các quy trình, thủ tục quản lý và tác nghiệp theo huớng hiện đại, tự động hoá và đuợc tích họp trong hệ thống quản trị ngân hàng hoàn chỉnh và tập trung là vấn đề cần thiết đối với Ngân hàng. Xây dựng hệ thống ứng dụng lõi (Core-banking) làm nền tảng chính phục vụ cho các hoạt động ngân hàng chính là cơ sở tiền đề cho phát

triển đa dạng các dịch vụ ngân hàng qua mạng viễn thông (e-banking, mobile- banking...) và phục vụ vào mục đích kế toán, phân tích tài chính và quản trị rủi ro trong hoạt động của hệ thống. Thêm vào đó, dự án hiện đại hoá công nghệ ngân hàng (CBS) và hệ thống thông tin quản lý (MIS) đã hoàn thành kiểm nghiệm hệ thống giai đoạn 1 và giai đoạn 2. về cơ bản, chúng đã hoàn thành giai đoạn làm sạch, làm đầy dữ liệu cho các Chi nhánh chuẩn bị chạy song song. Với nền tảng công nghệ hiện đại, hệ thống thông tin của Ngân hàng sẽ được chuẩn hoá, có thể cung cấp các số liệu kế toán chính xác, kịp thời phục vụ cho công việc phân tích tài chính của Ngân hàng.

Tuy nhiên, khi có một hệ thống chỉ tiêu và phương pháp phân tích hoàn chỉnh mới dựa trên mô hình CAMELS, Ngân hàng cần phải tiến hành xây dựng phần mềm phân tích tài chính có thể kết nối với phần mềm lõi Sylverlake để kết xuất dữ liệu, tự động tính toán các chỉ tiêu tài chính, so sánh với chỉ tiêu trung bình ngành. Phân mềm này phải có khả năng cập nhật với số liệu của toàn hệ thống và phải cung cấp được ở bất kỳ thời điểm nào theo yêu cầu cùa những nhà điều hành mà không phụ thuộc vào qui trình luân chuyển chứng từ nội bộ. số liệu đế tạo lập, tính toán tự động, các chỉ tiêu phản ánh chính xác, kịp thời mọi hoạt động có liên quan đến chỉ tiêu cần phân tích. Đồng thời phải khớp đúng với các số liệu của sổ sách kế toán. Có như vậy, việc phân tích thực hiện không những định kỳ mà còn trong những trường hợp đột xuất cũng có những kết quả báo cáo nhanh, sổ liệu đảm bảo tính cập nhật và tính chính xác.

3.2.2.3. Thành lập bộ phận chuyên môn chịu trách nhiệm phân tích hoạt động Ngân hàng tại các Sở Giao dịch và Chi nhánh

Hiện nay, BIDV đã thiết lập được bộ phận phân tích tài chính chuyên biệt tại Hội sở, nhưng tại các Chi nhánh, Ngân hàng cũng cần phải thiết lập bộ phận phân tích riêng theo mô hình tại Hội sở để chuyên nghiệp hoá công tác phân tích tài chính trên toàn hệ thống. Do khối lượng công việc cần phân tích của cả hệ thống Ngân hàng là quá nhiều, nếu dồn tất cả những vấn đề cần phân tích cho Phòng Phân tích tài chính tại Hội sở giải quyết, chắc chắn hiệu quả công việc sẽ không cao.

Thêm vào đó, thông qua việc thành lập bộ phận phân tích tài chính riêng tại các Chi nhánh của Ngân hàng, cán bộ quản trị điều hành tại Chi nhánh sẽ theo dõi và nắm bắt kịp thời tình hình tài chính của đơn vị mình để đưa ra những quyết định tài chính phù họp, hạn chế rủi ro cho Chi nhánh, đồng thời họ có thể cung cấp cho Lãnh đạo

Ngân hàng tại Hội sở những thông tin tài chính phù họp, kịp thời phục vụ cho quản trị điều hành toàn hệ thống. Đó là một cách phân công lao động trong công tác phân tích tài chính trong phạm vi toàn hệ thống nhằm đạt hiệu quả công việc cao.

Với việc phân tích hoạt động ngân hàng tại các Sở Giao dịch và các Chi nhánh một cách hiệu quả, thuờng xuyên, liên tục sẽ giúp Ngân hàng đánh giá chính xác cũng nhu nhìn nhận đuợc điểm mạnh điểm yếu từng giai đoạn để có những giải pháp, chính sách giải quyết kịp thời. Đây thật sự là một giải pháp cần thiết.

3.2.2.4. Phát triển, nâng cao nguồn nhân lực chuyên trách

Nhận thức của Ban lãnh đạo và số luợng cũng nhu trình độ của cán bộ Phòng Phân tích tài chính là các yếu tổ quyết định tới hiệu quả của công tác phân tích tài chính ừong mỗi Ngân hàng. Do công việc phân tích tài chính doanh nghiệp là một công việc khó, đòi hỏi những tố chất, trình độ chuyên môn cũng nhu kinh nghiệm công tác nhất định nên trình độ của cán bộ cũng là một yêu cầu quan ữọng ngoài sự quan tâm của Ban lãnh đạo đến công tác, đặc biệt là đối với một doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ là ngân hàng. Để đáp ứng đuợc đòi hỏi công việc, cán bộ phân tích phải đáp ứng một số yêu cầu nhu có năng khiếu về toán học, quyết đoán, đuợc đạo tạo và có kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, thông hiểu các Báo cáo tài chính của ngân hàng, cũng nhu tình hình kinh tế đất nuớc và những ảnh huởng của nó tới hệ thống ngân hàng nói chung và hoạt động của từng ngân hàng nói riêng trong đó BIDV. Bởi nếu không có những nhân tố đó, cán bộ phân tích khó có thể thực hiện tốt việc áp dụng phuơng pháp phân tích tối uu theo chuẩn mực quốc tế kết hợp với hệ thống công nghệ thông tin hiện đại chuẩn xác, và điều đó sẽ không mang lại kết quả cho nhà quản trị ngân hàng.

Để tăng mức độ hiệu quả của công tác phân tích tài chính của mình, Ngân hàng có thể điều động nhân sự từ các Phòng ban khác hoặc tuyển dụng thêm cán bộ có kiến thức và kinh nghiệm cho bộ phận này. Việc luân chuyển vị trí công tác của cán bộ giữa các Phòng ban hay các Chi nhánh với Hội sở phải có sự đóng góp ý kiến của Ban lãnh đạo Ngân hàng và ý kiến của các Truởng Phó Phòng ban đó. Do việc tiếp cận phần mềm cũng nhu hệ thống thông tin đòi hỏi Ngân hàng phải có thời gian trong việc tuyển dụng cán bộ cho Phòng Phân tích tài chính. Vì vậy, truớc mắt, Ngân hàng nên điều động nhân sự từ các Chi nhánh hoặc Phòng kiểm tra kiểm soát kiểm toán nội bộ

của Hội sở. Nhân sự ở các bộ phận này đã có kinh nghiệm nhất định trong công tác kế toán tài chính của Ngân hàng nên sẽ dễ dàng tiếp cận với công việc phân tích. Bên cạnh đó, Ngân hàng có thể thông qua tuyển dụng nhằm bổ sung cho bộ phận phân tích những cán bộ có năng lực, kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng tài chính, thông hiểu pháp luật tài chính và hệ thống Kể toán Việt Nam, hiểu một số phần mềm phân tích tài chính, đồng thời có cái nhìn tổng quát, đầu óc sắc bén trong việc đánh giá, phân tích và tổng hợp. Việc tuyển dụng cán bộ phân tích tài chính cho Ngân hàng đuợc tiến hành bởi Hội đồng tuyển dụng và do Ban tổ chức cán bộ thực hiện. Hội đồng tuyển dụng này phải có sự tham gia của Ban lãnh đạo cùng với Truởng, Phó Phòng Phân tích tài chính và một số nhân viên có kinh nghiệm lâu năm trong nghề.

Thêm vào đó, Ngân hàng cần tổ chức các lớp đào tạo nâng cao ừình độ chuyên môn, kỹ năng phân tích cũng nhu cập nhật các phuơng pháp phân tích, các thông lệ quốc tế tốt nhất hoặc cử cán bộ đi tham gia các lớp ở bên ngoài về phân tích tài chính ngân hàng. Các khoá học này cần phải đuợc đua vào kế hoạch đào tạo hàng năm của Ngân hàng. Thậm chí, Ngân hàng cần phải mời các giảng viên nuớc ngoài là những nguời có kinh nghiệm trong phân tích, điều hành hoạt động ngân hàng để đào tạo đội ngũ cán bộ phân tích của mình một cách chuyên nghiệp và sâu rộng hơn.

3.2.2.5. Ban hành qui trình chuẩn cho phân tích hoạt động theo mô hình CAMELS

Để chuyên nghiệp hoá công tác phân tích tài chính tại BIDV, toàn thể cán bộ, nhân viên của bộ phận phân tích phải thực hiện công việc của mình theo một qui trình chuấn. Quy trình là trình tự các buớc công việc để thực hiện một hoặc một số mục tiêu. Quy trình đảm bảo trình tự thực hiện một cách khoa học, có tính kế hoạch và mang lại hiệu quả cho công tác thực hiện.

Hiện nay, Phòng Phân tích tài chính của Ngân hàng đã hoạt động theo một mô hình phân tích chuẩn phục vụ cho công tác phân tích dựa trên các chỉ tiêu mà Ngân hàng đang sử dụng. Quy trình phân tích đó có thể giúp cho việc phân tích hiện tại đuợc tiến hành thông thoáng, nhung với thực trạng phân tích đang đuợc tổ chức tiến hành thì hiệu quả và chất luợng phục vụ nhà quản trị vẫn chua thực sự cao. Vì vậy, việc đề xuất thực hiện phân tích hoạt động của Ngân hàng theo mô hình chuẩn quốc tế CAMELS phải kèm theo nhu cầu thiết lập một quy trình phân tích chuẩn mới áp dụng chung cho cả Hội sở và các Chi nhánh. Quy trình này sẽ phù hợp với hoạt động phân

tích mà Ngân hàng sắp sửa theo đuổi nhằm đạt hiệu quả công tác tốt phục vụ nhu cầu quản lý của Ban lãnh đạo. Quy trình phân tích tài chính mới có thể bao gồm các buớc:

Buớc 1: Đây chính là buớc mà Ngân hàng sẽ hoàn thiện nội dung phân tích tài chính của mình. Trong buớc này, chúng ta đi sâu vào nghiên cứu, xây dựng qui chế về phân tích trong đó bao gồm: yêu cầu và mục đích của công tác phân tích, thời gian phân tích, nội dung phân tích, đối tuợng và thời điểm cung cấp thông tin phân tích. Quy định từng buớc phải thực hiện từ lựa chọn phuơng pháp phân tích, thu thập số liệu, phân tích và đánh giá kết quả, đua ra giải pháp. Trong nội dung phân tích, cần qui đinh cụ thể về hệ thống chỉ tiêu tài chính, giải thích nội dung, ý nghĩa và phuơng pháp tính toán các chỉ tiêu đó; qui định cụ thế và thống nhất các loại mẫu biểu báo cáo phân tích. Bên cạnh đó, cũng cần phải xây dựng qui định về tính bảo mật của nội dung phân tích.

Buớc 2: Phòng Phân tích tài chính phân công công việc cụ thể cho từng nhân viên trong bộ phận phân tích tuỳ theo năng lực của từng nguời.

Buớc 3: Cán bộ phân tích tiến hành thu thập số liệu. VI đây là công tác phân tích về Ngân hàng với việc sử dụng chính những thông tin liên quan đến hoạt động của hệ thống nên việc thu thập các số liệu tuơng đối đơn giản và sẵn có. Tuỳ theo mục đích của việc phân tích mà nhà phân tích có thể thu thập các thông tin tổng quát tại các Báo cáo tài chính của Ngân hàng hay các thông tin cụ thể của từng mảng, lĩnh vực cụ thể khi cần phân tích sâu.

Buớc 4: Tiến hành phân tích theo nội dung phân tích đã xây dựng ở Buớc 1. So sánh các chỉ tiêu với mức chuẩn và các ngân hàng đồng hạng để đua ra các kết luận quan trọng và cần thiết rồi tìm kiếm các nguyên nhân ảnh huởng đến tình hình hoạt động tài chính của Ngân hàng. Đây là buớc quan trọng nhất đòi hỏi nhà phân tích phải có trình độ và kỉnh nghiệm nhất định để tiến hành công việc hiệu quả.

Buớc 5: Cán bộ phân tích có thể tiên luợng và chỉ dẫn đuợc những vấn đề cần thiết. Trên cơ sở định huớng phát triển, chúng ta sẽ đua ra các giải pháp để khắc phục các mặt yểu kém trong tình hình tài chính của Ngân hàng.

Để công tác phân tích tài chính tại BIDV trở thành một hoạt động thuờng xuyên, liên tục và có ý nghĩa thực sự đối với Ban quản trị điều hành Ngân hàng, BIDV cần ban hành qui trình phân tích chuẩn áp dụng chung cho Hội sở và các chi nhánh

dưới hình thức một văn bản pháp quy.Tuy nhiên, các chủan mực đưa ra đối với các loại chỉ tiêu mà các chuyên gia đưa ra chỉ mang tính chất tham khảo và phải được xem xét trong môi trường kinh doanh và tình tình tài chính các NHTM Việt Nam để có những điều chỉnh thích hợp.

Một phần của tài liệu 1437 áp dụng mô hình camels trong phân tích hoạt động NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 103 - 109)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w