Quy trình và phương pháp thẩm định cho vay dự án đầu tư

Một phần của tài liệu 1355 thẩm định dự án đầu tư của NHTM CP kỹ thương việt nam chi nhánh hàng đậu luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 26 - 29)

1.2.3.1. Quy trình thẩm định cho vay dự án đầu tư

Quy trình thẩm định dự án đầu tư là một tập hợp các hoạt động xem xét, đánh giá các nội dung của dự án. Thông thường quy trình thẩm định cho vay dự án đầu tư của NHTM được tiến hành theo trình tự như sau:

a. Thu thập tài liệu, thông tin cần thiết

> Hồ sơ đơn vị:

- Tài liệu chứng minh tư cách pháp nhân vay vốn: Quyết định thành lập, Giấy phép thành lập, Giấy phép kinh doanh, Quyết định bổ nhiệm ban giám đốc, kế toán trưởng, Biên bản bầu hội đồng quản trị, Điều lệ hoạt động. - Tài liệu báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh như:

+ Bảng cân đối tài sản.

+ Báo cáo kết quả kinh doanh. + Giấy đề nghị vay vốn.

> Hồ sơ dự án:

- Kết quả nghiên cứu các bước: Nghiên cứu cơ hội, nghiên cứu tiền khả thi. - Các luận chứng kinh tế kỹ thuật được phê duyệt.

- Giấy tờ quyết định cấp đất, thuê đất, sử dụng đất, giấy phép xây dựng cơ bản.

b. Các tài liệu thông tin tham khảo khác

- Các tài liệu nói về chủ truơng chính sách, phuơng huớng phát triển kinh tế-xã hội.

- Các văn bản pháp luật liên quan: Luật đầu tu nuớc ngoài vào Việt Nam, luật đầu tu trong nuớc, luật thuế, chính sách xuất nhập khẩu...

- Các tài liệu thống kê của tổng cục thống kê.

- Các tài liệu thông tin và phân tích thị truờng trong và ngoài nuớc do các trung tâm nghiên cứu về thị truờng trong và ngoài nuớc cung cấp. Thông tin, tài liệu của các Bộ, vụ, ngành khác.

- Các ý kiến tham gia của cơ quan chuyên môn, các chuyên gia, các tài liệu ghi chép qua các đợt tiếp xúc, phỏng vấn chủ đầu tu, các đốc công, khách hàng...

c. Xử lý - phân tích - đánh giá thông tin

Sau khi thu thập đầy đủ các tài liệu, thông tin cần thiết, ngân hàng tiến hành sắp xếp, đánh giá các thông tin, từ đó xử lý và phân tích thông tin một cách chính xác, nhanh chóng kịp thời nhằm phục vụ tốt cho công tác thẩm định dự án.

d. Lập tờ trình thẩm định dự án đầu tư

Tuỳ theo tính chất và quy mô của dự án, cán bộ thẩm định sẽ viết tờ trình thẩm định dự án đầu tu ở các mức độ chi tiết cụ thể khác nhau. Tờ trình thẩm định cần thể hiện một số vấn đề sau:

- Về doanh nghiệp: Tính hợp lý, hợp pháp, tình hình sản xuất kinh doanh và các vấn đề khác.

- Về dự án: Cần tóm tắt đuợc dự án.

- Kết quả thẩm định: Thẩm định đuợc một số vấn đề về khách hàng nhu năng lực pháp lý, tính cách và uy tín, năng lực tài chính, phuơng án vay vốn

và khả năng trả nợ, đánh giá các đảm bảo tiền vay của khách hàng. về dự án cần thẩm định được tính khả thi của dự án.

=> Kết luận: Các ý kiến tổng quát và những ý kiến đề xuất và phương hướng giải quyết các vấn đề của dự án.

Yêu cầu đặt ra với tờ trình thẩm định là phải chính xác, đầy đủ, rõ ràng để lãnh đạo ngân hàng ra quyết định về việc cho vay hay không cho vay và phải có thông báo kịp thời cho khách hàng.

1.2.3.2 Phương pháp thẩm định cho vay dự án đầu tư

Trong công tác thẩm định cho vay dự án đầu tư, nội dung được chú trọng hơn cả là khâu thẩm định tài chính dự án đầu tư. Đây là nội dung đòi hỏi cần thiết phải có những phương pháp tính toán hợp lí, khoa học để có được những chỉ tiêu đáng tin cậy, làm cơ sở đánh giá tính khả thi của dự án, từ đó tác động đến quyết định cho vay của NHTM. Thẩm định tài chính dự án đầu tư là một công đoạn dựa trên nhiều yếu tố. Bên cạnh đó có rất nhiều các phương pháp khác nhau đề giúp cán bộ thẩm định có được kết quả thẩm định có chất lượng. Trong khóa luận này, người viết sẽ đưa ra một số phương pháp thẩm định tài chính dự án đầu tư như sau:

a. Phương pháp so sánh

Cán bộ thẩm định sẽ so sánh trực tiếp các thông số kinh tế, tài chính của dự án với các tiêu chuẩn trong đầu tư đã có từ trước trong hệ thống. Phương pháp này được dùng khi có sự thống nhất về không gian, thời gian, nội dung, tính chất và đơn vị tính toán các chỉ tiêu. Tùy theo mục đích phân tích, cán bộ thẩm định lựa chọn gốc để so sánh. Giá trị để so sánh có thể là tuyệt đối, tương đối hoặc bình quân. Phương pháp này tương đối đơn giản, dễ hiểu và được sử dụng phổ biến.

Phương pháp này dựa vào ý nghĩa, tỉ lệ giữa các đại lượng tài chính, sự biến đổi các tỉ lệ này là sự biến đổi các đại lượng tài chính. Phương pháp này đòi hỏi phải xác định được các định mức để xem xét tình hình tài chính trên cơ sở so sánh với các giá trị tham chiếu. Các tỉ lệ này được phân loại thành các nhóm: tỉ lệ về khả năng thanh toán, tỉ lệ về cơ cấu vốn, tỉ lệ về khả năng sinh lời của dự án, tỉ lệ về năng lực hoạt động kinh doanh...

c. Phương pháp toán kinh tế

Phương pháp này thường được sử dụng để tính toán các chỉ tiêu tài chính quan trọng và phân tích độ nhạy của dự án. Excel là công cụ đắc lực để các cán bộ thẩm định thiết lập các bảng tính, sử dụng các hàm tài chính, hàm toán học, hàm thống kê để tính toán; xác định độ nhạy của dự án thông qua sự biến thiên của các biến số. Phương pháp này đang được sử dụng rất hiệu quả cùng với việc kết hợp các phương pháp truyền thống nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng.

Mỗi phương pháp có những đặc trung khác nhau, sử dụng các yếu tố làm cơ sở khác nhau nhưng đều chung một đích đến là có được kết quả thẩm định tài chính dự án đầu tư một cách chính xác và toàn diện nhất. Việc lựa chọn một hay kết hợp các phương pháp trên là tùy vào điều kiện cũng như định hướng của công tác thẩm định ở mỗi NHTM. Tuy nhiên bên cạnh đưa ra các phương pháp đúng đắn, khâu quản lí kiểm soát quá trình thực hiện các bước thẩm định cũng là một vấn đề các NHTM cần đầu tư nguồn lực để đảm bảo thực hiện tốt.

Một phần của tài liệu 1355 thẩm định dự án đầu tư của NHTM CP kỹ thương việt nam chi nhánh hàng đậu luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w