Nội dung thẩm định cho vay dự án đầu tư:

Một phần của tài liệu 1355 thẩm định dự án đầu tư của NHTM CP kỹ thương việt nam chi nhánh hàng đậu luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 29 - 39)

1.2.4.1. Thẩm định khách hàng vay vốn: a. Thẩm định tư cách pháp lý của khách hàng

Sau khi yêu cầu khách hàng cung cấp các tài liệu theo danh mục hồ sơ pháp lý, cán bộ thẩm định thực hiện kiểm tra tính hợp pháp, chính xác và đầy

đủ từ các thông tin trong tài liệu khách hàng cung cấp nhằm xác định rõ tu cách tham gia hoạt động trong nền kinh tế theo đúng quy định của pháp luật.

- Đối với khách hàng là doanh nghiệp: cán bộ thẩm định cần tiến hành kiểm tra tính hợp pháp của: quyết định thành lập doanh nghiệp, giấy phép đầu tu đối với các doanh nghiệp hoạt động theo luật đầu tu nuớc ngoài, giấy đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp hoạt động theo luật doanh nghiệp. Ngoài ra, các cán bộ thẩm định cần chú ý tới quyền hạn, trách nhiệm của các bên liên quan trong hợp đồng liên doanh, liên kết; các quy định về quyền hạn, trách nhiệm trong điều lệ doanh nghiệp; tính pháp lý của các quyết định bổ nhiệm giám đốc, kế toán truởng; nguời đại diện pháp nhân của doanh nghiệp...

- Đối với khách hàng là cá nhân: mọi khách hàng cá nhân có đủ 18 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực pháp lý theo quy định của bộ luật dân sự đều đuợc chấp nhận kèm theo các giấy tờ nhu: hộ khẩu thuờng trú, chứng minh thu nhân dân, xác nhận của cơ quan công tác hoặc chính quyền địa phuơng.

b. Thẩm định năng lực của khách hàng

Thẩm định năng lực của khách hàng vay vốn đuợc coi là một trong những khâu mang ý nghĩa quyết định đối với kết quả quá trình thẩm định dự án đầu tu. Trong nội dung này, dựa vào các hồ sơ giấy tờ từ phía khách hàng cung cấp nhu Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo luu chuyển tiền tệ., cán bộ tín dụng tiến hành rà soát lại sự trùng khớp của các số liệu, tính toán các chỉ tiêu từ những phuơng pháp đuợc quy định, so sánh đối chiếu kết quả có đuợc sau quá trình tính toán và những số liệu đuợc thể hiện trên hồ sơ khách hàng cung cấp.

Trên cơ sở đó, cán bộ tín dụng đua ra những phân tích về các chỉ tiêu tài chính, các chỉ tiêu về hoạt động sản xuất kinh doanh cũng nhu có những nhận định về khả năng hoàn trả nợ vay của khách hàng.

Cuối cùng, cán bộ thẩm định đưa ra nhận xét, đánh giá từ việc phân tích các chỉ tiêu kể trên, phản ánh tình hình năng lực của khách hàng, đưa ra những dự báo cho những rủi ro có thể xảy ra, từ đó có được kết luận về khả năng trả nợ của khách hàng. Tất cả những yếu tố trên sẽ là cơ sở cho việc đưa ra quyết định tín dụng của ngân hàng.

Những đánh giá và nhận xét của cán bộ thẩm định phải thật khách quan, không mang tính chủ quan để đảm bảo mức độ chính xác của đánh giá được đưa ra làm căn cứ cho NHTM trước khi có quyết định cho vay.

1.2.4.2. Thẩm định dự án đầu tư

Trong những nội dung cơ bản của việc thẩm định cho vay dự án đầu tư của NHTM thì thẩm định dự án đầu tư là nội dung quan trọng hơn cả. Đây là nội dung bao quát, quyết định trực tiếp đến sự thành công của hoạt động cấp tín dụng, giúp tạo ra lợi nhuận cho cả ngân hàng và doanh nghiệp.

a. Thẩm định sự cần thiết và tính khả thi của dự án đầu tư.

Sự cần thiết của dự án đầu tư là đòi hỏi của xã hội về việc cần phải có một dự án đầu tư để đáp ứng những nhu cầu về các mặt của đời sống như kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội.. .Một dự án đầu tư có hiệu quả khi dự án được đưa vào sử dụng và đem lại lợi ích cho cộng đồng. Công tác thẩm định sự cần thiết của dự án giúp ngân hàng tập trung nguồn vốn vào những dự án có ý nghĩa thực tế, vừa đảm bảo nguồn thu cho ngân hàng và doanh nghiệp, vừa đóng góp cho sự phát triển của xã hội.

b. Thẩm định sản phẩm và thị trường

Thị trường ở đây được hiểu là cả thị trường đầu vào và đầu ra cho sản phẩm của dự án. Với thị trường đầu vào, cán bộ tín dụng cần kiểm tra khả năng cung cấp nguyên vật liệu cho dự án ở cả trong và ngoài nước. Nguồn cung cấp điện, nước, nhân công lao động cũng cần xem xét đến. Thị trường tiêu thụ sản phẩm cũng cần được xem xét kĩ lưỡng, chặt chẽ, khoa học bởi đây là khâu ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công hay thất bại của dự án.

Một yếu tố nữa cũng cần được phân tích đánh giá là quan hệ cung cầu về sản phẩm dịch vụ đầu ra của dự án tại thời điểm hiện tại và tương lai, xác định thị trường chủ yếu của sản phẩm, so sánh giá thành sản phẩm với giá thị trường, đưa ra dự báo về sự biến động của giá, nghiên cứu khả năng tiêu thụ của các sản phẩm cùng loại trong thời gian xung quanh mốc triển khai dự án để đánh giá khả năng tiêu thụ sản phẩm dự án cũng như các nhân tố tác động, trên cơ sở đó quyết định quy mô đầu tư thích hợp và thỏa đáng.

c. Thẩm định phương tiện kỹ thuật

> Quy mô sản xuất và sản phẩm của dự án:

Khi tiến hành thẩm định quy mô sản xuất và sản phầm của dự án, cán bộ thẩm định sẽ tiến hành đánh giá các yếu tố: công suất thiết kế dự kiến của dự án và sự phù hộ của công suất đó với khả năng tài chính, trình độ quản lý, thị trường tiêu thụ; độ mới lạ, cách tân của sản phẩm của dự án trên thị trường; quy cách, phẩm chất, mẫu mã của sản phẩm; yêu cầu kỹ thuật, tay nghề sản xuất của nguồn lực tham gia dự án..

> Thẩm định công nghệ, kỹ thuật, thiết bị máy móc:

Phân tích quy mô dự án công nghệ, trang thiết bị máy móc nhằm thấy được sự phù hợp của dự án với sự tiêu thụ sản phẩm cũng như sử dụng trang thiết bị hợp lí. Để có được sự đánh giá toàn diện cần cân nhắc đến các vấn đề như tính tiên tiến, hiện đại của quy trình công nghệ, sự phù hợp của công nghệ áp dụng trong dự án với trình độ hiện nay của đất nước, địa phương thực hiện dự án; tính hợp lý của phương thức chuyển giao công nghệ và sự đảm bảo để chủ đầu tư nắm bắt và vận hành được công nghệ; số lượng, công suất, quy cách, chủng loại, danh mục máy móc thiết bị và tính đồng bộ của chúng; trình độ công nghệ tiên tiến của thiết bị và sự đáp ứng yêu cầu khi cần thiết phải thay đổi sản phẩm; sự phù hợp với tiến độ của dự án trong việc giao hàng và lắp đặt thiết bị; uy tín của các nhà cung cấp thiết bị. Khi đánh giá về mặt công nghệ, thiết bị, ngoài việc dựa vào hiểu biết, kinh nghiệm đã tích luỹ

được, các cán bộ thẩm định cần tham khảo các nhà chuyên môn, các chuyên gia kỹ thuật trong lĩnh vực này.

d. Thẩm định về nhân sự và quản lý

Khi tiến hành thẩm định về nhân sự và quản lí, cán bộ thẩm định cần cân nhắc đến các vấn đề: kinh nghiệm, trình độ tổ chức vận hành của chủ đầu tư, sự hiểu biết, kinh nghiệm của khách hàng đối với việc tiếp cận, điều hành, làm chủ công nghệ, thiết bị mới của dự án; năng lực, uy tín của nhà thầu; khả năng ứng xử của khách hàng khi thị trường dự kiến thay đổ i; nguồn nhân lực cho dự án về số lượng, tay nghề, trình độ kỹ thuật và khả năng cung ứng nguồn nhân lực cho dự án.

e. Thẩm định hiệu quả tài chính

Thẩm định hiệu quả tài chính chính là khâu tính toán hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án. Quá trình tính toán hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án đầu tư được chia thành 6 bước chính như sau:

• Xác định mô hình đầu vào, đầu ra của dự án.

• Phân tích để tìm dữ liệu

• Lập bảng thông số cho trường hợp cơ sở

• Lập các bảng tính trung gian

• Lập báo các kết quả kinh doanh, báo các lưu chuyển tiền tệ và tính toán khả năng trả nợ của dự án

• Lập bảng cân đối kế toán.

Sự phân tích, đánh giá trong phần này chủ yếu dựa vào số liệu do khách hàng cung cấp, do vậy các cán bộ thẩm định phải thẩm tra lại tính xác thực của những con số kể trên.

Từ những thông tin thu thập được, cán bộ thẩm định tiến hành đánh giá một số yếu tố quan trọng sau như tổng doanh thu của hoạt động kinh doanh chính, lợi nhuận, chi phí sản xuất kinh doanh, biến động tổng chi phí cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm, doanh số và lợi nhuận của

toàn doanh nghiệp... Từ đó phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động, khả năng sinh lời, sự tăng trương.

Trong đó, ba phương pháp được sử dụng phổ biến hơn cả là sử dụng Giá trị hiện tại dòng (NPV), Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR)và Điểm hòa vốn (Breakeven point)

> Phương pháp sử dụng Giá trị hiện tại ròng NPV

Giá trị hiện tại ròng NPV là chênh lệch giữa tổng giá trị hiện tại của các dòng tiền thu được trong tương lai với tổng vốn đầu tư bỏ ra được hiện tại hóa. Như vậy NPV là giá trị có được bằng chiết khấu các dòng tiền vào và dòng tiền ra của một dự án đầu tư vốn theo mức chi phí vốn đã chọn hay theo tỷ suất lợi nhuận vốn mục tiêu.

Công thức tính NPV:

Trong đó:

• CFt: Dòng tiền năm thứ t.

• k : Lãi suất chiết khấu.

• n : Số năm thực hiện dự án.

NPV phản ánh giá trị tăng thêm cho chủ đầu tư, một sự án có NPV dương được coi là có tính khả thi. NPV là một chỉ tiêu quan trọng giúp chủ đầu tư ra quyết định có đầu tư vào dự án hay không, đồng thời giúp cán bộ tín dụng xác định những dòng tiền đi vào doanh nghiệp trong tương lai có đủ đảm bảo trả nợ hay không.

Tiêu chuẩn lựa chọn dự án:

• Nếu NPV < 0: Dự án bị từ chối

• Nếu NPV > 0: Nếu đó là dự án độc lập thì tất cả đuợc lựa chọn và nếu đó là các dự án thuộc loại xung khác thì dự án có NPV lớn nhất sẽ đuợc lựa chọn

NPV là một chỉ tiêu tuơng đối toàn diện, sử dụng nhiều yếu tố có mối quan hệ tuơng quan với nhau, phản ánh đuợc giá trị tăng thêm trong quá trình tiến hành dự án do tính đến giá trị thời gian của tiền và cho biết lợi nhuận của dự án đầu tu và giúp chủ đầu tư tối đa hóa lợi nhuận. Đây cũng là một chỉ số tương đối dễ dàng thực hiện tính toán mà không mất nhiều thời gian cho công tác thẩm định.

Có thể nói NPV đã giúp cho chủ đầu tư cũng như cán bộ thẩm định biết được việc quy mô dự án tăng lên một cách tuyệt đối.Tuy nhiên bên cạnh đó NPV cũng có những hạn chế nhất định như không cho biết khả năng sinh lợi tính bằng tỉ lệ phần trăm nên không thuận tiện khi so sánh cơ hội đầu tư; không quan tâm đến sự khác biệt về thời gian hoạt động cửa dự án; dùng chung một lãi suất chiết khấu cho tất cả các năm hoạt động.... Và chỉ số Tỷ suất hoàn vốn nội bộ IRR chính là phương pháp thứ hai được nhiều nhà thẩm định sử dụng nhằm khắc phục phần nào những thiếu sót của chỉ số NPV.

> Phương pháp sử dụng Tỷ suất hoàn vốn nội bộ IRR

Tỷ suất hoàn vốn nội bộ IRR phản ánh tỷ suất hoàn vốn của dự án dựa vào việc giá trị dòng tiền thu được trong cả năm được tái đầu tư với lãi suất bằng lãi suất chiết khấu. Phương pháp thẩm định vốn IRR tính toán tỷ suất hoàn vốn dòng tiền chiết khấu chính xác mà một dự án hoặc một cơ hội đầu tư kỳ vọng đạt được, nói theo cách khác nó tỉ suất mà tại đó NPV = 0. Như vậy IRR có thể khắc phục được nhược điểm của NPV: có thể so sánh được các dự án có thời gian khác nhau hay số vốn đầu tư khác nhau bởi IRR thể hiện tỷ suất sinh lời bình quân hàng năm của dự án.

Một dự án có thể đầu tư được là một dự án có IRR cao hơn tỉ suất hoàn vốn mục tiêu. Chúng ta có thể dùng phương trình để cho NPV = 0 để từ đó tìm ra IRR, nói cách khác IRR là nghiệm của phương trình:

n V CFt „ ZJ Cl + IRR)t t=ữ Trong đó: • CFt: Dòng tiền năm thứ t.

• k : Lãi suất chiết khấu.

• n : Số năm thực hiện dự án.

Phuong trình này có thể đuợc giải bằng máy tính tài chính hoặc excel. Tiêu chuẩn lựa chọn dự án: Gọi r là lợi suất yêu cầu của dự án

• Nếu IRR < r: Dự án bị loại.

• Nếu IRR = r: Dự án đuợc lựa chọn hay không còn tùy thuộc vào yếu tố khác.

• Nếu IRR > r: Nếu là dự án độc lập thì tất cả đuợc lựa chọn và nếu là các dự án thuộc loại xung khắc thì dự án có IRR lớn nhất sẽ đuợc chọn.

Nhu vậy có thể thấy rõ những uu điểm của phuong pháp tính IRR: có tính đến giá trị thời gian của tiền, cho biết khả năng sinh lợi của dự án tính bằng tỉ lệ phần trăm nên dễ dàng so sánh hon. Tuy nhiên cũng không tránh khỏi những thiếu sót nhu không xét đến quy mô dự án đầu tu, không tính toán dựa trên co sở chi phí vốn của dự án, có thể mâu thuẫn với phuong pháp NPV nếu chi phí vốn thay đổi

Trong thực tế, hai chỉ số NPV và IRR thuờng đuợc sử dụng kết hợp để bổ trợ cho nhau để giúp cho cán bộ thẩm định có đuợc những đánh giá chính xác nhất. Sau khi tính toán và thẩm định từ các buớc tính toán hai chỉ số trên, cán bộ thẩm định sẽ đua ra những kết luận về tình hình tài chính của khác hàng, tính khả thi của dự án, đặc biệt là hiệu quả tài chính của dự án và từ đó kết hợp với các điều kiện khác để có ý kiến đề xuất xung quanh quyết định cho vay của NHTM.

Điểm hòa vốn là điểm mà tại đó tổng doanh thu bằng tổng chi phí, hay nói cách khác thì tại điểm hòa vốn, doanh nghiệp bắt đầu thu được lợi nhuận.

Điểm hòa vốn được xác định nhằm: thiết lập một mức giá hợp lý, đạt mục tiêu hiệu quả nhất trong khi kết hợp giữa chi phí cố định và chi phí biến đổi, xác định thu hút và phân bổ tài chính trong các chiến lược khác nhau

trong doanh nghiệp. Đây là phương pháp được sử dụng trong phân tích tính hiệu quả của dự án kinh doanh.

Công thức tính: Q = FC / (Po - Vc) Trong đó:

Q: Là sản lượng hòa vốn Fc: Chi phí cố định

Vc: Chi phí biến đổi trên mỗi đơn vị sản phẩm.

Po: Giá sản phẩm.

f. Thẩm định hiệu quả kinh tế xã hội

Đây là nội dung mà được các cơ quan quản lý nhà nước đặc biệt quan tâm. Các nhà quản lý sẽ xem xét những lợi ích và những đóng góp thực sự của dự án vào phúc lợi chung của quốc gia dựa trên chi phí là sự tiêu hao nguồn lực thực sự của nền kinh tế. Bên cạnh đó là sự đánh giá một cách đầy đủ, nghiêm túc tác động đến môi trường, xét đến mức độ gây ô nhiễm và các khả năng, giải pháp cải thiện nhằm hướng tới sự phát triển bền vững. Tuỳ theo đặc điểm, yêu cầu cụ thể từng dự án, cần đánh giá hiệu quả về các tiêu chí khác nhau: khả năng tái tạo ngoại tệ, tạo công ăn việc làm, khả năng đổi

Một phần của tài liệu 1355 thẩm định dự án đầu tư của NHTM CP kỹ thương việt nam chi nhánh hàng đậu luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 29 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w