Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định cho vay dự án đầu

Một phần của tài liệu 1355 thẩm định dự án đầu tư của NHTM CP kỹ thương việt nam chi nhánh hàng đậu luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 44)

đầu tư

1.3.4.1. Các nhân tố chủ quan:

> Thông tin thu thập phục vụ cho quá trình thẩm định

Chất luợng của thông tin có ảnh huởng rất quan trọng đến quá trình làm việc của cán bộ thẩm định. Do đó chất luợng cũng nhu số luợng và tính kịp thời của thông tin có ý nghĩa rất lớn đến chất luợng thẩm định. Thông tin không đầy đủ và chính xác, hay còn gọi là thông tin bất cân xứng sẽ dẫn đến những lựa chọn đối nghịch, gây rủi ro cao cho ngân hàng. Chính vì vậy mà

vấn đề thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để đảm bảo tính xác thực, toàn diện là vô cùng cần thiết.

> Phương pháp và tiêu chuẩn thẩm định

Việc lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá, cách thức xử lí thông tin, lựa chọn phuơng pháp thẩm định phù hợp với từng dự án cụ thể sẽ giúp cán bộ thẩm định phân tích, tính toán hiệu quả tài chính dự án một cách nhanh chóng, chính xác và đua ra được các khả năng có thể xảy ra để tránh được các rủi ro.

> Hệ thống trang thiết bị phục vụ quá trình thẩm định.

Việc phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin đã tạo điều kiện cho các NHTM hoàn thiện hóa hệ thống thông tin phục vụ cho các nghiệp vụ chuyên môn của mình. Hệ thống máy tính hiện đại, các phần mềm chuyên dụng giúp cho công tác thẩm định tài chính dự án diễn ra thuận lợi sẽ khiến việc tính toán các chỉ số trở nên nhanh chóng, chính xác trong một khoảng thời gian rất ngắn.

> Tổ chức công tác thẩm định

Công tác thẩm định là hoạt động kết hợp giữa nhiều nghiệp vụ chuyên biệt khác nhau, có sự liên kết chặt chẽ với nhau đòi hỏi cần có sự sắp xếp hợp lí và khoa học để có được sự kết hợp hài hòa, hiệu quả giữa các khâu nghiệp vụ. Nếu việc tổ chức, điều hành công tác thẩm định được xây dựng khoa học, chặt chẽ, phát huy được năng lực từ phía cá nhân và tổ chức thì chất lượng thẩm định cho vay dự án sẽ được cải thiện đáng kể.

1.3.4.2. Các nhân tố khách quan

> Khách hàng

Thông tin từ khách hàng được thể hiện qua hồ sơ mà chủ dự án trình ngân hàng. Năng lực, khả năng thực hiện dự án của chủ đầu tư có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng thẩm định của ngân hàng qua việc tác động lên các yếu tố thời gian phân tích, đánh giá, thu thập thông tin và tính toán. Bên cạnh đó, tính chính xác, trung thực của nguồn thông tin mà khách hàng cung cấp

cho ngân hàng qua hồ sơ vay vốn trong các báo cáo tài chính, báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính của doanh nghiệp.. cũng ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư sử dụng vốn của ngân hàng trong việc ra quyết định cho vay.

> Môi trường kinh tế

Một nền kinh tế phát triển đồng bộ, ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thẩm định. Những định hướng, chính sách, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội theo vùng, ngành.. được xây dựng cụ thể, nhất quán cũng là yếu tố tác động tích cực đến việc phân tích, đánh giá dự án. Chính vì vậy mà môi trường kinh tế cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thẩm định tín dụng cho dự án đầu tư tại ngân hàng.

> Môi trường pháp lý

Một môi trường pháp lí minh bạch, đảm bảo tính công bằng và hiệu quả của các văn bản pháp lý, các chính sách, chủ trương của nhà nước đều là những yếu tố tác động tốt đến chất lượng thẩm định tín dụng cho dự án. Các dự án thường có thời gian kéo dài và thường có sự liên quan đến nhiều văn bản luật và dưới luật, do đó nếu các văn bản này có tính ổn định trong khoảng thời gian dài cũng như đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng sẽ làm tăng tính khả thi của dự án cũng như làm việc phân tích, đánh giá các chỉ tiêu, dự báo rủi ro của ngân hàng trở nên thuận lợi hơn.

1.4. KINH NGHIỆM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH CHO VAY DỰ ÁN ĐẦU TƯ CỦA MỘT SỐ NHTM TRÊN THẾ GIỚI. BÀI HỌC ĐỐI VỚI CÁC NHTM TẠI VIỆT NAM

1.4.1. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng thẩm định cho vay dự án đầ u tư của một số NHTM trong nước và trên thế giới

Ngày nay cùng với sự phát triển của các ngành và công nghệ mới, sự tiến bộ khoa học kỹ thuật trên thế giới luôn yêu cầu các phương pháp và tham số được sử dụng trong thẩm định dự án cũng phải phát triển theo. Ngoài

những nội dung phân tích cơ bản như đã đề cập, các NHTM trên thế giới còn áp dụng một số nội dung thẩm định dự án khác nhằm đưa ra những quyết định lựa chọn dự án khả thi nhất

1.4.1.1. European Investment Bank- EIB (Ngân hàng đầu tư châu Âu):

Thẩm định kinh tế để đánh giá tính khả thi kinh tế của các dự án mà Ngân hàng tài trợ. Nó cho phép Ngân hàng đánh giá liệu một dự án đầu tư có đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế và sự gắn kết của EU và sự tiến bộ kinh tế của các đối tác của nó hay không. Đánh giá kinh tế do đó đóng một vai trò trung tâm trong các hoạt động thẩm định dự án của EIB.

Tính khả thi về kinh tế của một dự án có thể được coi là đồng nghĩa với tính bền vững, gắn kết và tăng trưởng trên nhiều khía cạnh. Một dự án có khả năng kinh tế tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ được xã hội đánh giá cao và có thể góp phần nâng cao năng suất và tăng trưởng cho nền kinh tế. IEB sử dụng các phương pháp đánh giá kinh tế tiêu chuẩn, bao gồm Phân tích chi phí-lợi ích (Cost-Benefit Analysis), Phân tích chi phí-hiệu quả (Cost-Effectiveness Analysis) và gần đây hơn, Phân tích đa tiêu chí (Multi-Criteria Analysis) , có tính đến các hoàn cảnh phát triển của từng ngành cụ thể. Vì lý do này, IEB liên tục tham gia vào các bản sửa đổi phương pháp và cập nhật các biến quan trọng được sử dụng trong đánh giá của mình.

1.4.1.2. World Bank

Với phương pháp phân tích lợi ích chi phí (Cost-Benefit Analysis). Đây là một trong những phương pháp được sử dụng phổ biến trong thẩm định dự án tại World Bank. Phương pháp này đã giúp thiết lập danh tiếng của World Bank như là một trong những ngân hàng có kinh nghiệm nhất trên thế giới trong lĩnh vực thẩm định dự án.

Trong khuôn khổ thẩm định dự án, phân tích lợi ích chi phí được hiểu là phân tích kinh tế (phân tích lợi ích chi phí theo quan điểm hiệu quả và phân phối) các dự án tư và công từ nền tảng của phân tích tài chính (phân tích lại

chi phí theo quan điểm thị trường và tư nhân). Phân tích lợi ích chi phí là một quá trình nhận dạng, đo lường và so sánh các lợi ích với các chi phí xã hội của một dự án, một chính sách, hay một chương trình nhằm xem xét việc phân bổ nguồn lực khan hiếm vào các mục đích sử dụng mang lại hiệu quả nhất.

1.4.1.3 Ngân hàng phát triển Trung Quốc

Là một trong ba ngân hàng lớn nhất Trung Quốc chịu trách nhiệm hỗ trợ vốn cho cac dự án zây dựng cơ sở hạ tầng lớn của đất nước. Các dự án tài trợ của ngân hàng chủ yếu trong các lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, công nghiệp cơ bản, năng lượng và giao thông công cộng. Vì vậy hoạt động cho vay của ngân hàng phát triển khá mạnh và chất lượng tương đối cao thể hiện ở tỷ lệ thu hồi các dự án cho vay là 100%.

Để đạt được điều đó, nhìn chung nội dung thẩm định của ngân hàng tập trung vào phân tích hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án. Các khía cạnh khác như hiệu quả về mặt xã hội, hiệu quả kinh tế nói chung cũng được xem xét. Việc tính toán hiệu quả kinh tế của dự án được tính toán dựa trên các phương án cơ sở với các giả định và phương án khảo sát. Ví dụ đối với dự án đập thủy điện Xiaowan, ngân hàng đã đánh giá hiệu quả kinh tế trên giả định về sản lượng điện, giá bán điện, giá trị các sản phẩm đi kèm, thanh lý tài sản cố định...Ngoài ra ngân hàng còn mua lại các nghiên cứu thị trường về sản phẩm điện và các phụ phẩm của ngành điện để có cái nhìn chính xác nhất.

1.4.2. Bài học kinh nghiệm đối với các NHTM tại Việt Nam

Hiện nay các NHTM của Việt Nam vẫn đang thẩm định bằng những phương pháp thẩm định cơ bản như phân tích SWOT, phân tích tài chính, phân tích rủi ro, phân tích độ nhạy... Trong bối cảnh nền kinh tế ngày cà ng phát triển, nhu cầu đầu tư dự án sẽ ngày một tăng, đi liền theo đó là những rủi ro tiềm ẩn, để đón đầu nhu cầu phát triển đó cũng như đảm bảo được

chất lượng tín dụng, các NHTM cần trau dồi và học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm về phương pháp thẩm định từ các NHTM trên thế giới

Yếu tố con người đóng vai trò quan trọng mang tính chất quyết định đến chất lượng thẩm định tài chính dự án nói riêng và chất lượng thẩm định dự án nói chung. Để đảm bảo được chất lượng thẩm định đòi hỏi cán bộ thẩm định phải hội tụ được các yếu tố: Kiến thức, kinh nghiệm, năng lực và phẩm chất đạo đức. Ngoài ba yếu tố trên, cán bộ thẩm định phải có tính kỷ luật cao, phẩm chất đạo đức, lòng say mê và khả năng nhạy cảm trong công việc.

Yếu tố thông tin: việc lấy số liệu phải được cân nhắc kỹ lưỡng trước khi tiến hành phân tích, đánh giá dự án. Trên cơ sở các thông tin đã thu thập được thì việc lựa chọn phương pháp thẩm định thông tin cũng rất quan trọng để tránh được các rủi ro.

Về hệ thống trang thiết bị phục vụ cho quá trình thẩm định: các NHTM tại Việt Nam nên chú trọng đầu tư hệ thống máy tính và phần mềm chuyên dụng sẽ giúp cho công tác thẩm định tài chính dự án của các NHTM diễn ra thuận lợi hơn, với việc tính toán các chỉ tiêu được nhanh chóng, chính xác chỉ trong tích tắc rút ngắn thời gian thẩm định dự án...

Ngoài những yếu tố trên các NHTM tại Việt Nam cũng cần phải chú trọng đến những nhân tố khách quan, đó là những nhân tố bên ngoài tác động vào dự án làm cho chất lượng thẩm định tài chính dự án bị giảm sút. Các dự án thường có tuổi thọ dài, do đó rủi ro mà các nhân tố khách quan mang lại là rất khó dự báo như: tình hình kinh tế, chính trị, các cơ chế chính sách, pháp luật của nhà nước .

Chất lượng thẩm định cho vay dự án của các NHTM đóng vai trò quan trọng, quyết định đến chất lượng tín dụng trung dài hạn, ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh củ a NHTM và có tác động to lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Việc nghiên cứu về chất lượng thẩm định cho vay cũng

như kinh nghiệm nâng cao chất lượng thẩm định cho vay ở một số nước trên thế giới là rất cần thiết để có thể áp dụng đối với thực tiễn hoạt động cho vay của các NHTM, từ đó để có những biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng thẩm định cho vay tại các NHTM.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Qua chương 1, chúng ta đã có cái nhìn tổng quan về hoạt động cho vay dự án đầu tư, phân tích lý luận về thẩm định cho vay DAĐT và chất lượng thẩm định cho vay DAĐT. Luận văn đã làm rõ vị trí vai trò, nội dung, phương pháp công tác thẩm định cho vay DAĐT của hệ thống ngân hàng thương mại. Mặc dù mới chỉ dừng lại ở cơ sở lý thuyết những nội dung chương cũng đóng góp một lượng kiến thức không nhỏ làm nền tảng để chúng ta có thể tiếp tục tìm hiểu về thực trạng công tác thẩm định cho vay DAĐT của ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam chi nhánh Hàng Đậu ở chương 2 của luận văn.

± CHƯƠNG 2% ± %

THẨM ĐỊNH CHO VAY Dự ÁN ĐẦU TƯ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG CHI NHÁNH HÀNG ĐẬU

2.1. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM- CHI NHÁNH HÀNG ĐẬU

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Chi nhánh

Ngân hàng Techcombank được thành lập ngày 27/09/1993, trải qua hơn 20 năm hoạt động, đến nay Techcombank đã trở thành một trong những ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam với tổng tài sản đạt trên 158.897 tỷ đồng (tính đến hết năm 2013).

Techcombank có cổ đông chiến lược là ngân hàng HSBC với 20% cổ phần, đang hoạt động với đội ngũ khoảng 8000 nhân viên, phục vụ cho khoảng hơn 2 triệu khách hàng cá nhân và trên 70.000 khách hàng doanh nghiệp. Techcombank hiện có mạng lưới hơn 300 chi nhánh, phòng giao dịch trên 44 tỉnh thành trong cả nước. Trong đó chi nhánh Techcombank Hàng Đậu nằm trong chuỗi các chi nhánh của Techcombank.

Để đáp ứng nhu cầu mở rộng mạng lưới và tạo sự thuận lợi cho khách hàng, chi nhánh Hàng Đậu được thành lập năm 2006. Chi nhánh trước kia được thành lập dưới hình thức là phòng giao dịch Hàng Đậu thuộc chi nhánh Techcombank Hoàn Kiếm. Đến năm 2011, nhằm mở rộng hệ thống chi nhánh trên toàn quốc, phòng giao dịch Hàng Đậu được nâng cấp thành chi nhánh Hàng Đậu. Chi nhánh đến hiện tại đã đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và nằm cố định tại địa chỉ 25B Phan Đình Phùng, phường Quán Thánh, quận Ba Đình, Hà Nội. Chi nhánh Hàng Đậu thực hiện cung cấp đến khách hàng các sản phẩm dịch vụ theo hướng hoạt động chính của Techcombank.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức của chi nhánh

Chi nhánh Techcombank Hàng Đậu gồm 3 phòng ban chính gồm phòng dịch vụ khách hàng, phòng khách hàng ưu tiên và phòng kinh doanh. Phòng dịch vụ khách hàng bao gồm cả các phòng ban nghiệp vụ ngân quỹ kế toán và giao dịch. Phòng khách hàng ưu tiên chuyên phụ trách các khách hàng cao cấp. Phòng kinh doanh bao gồm 2 bộ phận là RM - chuyên viên khách hàng doanh nghiệp và RBO - chuyên viên khách hàng cá nhân.

2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh.

2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn

Hoạt động huy động vốn luôn được Chi nhánh Techcombank Hàng Đậu quan tâm hàng đầu và đẩy mạnh, nhất là trong tình hình kinh tế biến động hiện nay. Nguồn vốn huy động vân duy trì tăng lên mỗi năm, đảm bảo nguồn vốn bổ sung cho nhu cầu thanh khoản. Chủ yếu vẫn đến từ kênh huy động tiền gửi tiết kiệm và thanh toán.

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn tại Chi nhánh Techcombank Hàng Đậu

+ Không kỳ hạn + Có kỳ hạn 16 851 20 950 14 1166 7 148 125 111.63 -6 216 70 122,74 2.Tiền gửi của

các tổ chức kinh tế

321 350 245 29 9.35 -105 70

Cho vay ngắn hạn 873 811 980 Cho vay trung dài hạn 95 126 140

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Techcombank Hàng Đậu)

Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy số tiền huy động tăng dần qua các năm 2017,2016,2015. Mặc dù luợng tăng lên không nhiều nhung cũng phản ánh đuợc tình hình tuơng đối khả quan trong nghiệp vụ huy động vốn của chi nhánh, đặc biệt là trong thời điểm khó khăn chung của tình hình suy thoái kinh tế, ảnh huởng trực tiếp đến luợng tiền của dân cu cũng nhu các tổ chức gửi vào ngân hàng. Ta có thể thấy năm 2015 sang năm 2016 tiền huy động vốn của chi nhánh bắt đầu có dấu hiệu chững lại, luợng tiền gửi của các tổ chức kinh tế chỉ tăng nhẹ. Cho đến năm 2017, phần giảm đi của tiền gửi không kì hạn cũng nhu tiền gửi của các tổ chức kinh tế chính là biểu hiện cụ thể cho tình hình trên. Tuy nhiên, nhìn một cách tổng thể, sự duy trì luợng huy động vốn của chi nhánh trong 2 năm gần đây vẫn diễn ra một cách tuơng

Một phần của tài liệu 1355 thẩm định dự án đầu tư của NHTM CP kỹ thương việt nam chi nhánh hàng đậu luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w