Kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng của một số ngân hàng thương mạ

Một phần của tài liệu 1397 tăng cường công tác quản trị rủi ro tín dụng trong điều kiện nền kinh tế nhiều biến động như hiện nay tại NHTM cố phần quân đội chi nhánh tây hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 49 - 54)

1.3.1. Kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng của một số ngân hàng thươngmại trên thế giới mại trên thế giới

1.3.1.1. Kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại Thái Lan

Mặc dù có bề dày hoạt động hàng trăm năm nhưng vào năm 1997-1998, hệ thống ngân hàng Thái Lan vẫn bị chao đảo trước cơn khủng hoảng tài chính - tiền tệ. Nhiều công ty tài chính và NHTM bị phá sản hoặc buộc phải sát nhập. Tình hình đó buộc các NHTM Thái Lan phải xem xét lại toàn bộ chính sách, cách thức, quy trình hoạt động ngân hàng, trong đó đặc biệt là lĩnh vực tín dụng, nhằm giảm thiểu rủi ro. Một loạt thay đổi cơ bản trong tín dụng đã được các NHTM Thái Lan triển khai nhanh chóng và triệt để:

Thứ nhất: tách bạch, phân công rõ chức năng các bộ phận và tuân thủ các khâu trong quy trình giải quyết các khoản vay. Có thể thấy điều này ở các ngân hàng Bangkok Bank và Siam Comercial Bank (SCB), các bộ phận tiếp nhận và giải quyết hồ sơ độc lập với bộ phận thẩm định và quyết định cho vay. Tại Kasikorn Bank, các nhà quản trị tổng kết quy trình cho vay cần tuân thủ các bước sau:

- Tiếp xúc khách hàng - Phân tích tín dụng - Thẩm định tín dụng

- Đánh giá rủi ro tín dụng - Quyết định cho vay

- Thủ tục giấy tờ, hợp đồng, giải ngân - Đánh giá chất lượng, xem lại khoản vay

Thứ hai: tuân thủ nghiêm ngặt các vấn đề có tính nguyên tắc trong tín dụng: Rất nhiều ngân hàng của Thải Lan trước đây chỉ quan tâm đến tài sản thế chấp, không quan tâm đến dòng tiền của khách hàng vay. Vì thế, hậu quả tín dụng là nợ xấu có lúc lên tới 40% (1997-1998). Sở dĩ có điều này là do một số ngân hàng đã không tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc tín dụng trong quá trình cho vay. Bài học của các NHTM Thái Lan là quan tâm và thực hiện triệt để các nguyên tắc tín dụng, đặc biệt là thông tin về khách hàng. Cụ thể khi khách hàng đến vay vốn, các bộ phận liên quan trong ngân hàng phải giải đáp được các vấn đề sau đây mới quyết định cho vay:

- Tư cách của khách hàng vay

- Hiệu quả kinh doanh của khách hàng - Mục đích của khoản vay

- Nguồn trả nợ

- Khả năng kiểm soát của ngân hàng đối với việc sử dụng tiền vay của khách hàng

- Năng lực quản trị điều hành của khách hàng - Thực trạng tài chính của khách hàng.

Thứ ba: tiến hành cho điểm khách hàng (Credit Scoring) để quyết định cho vay. Điển hình cho hình thức này là Siamcity Bank hay Kasikorn Bank. Siamcity Bank đã áp dụng cho điểm khách hàng để quyết định cho vay đối với khách hàng cá nhân và để xem xét cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp. Kasikorn Bank đã ứng dụng xếp loại tín dụng như là một công cụ tự động đối với các khoản vay tiêu dùng của cá nhân và doanh nghiệp nhỏ.

Thứ tư: Tuân thủ thẩm quyền phán quyết tín dụng. Theo đó, họ quy định việc phán quyết tín dụng theo mức tăng dần: mức phán quyết của một người, một nhóm người hay hội đồng quản trị. Ví dụ: >10 triệu Baht: 1 người chịu trách nhiệm; =100 triệu Baht: phải qua 2 người chịu trách nhiệm; =3 tỷ Baht phải do hội đồng quản trị quyết định.

Thứ năm: giám sát khoản vay. Sau khi cho vay, ngân hàng rất coi trọng việc kiểm tra, giám sát các khoản vay bằng cách tiếp xúc thu thập thông tin về khách hàng, thường xuyên giám sát và đánh giá xếp loại khách hàng để có biện pháp xử lý kịp thời các tình huống rủi ro. Tại Siam Comercial Bank có 2 bộ phận: bộ phận tác nghiệp và bộ phận tái xét. Bộ phận tác nghiệp giám sát sự thay đổi rui ro của từng khoản vay và có hành động thích ứng kịp thời, đồng thời đảm bảo tất cả các điều khoản và điều kiện của khoản vay được tuân thủ. Bộ phận tái xét quy định cụ thể phương pháp tái xét phải thực thi theo các quy định của NHTW Thái Lan, quản lý danh mục tín dụng, thương xuyên cập nhật các báo cáo kinh doanh cho danh mục tín dụng, báo cáo xếp hạng tín dụng, các khoản vay có vấn đề và danh mục khoản vay cần giám sát để có biện pháp xử lý kịp thời các tình huống rủi ro.

Ngoài những vấn đề nêu trên, các NHTM Thái Lan đều rất coi trọng việc cập nhật hiểu biết nghề nghiệp cho nhân viên ngân hàng, liên tục đào tạo theo từng loại công việc, để nâng cao trình độ, kỹ năng và tạo khả năng độc lập thực thi nhiệm vụ được phân công. Các ngân hàng đều ấp dụng sổ tay tín dụng được viết rất công phu, rõ ràng, dễ áp dụng, có chính sách cho vay riêng đối với bất động sản là lĩnh vực cho vay có rủi ro cao.

1.3.1.2. Kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại Mỹ

Cuối những năm 90 các ngân hàng Mỹ chịu áp lực từ sự gia tăng rủi ro tín dụng. Với sự cạnh tranh khốc liệt để có được các khoản vay trong suốt

thời kỳ tăng trưởng, các ngân hàng đã phải chấp nhận các khoản tín dụng có chất lượng thấp hơn, chiến lược đó hiện nay đã trở nên phản tác dụng, khối lượng các khoản vay không được thanh toán đúng hạn đã tăng từ 7,5 tỷ USD quý 4 năm 1997 lên mức 17,7 tỷ đô la vào quý 3 năm 2000. Từ quý 3 năm 1999 đến quý 3 năm 2000, các khoản vay không có dự phòng đã tăng từ 25,9%, các khoản vay đã quá hạn đã tăng 16,5% và các khoản vay quá hạn trong ngành thương mại và công nghiệp đã tăng 43,7%. Những con số khắc nghiệt này đã chỉ ra rằng việc hạ thấp các tiêu chuẩn cho vay và bảo lãnh là do các ngân hàng đã chỉ tập trung cho doanh thu.

Sự lo ngại làm cho các ngân hàng trở nên cẩn trọng hơn với các khoản tín dụng mới và cũng yêu cầu cao hơn đối với các khách hàng hiện tại. Họ vẫn muốn cho vay tiền nhưng các điều kiện sẽ chặt chẽ hơn. Cụ thể:

- Các ngân hàng Mỹ coi sự trao đổi thường xuyên của khách hàng với ngân hàng về tình hình kinh doanh, các cơ hôi cũng như khó khăn sẽ giúp ngân hàng hiểu rõ doanh nghiệp hơn. Số lần các cuộc gặp như vậy còn tùy thuộc vào hoàn cảnh, nhưng nếu diễn ra đều đặn để ngân hàng có thể hiểu rõ ông chủ và công ty của ông ta hơn.

- Các ngân hàng Mỹ cũng đánh giá rất cao vai trò của kế hoạch kinh doanh của khách hàng. Họ cho rằng kế hoạch kinh doanh hay một chiến lược là một công cụ hữu hiệu để giúp ngân hàng hiểu thấu đáo và có cái nhìn toàn diện về công việc mà doanh nghiệp đang tiến hành.

- Để đưa ra những quyết định cho vay kịp thời và hiệu quả, các ngân hàng rất cần các thông tin tài chính chính xác. Nguồn trả nợ quan trọng nhất của bất cứ khoản vay nào cũng là dòng tiền của doanh nghiệp. Việc cung cấp kịp thời các báo cáo tài chính đầy đủ và hoàn thiện, dự đoán trước các luồng tiền và các khoản hoàn thuế là rất quan trọng để đánh giá khả năng trả nợ của người đi vay. Các báo cáo tài chính không hoàn thiện hoặc không kịp thời sẽ

làm cho ngân hàng nghi ngờ.

- Các ngân hàng Mỹ cho rằng tài sản thế chấp là cần thiết. Giá trị các khoản vay sẽ tương ứng với giá trị đã khấu hao của tài sản thế chấp. Để thường xuyên nắm vững và cập nhật về giá trị của tài sản đảm bảo, ngân hàng cần yêu cầu cung cáp danh sách hàng tồn kho hàng tháng hoặc hàng quý và/hoặc thời gian của các khoản phải thu.

Trong phần lớn các trường hợp, chủ của các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần sẽ được yêu cầu cung cấp đảm bảo của cá nhân đối với các khoản nợ của công ty, và ngân hàng có thể bảo lưu quyền nắm giữ các tái sản này để thế chấp hóa việc đảm bảo.

1.3.1.3. Kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại Australia

Sau thời kỳ tăng trưởng nóng rồi suy yếu vào những năm 80, các ngân hàng Australia đã tiến hành đánh giá lại toàn bộ quy trình nghiệp vụ tín dụng và cho vay, đồng thời thực hiện những thay đổi khác về quản lý và hoạt động:

Thứ nhất là nâng cao sự chú ý từ cấp trên đối với công tác quản lý rủi ro nói chung và quản lý RRTD nói riêng. Tại ngân hàng ANZ, Hội đồng quản trị giám sát định hướng về chiến lược quản lý rủi ro, có cơ chế chặt chẽ để duy trì các chính sách, thủ tục và hệ thống quản lý rủi ro toàn ngân hàng. Tất cả các cơ chế này được giám sát bởi một nhóm các chuyên gia về rủi ro và thực hiện báo cáo trực tiếp với Tổng giám đốc. Ngoài ra, một số ngân hàng ở Australia còn thực hiện quy trình phê duyệt theo mức độ rủi ro. Tùy theo mức độ rủi ro ngân hàng sẽ xác định cấp phê duyệt phù hợp.

Thứ hai là việc tập trung chức năng đánh giá rủi ro và các quy trình phê duyệt tín dụng, điều này thể hiện rõ qua sự tham gia nhiều hơn của Ban lãnh đạo, đào tạo nhiều hơn, nhiều công cụ phân tích hơn, giảm thiểu các quyết định theo xét đoán chủ quan.

Thứ ba là mối quan hệ giữa chất lượng tín dụng với khen thưởng: một trong những vấn đề then chốt để thay đổi hành vi là mối liên hệ giữa kết quả hoạt động kinh doanh và phần thưởng, phần thưởng được tính không chỉ dựa vào doanh số tín dụng mà còn phụ thuộc vào chất lượng các khoản vay đã ký kết.

Một phần của tài liệu 1397 tăng cường công tác quản trị rủi ro tín dụng trong điều kiện nền kinh tế nhiều biến động như hiện nay tại NHTM cố phần quân đội chi nhánh tây hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w