Khi ngân hàng không được hỗ trợ bởi một hệ thống thông tin hiệu quả làm cơ sở cho các quyết định cho vay, thì nguy cơ nợ xấu gia tăng là điều khó tránh khỏi. Chẳng hạn các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, nhưng nếu chế độ công bố thông tin kém, sai lệch thì công ty đó có thể vẫn được coi là công ty tốt và các quyết định cho vay của ngân hàng sẽ vô hình chung làm nợ xấu gia tăng.
Hiện nay ở Việt Nam, chưa có một cơ chế công bố thông tin đầy đủ về doanh nghiệp và ngân hang. Hệ thống kế toán theo tiêu chuẩn Việt Nam là một trở ngại lớn và làm lệch lạc việc đánh giá để ra quyết định cho vay của các NHTM và các nhà quản lý. Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) của NHNN đã đi vào hoạt động nhưng vẫn còn trong giai đoạn thí điểm và chưa phải là cơ quan định mức tín nhiệm doanh nghiệp một cách độc lập. Đó cũng là thách thức cho hệ thống ngân hàng trong việc mở rộng tín dụng cho nền kinh tế trong điều kiện thiếu một hệ thống thông tin tương xứng.
Vấn đề thông tin có ý nghĩa quan trọng trong việc hạn chế rủi ro tín dụng, ngân hàng Quân đội cần phải xây dựng hệ thống thông tin phòng ngừa
rủi ro tín dụng, phải không ngừng đổi mới và hiện đại hóa hệ thống thu thập, xử lý thông tin khách hàng, thông tin quản trị đảm bảo cho Ban lãnh đạo có thể tiếp cận được các nguồn thông tin cậy, có hệ thống một cách nhanh chóng và thuận lợi.
- Thu thập thông tin về khách hàng:
Thông tin thu thập phải bao gồm cả thông tin tích cực và thông tin tiêu cực. Thông tin tiêu cực giúp ngân hàng ngăn ngừa, hạn chế RRTD nhằm đả m bảo an toàn cho hoạt động cấp tín dụng, với thông tin tích cực nó góp phần lựa chọn khách hàng tốt, giảm chi phí điều tra thông tin, từ đó nâng cao chất lượng tín dụng, mở rộng tín dụng.
Hiện nay việc khai thác thông tin về khách hàng thường qua báo cáo của khách hàng, chẳng hạn thông tin về tài chính thường dựa trên báo cáo tài chính trong các năm gần đây của khách hàng. Các báo cáo do khách hàng lập thường không qua kiểm toán, không có cơ quan chức năng xác định tính trung thực của báo cáo. Do vậy đối với cán bộ ngân hàng, bên cạnh việc thu thập thông tin từ khách hàng cần thu thập thông tin từ các đối tác của khách hàng, từ những ngân hàng mà khách hàng có quan hệ, từ cơ quan quản lý khách hàng, từ Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) của Ngân hàng Nhà nước....
- Thu thập thông tin về thị trường: Bên cạnh việc thu thập thông tin về khách hàng, cán bộ tín dụng còn phải khai thác thông tin mang tính chất thị trường về sản phẩ khách hàng kinh doanh như: tình hình cung cầu, giá cả, cạnh tranh.
- Phân tích xử lý thông tin: Sau khi đã thu thập được các nguồn thông tin cán bộ tín dụng cần phải sàng lọc nguồn thông tin đã thu thập để phân tích, đánh giá khách hàng về tính pháp lý, khả năng tài chính, khả năng trả nợ. Trên cơ sở đó, cung cấp thông tin giúp Ban lãnh đạo đưa ra các quyết định cho vay hay từ chối cho vay, điều kiện tín dụng nhằm hạn chế rủi ro có thể
xảy ra. Và dù quyết định cho vay hay không cho vay thì ngân hàng cũng cần phải lưu trữ những thông tin về khách hàng để phục vụ cho công tác thẩm định, đánh giá những lần sau ( nếu như khách hàng tiếp tục có nhu cầu vay vốn tại ngân hàng Quân đội trong tương lai).