Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ

Một phần của tài liệu 1397 tăng cường công tác quản trị rủi ro tín dụng trong điều kiện nền kinh tế nhiều biến động như hiện nay tại NHTM cố phần quân đội chi nhánh tây hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 95 - 96)

Để hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ thực sự phát huy hiệu quả trong việc lượng hóa rủi ro tín dụng, ngân hàng cần hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ theo các hướng sau đây:

- Việc xây dựng hệ thống xếp hạng nội bộ khách hàng cần phân biệt theo từng nhóm khách hàng vì mỗi nhóm khách hàng có đặc điểm hoạt động khác nhau nên cần có những tiêu chí đánh giá khác nhau:

+ Nhóm khách hàng là các doanh nghiệp lớn, bao gồm doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: khi xây dựng bảng điểm cần chú ý các chỉ tiêu tài chính: Lưu chuyển tiền tê, Quản lý, Kinh nghiệm kih doanh và kinh nghiệm trong ngành, tính khả thi của phương án kinh doanh; Quá trình trả nợ vay tại ngân hàng Quân đội và các ngân hàng khác, Mức độ giao dịch; Các yếu tố bên ngoài; Triển vọng ngành, vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp, hình ảnh của doanh nghiệp trên thị trường.

+ Nhóm khách hàng là các doanh nghiệp vừa vả nhỏ: về cơ bản các chỉ tiêu đánh giá cũng giống nhóm các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhưng tỷ trọng các chỉ tiêu thì khác nhau: Trong khi các khách hàng là doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài các chỉ tiêu tài chính là rất quan trọng thì các chỉ tiêu đánh giá ông chủ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khả năng quản lý và quá trình quan hệ với ngân hàng lại quan trọng hơn vì các báo cáo tài chính của các doanh nghiệp này không thực sự đáng tin cậy, không phản ánh thực tế hoạt động của doanh nghiệp.

khách hàng cá nhân đi vào hoạt động phù hợp với định hướng phát triển tín dụng bán lẻ của ngân hàng Quân đội.

- Chia nhỏ bộ chỉ tiêu đánh giá phù hợp với quy mô doanh nghiệp, ngành kinh doanh.

- Với mỗi chỉ tiêu phân tích của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, cần xây dựng khung chuẩn cho từng nhóm doanh nghiệp theo quy mô, ngành kinh doanh trong từng thời kỳ.

- Tham khảo hệ thống chỉ tiêu xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp của các tổ chức có uy tín như Moody’s, Standard & Poor.để bổ sung các chi tiêu đánh giá có ý nghĩa và tiến dần tới chuẩn mực quốc tê.

- Kiểm soát chặt chẽ thông tin đầu vào của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Thông tin đầu vào phải là thông tin chuẩn, đáng tin cậy thì kết quả xếp hạng mới chính xác.

Một phần của tài liệu 1397 tăng cường công tác quản trị rủi ro tín dụng trong điều kiện nền kinh tế nhiều biến động như hiện nay tại NHTM cố phần quân đội chi nhánh tây hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 95 - 96)