Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu 1397 tăng cường công tác quản trị rủi ro tín dụng trong điều kiện nền kinh tế nhiều biến động như hiện nay tại NHTM cố phần quân đội chi nhánh tây hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 107 - 110)

Ngân hàng Nhà nước là một định chế tài chính hỗn hợp vừa mang tính chất là cơ quan quản lý Nhà nước, vừa mang tính doanh nghiệp nên sự quản lý của NHNN với hoạt động của NHTM là hết sức quan trọng. Do vậy để nâng cao hiệu quả quản lý của NHNN đối với các NHTM cần phải:

3.3.2.1. Nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng

Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) là một trong những kênh thông tin giúp ngân hàng đối phó với vấn đề thông tin không cân xứng, từ đó góp phần

nâng cao chất lượng phân tích tín dụng. CIC có nhiệm vụ thu thập thông tin về doanh nghiệp và các thông tin khác có liên quan đến hoạt động kinh doanh tiền tệ, dịch vụ ngân hàng từ các tổ chức tín dụng, các cơ quan hữu quan, các cơ quan thông tin trong và ngoài nước, các văn bản quy phạm pháp luật. Trên cơ sở đó, cung cấp thông tin đáp ứng yêu cầu của các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, thông tin tín dụng mà trung tâm cung cấp trong những năm qua vẫn chưa đáp ứng được cả về mặt số lượng và chất lượng. Đây là một nguyên nhân làm hạn chế khả năng phân tích tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay.

Chính vì vậy, CIC không những phải mở rộng quy mô thông tin mà còn phải nâng cao chất lượng thông tin cung cấp. Để làm được điều này, NHNN cần phải thực hiện các biện pháp sau:

- Phối hợp chặt chẽ với các ngân hàng thương mại, trung tâm thông tin của các cán bộ, các cơ quan quản lý nhà nước về doanh nghiệp, để thu thập thêm các thông tin về những doanh nghiệp đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam ( kể cả các doanh nghiệp chưa có quan hệ tín dụng với ngân hàng). Trên cơ sở đó, CIC sẽ sắp xếp, phân loại các thông tin để khi cần có thể cung cấp cho các ngân hàng thương mại một cách nhanh chóng và chính xác nhất.

- Sửa đổi, bổ sung quy chế tổ chức hoạt động của CIC theo hướng bắt buộc các ngân hàng thành viên cần thực hiện đúng vai trò, trách nhiệm của mình khi tham gia cung cấp và khai thác thông tin từ CIC. Có các biện pháp xử lý đối với tổ chức tín dụng không thực hiện nghiêm túc quy định về thông tin, cung cấp thông tin sai lệch hoặc gây nhiễu thông tin.

- Liên hệ với các tổ chức thông tin quốc tế, các ngân hàng nước ngoài nhằm khai thác thông tin về các đối tác nước ngoài có ý định đầu tư tại Việt Nam, để kịp thời phát hiện và ngăn ngừa rủi ro khi các ngân hàng Việt Nam cho khách hàng nước ngoài vay vốn.

- Nhanh chóng củng cố đội ngũ cán bộ, áp dụng công nghệ mới, hiện đại hóa và tự động hóa tất cả các công đoạn xử lý nghiệp vụ để tạo ra nhiều sản phẩm thông tin. Đồng thời đi sâu phân tích, đánh giá xếp loại rủi ro tín dụng doanh nghiệp, kịp thời dự báo, cảnh báo nhằm hạn chế rủi ro tín dụng. Tạo kênh kết nối trực tuyến giữa các ngân hàng với CIC mà không thông qua các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước như hiện nay để đảm bảo cung cấp thông tin nhanh nhất.

3.3.2.2. Tăng cường công tác thanh tra hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại

Ngân hàng Nhà nước cần thực hiện thanh tra thường xuyên hoạt động của NHTM thông qua việc thực hiện các cuộc kiểm tra, phúc tra trong việc chấp hành luật lệ về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, việc thực hiện các quy định trong giấy phép hoạt động ngân hàng đối với các tổ chức cá nhân là đối tượng của thanh tra ngân hàng. Tăng cường hiệu quả thanh tra kiểm soát hoạt động tín dụng tại các NHTM nhằm hạn chế, phòng ngừa rủi ro tín dụng. Hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy thanh tra ngân hàng theo ngành dọc từ trung ương xuống cơ sở và có sự độc lập tương đối về điều hành và hoạt động nghiệp vụ trong tổ chức bộ máy của NHNN, tuân thủ những quy tắc thận trọng trong công tác thanh tra.

3.3.2.3. Tăng cường mối quan hệ hợp tác, trao đổi kinh nghiệm giữa các ngân hàng thương mại trong công tác quản lý rủi ro tín dụng

Với xu hướng hội nhập ngày càng cao, RRTD muôn hình muôn vẻ và ngày càng diễn biến phức tạp. Để công tác quản lý RRTD đạt được hiệu quả cao, cần tăng cường mối quan hệ hợp tác, trao đổi kinh nghiệm giữa các ngân hàng trong toàn hệ thống. Điều này cần có sự chỉ đạo trực tiếp của NHNN tới toàn hệ thống ngân hàng dưới hình thức tổ chức các buổi hội thảo và các kháo đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức.

Một phần của tài liệu 1397 tăng cường công tác quản trị rủi ro tín dụng trong điều kiện nền kinh tế nhiều biến động như hiện nay tại NHTM cố phần quân đội chi nhánh tây hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 107 - 110)