- Tạo môi trường kinh tế ổn định:
Trong việc hoạch định chính sách, cần cân đối một cách thích hợp giữa các mục tiêu đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, ổn định tiền tệ và sự phát triển bền vững của hệ thống NHTM, tránh tình trạng thắt chặt hoặc thả lỏng quá mức, thay đổi định hướng quá đột ngột gây ảnh hưởng đến hoạt động của NHTM. Cần có những dự báo, chỉ đạo kịp thời nhằm định hướng nền kinh tế, đặc biệt là thị trường tài chính tiền tệ phát triển bền vững trước những biến động của thị trường thế giới.
- Tạo môi trường pháp lý thuận lợi:
Quy định kiểm toán đối với doanh nghiệp: hiện nay, các báo cáo tài chính của doanh nghiệp không được kiểm toán, có doanh nghiệp còn sử dụng hai hệ thống sổ sách kế toán để báo cáo cho cơ quan thuế và để vay vốn ngân hàng ... đã gây ra
102
rất nhiều khó khăn cho ngân hàng trong việc thẩm định, đánh giá tình hình tài chính khách hàng.
Do đó, để đảm bảo tính minh bạch, chính xác trong việc cung cấp các báo cáo tài chính của doanh nghiệp cho các ngân hàng, chính phủ cần có những quy định cụ thể liên quan đến công bố thông tin tài chính doanh nghiệp có xác minh của kiểm toán, hoặc đối với những doanh nghiệp có vốn lớn thì bắt buộc phải kiểm toán. Trường hợp các doanh nghiệp không chấp hành nghiêm túc sẽ xử phạt hành chính. Để đảm bảo số liệu trung thực cần có biện pháp chế tài đối với doanh nghiệp cố tình gian lận che dấu sự thật qua các báo cáo tài chính.
Ngoài ra cũng cần quy định chặt chẽ hơn về những điều kiện để được thành lập công ty kiểm toán và quy định rõ trách nhiệm của công ty kiểm toán cũng như các kiểm toán viên có liên quan khi cho ra đời những báo cáo kiểm toán sơ sài, hoặc thiếu trung thực. Trên thực tế hiện nay, nhiều công ty kiểm toán gần như chỉ làm dịch vụ kế toán cho công ty, cho ra những báo cáo kiểm toán không đáng tin cậy.
Giám sát chặt chẽ doanh nghiệp mới thành lập: chính phủ cần bổ sung quy định hậu kiểm kịp thời đối với các doanh nghiệp mới hoạt động. Từ khi luật doanh nghiệp ban hành và có hiệu lực đã có rất nhiều doanh nghiệp đăng ký kinh doanh, một mặt có tác dụng tích cực đối với quá trình phát triển kinh tế, bên cạnh đó cũng xuất hiện không ít những doanh nghiệp chuyên lừa đảo, ký hợp đồng ma để vay vốn ngân hàng, bán hóa đơn tài chính để các doanh nghiệp hợp thức hóa việc sử dụng vốn vay. Vì vậy, chính phủ cần bổ sung thêm quy định: sau 3 tháng cấp phép kinh doanh cho doanh nghiệp, cơ quan có thẩm quyền cấp phép phải kiểm tra và xác nhận doanh nghiệp thực sự kinh doanh có qui mô đúng như thực trạng tài chính. Đây là cơ sở giúp ngân hàng tránh bị lừa, bảo đảm vốn vay có thể thu hồi được.
Giám sát chặt chẽ về giá đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có hoạt động xuất nhập khẩu, có biện pháp chế tài nếu phát hiện tình trạng chuyển giá thông qua mua bán hàng hóa, nguyên vật liệu không đúng giá thật, nâng khống giá máy móc thiết bị nhập khẩu. Ngoài ra, nên nghiên cứu các điều kiện các công ty nước ngoài được đầu tư vào Việt Nam cũng như việc cung cấp các thông tin về
103
công ty mẹ/ chủ sở hữu cho ngân hàng nhằm giảm rủi ro khi cho vay loại hình doanh nghiệp này.
Hoàn chỉnh các quy định pháp luật có liên quan trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng như quy định về giao dịch bảo đảm, đăng ký giao dịch bảo đảm, quy định về cấp các giấy tờ sở hữu tài sản... hoàn thiện các quy định liên quan đến quyền chủ nợ của ngân hàng và bảo đảm tiền vay nhằm giúp cho các ngân hàng thuận lợi khi phải thực hiện các biện pháp xử lý tài sản để thu hồi nợ, tránh tình trạng dây dưa, kéo dài, ảnh hưởng đến sự lành mạnh tài chính của các ngân hàng, khắc phục các khó khăn về quy trình, thủ tục và thời gian xử lý TSĐB thu hồi vốn vay như hiện nay. Chính phủ cần điều phối sự kết hợp với các bộ ngành có liên quan, cùng với NHNN để thống nhất, chia sẻ quan điểm về phòng ngừa và hạn chế RRTD, cùng nhau phối hợp để giải quyết những vấn đề vướng mắc trong quá trình cấp tín dụng của ngân hàng.
Phát triển thị trường mua bán nợ: hiện nay thị trường mua bán nợ ở Việt Nam chưa phát triển dẫn đến giá cả mua bán chưa thật sự cạnh tranh và số lượng giao dịch hạn chế. Chính phủ cần có những quy định, hỗ trợ để mở rộng, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của thị trường mua bán nợ nhằm giúp các ngân hàng xử lý nợ xấu.
104
KẾT LUẬN
Ngày nay, quản trị rủi ro tín dụng trở thành vấn đề mang tính sống còn, là thước đo năng lực quản lý, đồng thời là bộ phận trung tâm trong chiến lược hoạt động của bất kỳ ngân hàng nào. Trên cơ sở vận dụng các phương pháp nghiên cứu, bám sát mục tiêu, phạm vi nghiên cứu, luận văn đã hoàn thành các nội dung, làm cơ sở cho Agribank Chi nhánh Ninh Giang nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh, với một số kết quả như sau:
Thứ nhất, luận văn đã hệ thống hóa được cơ sở lý thuyết về quản trị rủi ro tín dụng của các NHTM. Luận văn tiếp cận nội dung quản trị rủi ro tín dụng của các NHTM theo quy trình bao gồm: (1) Nhận dạng rủi ro tín dụng; (2) Đo lường rủi ro tín dụng; (3) Kiểm soát rủi ro tín dụng; (4) Tài trợ tổn thất tín dụng. Đồng thời, tác giả cũng đã xây dựng được các chỉ tiêu để đánh giá kết quả thực hiện công tác quản trị rủi ro tín dụng của NHTM. Từ bài học kinh nghiệm về công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhanh Sao Đỏ và Agribank chi nhánh huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình tác giả đã rút ra được một số bài học kinh nghiệm cho gribank chi nhánh Ninh Giang.
Thứ hai, trên cơ sở lý thuyết được xây dựng, tác giả đã đi thực hiệ phân tích thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh Ninh Giang trong giai đoạn 2018 - 2020 theo các nội dung quản trị rủi ro tín dụng. Đánh giá được những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân hạn chế.
Thư ba, trên cơ sở kết quả đánh giá về hạn chế và nguyên nhân hạn chế, tác giả đã đề xuất 5 nhóm giải pháp để hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh Ninh Giang đến năm 2025.
Học viên cũng xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến TS. Vũ Hoàng Nam đã giúp đỡ, chỉ bảo và có những ý kiến đóng góp để tôi có thể hoàn thành nghiên cứu của mình.
Học viên đã cố gắng trong quá trình nghiên cứu, song do những hạn chế về sự hiểu biết, kinh nghiệm thực tế và những kiến thức xã hội nên không thể tránh khỏi những sai sót.
105
Kính mong nhận được sự đóng góp của thầy cô để bài Luận văn của tác giả được hoàn chỉnh hơn!
106
TÀI LIỆU THAM KHẢO •
1. Phan Thị Thu Hà (2007), Giáo trình “nghiên cứu về ngân hàng thương mại”, NXB Đại học kinh tế quốc dân.
2. Phan Thu Hà, Đàm Văn (2010), Giáo trình Quản trị ngân hàng thương mại, Trường Đại học Kinh tế quốc dân.
3. Tôn Thị Quỳnh Hoa (2017), Hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội chi nhánh Nghệ An, Luận văn thạc sĩ, trường
Đại học Kinh tế Quốc dân.
4. Vũ Thị Vân Hồng (2020), Quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ước Basel II tại Agribank, Tạp chí Tài chính Kỳ 2 - Tháng 8/2020.
5. Lương Thanh Hoa (2016), Tăng cường công tác quản trị rủi ro tín rụng Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Chi nhánh Quảng Ninh,
luận văn
thạc sỹ kinh tế trường Đại học Kinh tế - ĐHQG Hà Nội.
6. Lê Ngọc Lân (2011), Quản lý của NHNN đối với hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh
tế quốc dân Hà Nội
7. Mishkin FS (1999), Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính, nhà xuất bản Khoa học.
8. Ngân hàng Nhà nước (2013), Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21 tháng 01 năm 2013 của NHNN quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương
pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt
động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Loại Điểm Đặc điểm Mức độ rủi ro Cấp tín dụng Giám sát sau cho vay
107
12. Perter S.Rose (2004), Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Tài chính.
13. Quốc hội (2010), Luật các tổ chức tín dụng, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
14. Trịnh Đăng Tùng (2018), Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Khu công nghiệp Tiên Sơn,
Bắc Ninh, Luận văn thạc sĩ, trường Đại học Thái Nguyên.
15. Khắc Ngọc Trọng (2018), Hoàn thiện công tác Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Bắc
Quảng Bình, Luận văn thạc sĩ, trường Đại học Kinh tế Huế.
16. Đào Thị Thuận (2019), Quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, Tạp chí tài chính số tháng 2/2019.
17. Nguyễn Thị Thanh Tâm (2020), Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Chi
nhánh Tây Hồ, Luận văn thạc sĩ, trường Đại học Thương mại. 108
PHỤ LỤC
AAA: Loại tối ưu Điểm tín dụng tốt nhất dành cho các khách hàng có chất lượng tín dụng tốt nhất 92,4 - 100 - Tình hình tài chính mạnh
- Năng lực cao trong quản trị
- Hoạt động đạt hiệu quả cao
- Triển vọng phát triển lâu dài
- Rất vững vàng trước
Thấp nhất
Ưu tiên đáp ứng tối đa nhu cầu tín dụng với mức ưu đãi về lãi suất, phí, thời hạn và biện pháp bảo
đảm tiền vay (có thể cho vay tín chấp)
Kiểm tra khách
hàng định kỳ nhằm cập nhật thông tin và tăng cường mối quan hệ với khách hàng.
AA: Loại ưu 84,8 - 92,3 - Khả năng sinh lời tốt
- Hoạt động hiệu quả và ổn
định
- Quản trị tốt
- Triển vọng phát triển lâu dài
- Đạo đức tín dụng tốt.
Thấp
Ưu tiên đáp ứng nhu cầu tín dụng với mức ưu đãi về lãi suất, phí, thời hạn và biện pháp đảm bảo tiền vay (có thể cho vay tín chấp)
Kiểm tra khách
hàng định kỳ nhằm cập nhật thông tin và tăng cường mối quan hệ với khách hàng. A: Loại tốt 77,2 - 84,7 - Tình hình tài chính ổn định nhưng có những hạn chế nhất định.
- Hoạt động hiệu quả nhưng
không ổn định như khách hàng loại AA. - Quản trị tốt - Triển vọng phát triển tốt Thấp
Ưu tiên đáp ứng nhu cầu tín dụng, đặc biệt là các khoản tín dụng từ trung hạn trở xuống. Không yêu cầu cao về biện pháp bảo đảm tiền vay (có thể cho vay tín chấp). Kiểm tra khách hàng định kỳ để cập nhật thông tin. BB: Loại khá 69,6 - 77, 1
- Hoạt động hiệu quả và có triển
vọng trong ngắn hạn. Trung bình
Có thể mở rộng tín dụng; không hoặc hạn chế áp
Kiểm tra khách
- Tình hình tài chính ổn định trong ngắn hạn do có một số hạn chế về tài chính và năng lực quản lý và có thể bị tác động mạnh bởi các điều kiện kinh tế, tài chính trong môi trường kinh doanh.
dụng các điều kiện ưu đãi. Đánh giá kỹ về chu kỳ kinh tế và tính hiệu quả khi cho vay dài hạn.
nhật thông tin.
B: Loại trung
bình khá 62 - 69,5 Tiềm lực tài chính trung bình, cónhững nguy cơ tiềm ẩn
- Hoạt động kinh doanh tốt trong hiện tại nhưng dễ bị tổn thương bởi những biến động lớn trong kinh doanh do các sức ép cạnh tranh và sức ép từ nền kinh tế nói chung.
Trung bình, khả năng trả nợ gốc và lãi trong tương lai ít được đảm bảo hơn khách hàng loại BB.
Hạn chế mở rộng tín dụng; chỉ tập trung vào các khoản tín dụng ngắn hạn với các biện pháp bảo đảm tiền vay hiệu quả. Việc cho vay mới hay các khoản cho vay dài hạn chỉ thực hiện với các đánh giá kỹ về chu kỳ kinh tế và tính hiệu quả, khả năng trả nợ của phương án vay vốn. Chú trọng kiểm tra việc sử dụng vốn vay, tình hình tài sản bảo đảm CCC: Loại trung bình 54,4 - 61,9 - Khả năng tự chủ tài chính thấp, dòng tiền biến động
- Hiệu quả hoạt động kinh doanh
không cao, chịu nhiều sức
ép cạnh tranh mạnh mẽ hơn, dễ bị tác động lớn từ những biến động kinh tế nhỏ. Cao, do khả năng tự chủ tài chính thấp. Ngân hàng chưa có nguy cơ mất vốn ngay nhưng về lâu dài sẽ khó khăn nếu tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng không được cải thiện.
Hạn chế mở rộng tín dụng và tập trung thu hồi vốn cho vay. Các khoản cho vay mới chỉ được thực hiện trong các trường hợp đặc biệt với việc đánh giá kỹ càng khả năng phục hồi của
khách hàng và các
phương án đảm bảo tiền vay.
Tăng cường kiểm tra khách hàng để thu hồi nợ và giám sát hoạt động.
CC: Loại dưới
trung bình 46,8 - 54,3 - Hiệu quả hoạt động thấp,kết quả
kinh doanh nhiều biến động
- Năng lực tài chính yếu, bị
thua lỗ trong một hay một số năm tài Cao, là mức cao nhất có thể chấp nhận; xác suất vi phạm hợp đồng tín dụng cao, nếu không có những biện pháp kịp thời, ngân hàng có nguy cơ mất vốn trong ngắn hạn.
Hạn chế tối đa mở rộng tín dụng; Các biện pháp giãn nợ, gia hạn chỉ được thực hiện nếu có phương án khắc phục khả thi.
Tăng cường kiểm tra khách hàng. Tìm
cách bổ sung
TSĐB.
C: Loại xa dưới trung bình
39,2 - 46,7 - Hiệu quả hoạt động thấp
- Năng lực tài chính yếu
kém, đã có nợ quá hạn (dưới 90 ngày). - Năng lực quản lý kém Rất cao, khả năng trả nợ ngân hàng kém, nếu không có những biện pháp kịp thời, ngân hàng có nguy cơ mất vốn trong ngắn hạn.
Không mở rộng tín dụng; Tìm mọi biện pháp để thu hồi nợ, kể cả việc gia hạn nợ chỉ thực hiện nếu có phương án khắc phục khả thi
Tăng cường kiểm tra khách hàng.
C: Loại yếu kém 31,6 - 39,1 - Hiệu quả hoạt động rất
thấp, bị
thua lỗ, không có triển
vọng phục
hồi.
- Năng lực tài chính yếu
kém, đã
Rất cao, ngân hàng sẽ phải mất nhiều thời gian và công sức để thu hồi vốn cho vay.
Không mở rộng tín dụng; Tìm mọi biện pháp để thu hồi nợ, kể cả việc xử lý sớm TSĐB.
Xem xét phương án phải đưa ra Tòa kinh tế.
D: Loại rất yếu kém
< 31,6 - Các khách hàng này bị thua lỗ
kéo dài, tài chính yếu kém, có nợ khó đòi, năng lực quản lý kém.
Đặc biệt cao, ngân hàng hầu như sẽ không thể thu hồi được vốn cho vay.
Không mở rộng tín dụng; Tìm mọi biện pháp để thu hồi nợ, kể cả việc xử lý sớm TSĐB.
Xem xét phương án phải đưa ra Tòa kinh tế.
Loại Điểm Mức độ rủi ro Cấp tính dụng
Aaa >= 401 Thấp Đáp ứng tối đa nhu cầu tíndụng____________________