Giải pháp khác

Một phần của tài liệu 1281 quản trị rủi ro tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh huyện ninh giang hải dương (Trang 115 - 118)

Thứ nhất, nâng cao chất lượng của khai thác thông tin và xử lý thông tin

Thông qua CIC cán bộ tín dụng có thể kiểm tra lại những thông tin mà khách hàng đã cung cấp. Khi xem xét và thẩm định, khách hàng có những khoản vay tại các ngân hàng khác quá lớn hoặc nợ xấu chưa xóa trên CIC thì khả năng rủi ro mà chi nhánh gặp phải cao hoặc nằm ngoài tầm kiểm soát của ngân hàng vì vậy nhân viên ngân hàng có thể từ chối khách hàng. Tuy nhiên, có những trường hợp khách

96

hàng có nợ xấu phản ánh trên CIC nhưng khách hàng đã trả hết nợ. Đây cũng là một trong những khó khăn của ngân hàng khi giải thích với ngân hàng. Tất cả hồ sơ vay của ngân hàng phải trình ra Hội sở căn cứ trên giấy tờ mà nhân viên tín dụng cung cấp để thẩm định. Chính vì vậy ngân hàng đã gặp phải nhiều trường hợp khách hàng như vậy nhưng vẫn phải từ chối cho vay.

Có những khách hàng mới vay lần đầu tại ngân hàng nào đó mà bị nợ xấu do một nguyên nhân nào ngoài mong muốn thì nhân viên có thể theo dõi khi nào nợ xấu trên CIC sẽ bị xóa và tiếp cận ngay với những khách hàng tiềm năng này. Thông qua việc thẩm định hoặc bằng hệ thống chấm điểm và xếp hạng nội bộ để xác định mức độ rủi ro của khách hàng từ đó để nhân viên đưa ra quyết định có nên cho khách hàng này vay không.

Mở các lớp tập huấn về nghiệp vụ cho nhân viên về CIC. Tránh tình trạng việc tra thông tin lịch sử quan hệ tín dụng của khách hàng tại chi nhánh chỉ được thực hiện bởi một nhân viên chuyên trách. Khi ngân hàng giao dịch với một lượng khách hàng đông đúc chỉ phụ thuộc vào một nhân viên duy nhất sẽ gặp những khó khăn. Bên cạnh đó, chỉ có một nhân viên phụ trách đôi lúc gây ra sự thiếu trung thực trong việc chỉnh sửa kết quả CIC để đủ chỉ tiêu áp lực mà ngân hàng giao.

Bên cạnh đó, cần phải đa dạng hóa phương pháp thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Việc tiếp xúc trực tiếp và viếng thăm trực tiếp khách hàng cần được thường xuyên sử dụng hơn tại Chi nhánh.

Thứ hai, Xây dựng đội ngũ CBTD có trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Thống kê và cập nhật các lỗi vi phạm trong quy trình cho vay để nhân viên có thể tiếp cận, giảm thiểu rủi ro trong quá trình đánh giá phân tích hồ sơ tín dụng.

Giáo dục đạo đức nghề nghiệp, tránh tình trạng nhân viên phân tích tín dụng móc nối hồ sơ với khách hàng cá nhân gây rủi ro cho hoạt động tín dụng, ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của ngân hàng.

Thường xuyên huấn luyện đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên nhằm nâng cao năng lực cũng như kinh nghiệm trong việc đánh giá, phân tích khách hàng, đề xuất

97

cho vay phù hợp với nhu cầu, đảm bảo khả năng chi trả nợ vay và kiểm soát tốt khoản vay. Định kỳ đào tạo/tái đào tạo sản phẩm tín dụng, quy định thẩm định và cảnh báo các yếu tố rủi ro cho nhân viên.

Điều chuyển hoặc thay thế nhân sự giữa các đơn vị theo từng địa bàn trong một thời gian nhất định nhằm gia tăng kiểm soát chéo, tránh tình trạng lạm quyền hay cấu kết giữa các cá nhân trong một đơn vị.

Yêu cầu các nhân viên tín dụng thường xuyên trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm xử lý các tình huống rủi ro phát sinh trong hồ sơ tín dụng cũng như cập nhật các quy định, chính sách của ngân hàng.

Cấp quản lý thường xuyên sâu sát nhân viên để nắm bắt đời sống sinh hoạt, tình hình công việc cũng như tâm tư nguyên vọng. Qua đó đánh giá tư cách đồng thời tạo môi trường làm việc thân thiện, mối liên hệ giữa các đồng nghiệp, quản lý tốt về mặt con người. Bên cạnh đó, cần chú trọng chế độ lương thưởng, phúc lợi tạo điều kiện cho nhân viên đảm bảo cuộc sống, tránh phát sinh tiêu cực và gắn bó lâu dài với tổ chức.

Định kỳ hàng năm giám sát hoạt động, theo dõi cách làm việc của nhân viên thông qua việc buộc nhân viên nghỉ phép. Điều này giảm thiểu rủi ro nghiệp vụ phát sinh trong một thời gian dài, tiết kiệm chi phí xử lý trong trường hợp phát sinh.

- Cần phải xây dựng một bộ quy tắc chuẩn về chức danh các công việc ngân hàng, tiêu chuẩn nghề nghiệp ngân hàng tương đương với tiêu chuẩn của các nước

tiên tiến trong khu vực. Bên cạnh đó, đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức kinh

doanh cơ bản cho cán bộ hiện có nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng phức tạp

và chịu

áp lực cạnh tranh ngày càng cao của môi trường kinh doanh. Chú trọng việc

đào tạo

kỹ năng mềm, kỹ năng quản lý cho cán bộ quản lý trung và cấp cao nhằm tạo

sự đột

98

điều kiện, phù hợp hay không để nộp đơn vào ngân hàng. Ngân hàng liên kết với các trường đại học trên địa bàn cho các sinh viên năm 3, 4 thực tập tại ngân hàng của mình. Như thế ngân hàng vừa có thể đào tạo thực tế cho sinh viên và giảm được khối lượng công việc cho các nhân viên tại chi nhánh. Ngân hàng cần có những chế độ khen thưởng thu hút các sinh viên xuất sắc tại các trường đại học khi tốt nghiệp. Các chương trình tuyển dụng cần được tuyên truyền, quảng cáo trên trang web của ngân hàng và các kênh phương tiện thông tin khác để các ứng viên có thể dễ dàng tiềm thấy.

- Ngân hàng tổ chức các hoạt động công đoàn tạo sự gắn kết giữa các nhân viên, các phòng tại chi nhánh. Nhân viên sẽ cảm thấy hài lòng, gắn bó hơn

với chi

nhánh, có trách nhiệm và có động lực hoàn thành tốt các công việc được giao tạo

hiệu quả cao trong công việc giúp hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh

- Chi nhánh cần có các khóa nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên về việc thu thập thông tin của khách hàng, công tác thẩm định tài sản đảm bảo, công tác chấm

điểm, xếp loại... Đối với những nhân viên mới chưa có kinh nghiệm, chi

nhánh cần

phân công những nhân viên có kinh nghiệm, giỏi nghiệp vụ hướng dẫn cụ thể và

nhiệt tình để giúp những nhân viên mới mau chóng làm quen với công việc của

mình. Những nhân viên mới sau một thời gian thử việc ngân hàng cần có

những bài

kiểm tra để xem năng lực và trợ giúp thêm.

3.3. Kiến nghị

Một phần của tài liệu 1281 quản trị rủi ro tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh huyện ninh giang hải dương (Trang 115 - 118)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(134 trang)
w