Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của một số chi nhánh ngân hàng

Một phần của tài liệu 1281 quản trị rủi ro tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh huyện ninh giang hải dương (Trang 49 - 108)

thương mại và bài học rút ra cho ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Ninh Giang

1.3.1. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của một số chi nhánh ngân hàng

thương mại

1.3.1.1. Kinh nghiệm của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt

Nam chi nhánh Sao Đỏ, Hải Dương

Trải qua gần 30 năm xây dựng, hoạt động và trưởng thành, Agribank chi nhánh Sao Đỏ gặp không ít khó khăn và những va vấp ban đầu của quá trình chuyển đổi nền kinh tế. Nhưng đến nay Agribank chi nhánh Sao Đỏ đã từng bước trưởng thành đi lên và phát triển ngày càng vững mạnh. Với mạng lưới hoạt động gồm 01 Hội sở chính, 02 Chi nhánh loại 3, 03 phòng giao dịch, Agribank chi nhánh Sao Đỏ phủ khắp điểm giao dịch tới các cụm dân cư, tạo điều kiện cho người dân và các tổ

36

Trong giai đoạn 2018 - 2020, hoạt động tín dụng tại Agribank chi nhánh Sao Đỏ liên tục gia tăng qua các năm với tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 18%/năm. Cùng với sự mở rộng về hoạt động tín dụng nhưng Agribank chi nhánh Sao Đỏ vẫn kiểm soát được rủi ro tín dụng rất tốt. Tỷ lệ nợ xấu tại chi nhánh trong giai đoạn 2018 - 2020 luôn được kiểm soát rất tốt dưới 1% và có xu hướng giảm xuống từ 0,85% (năm 2018) xuống chỉ còn 0,42% (năm 2020). Bên canh đó, lợi nhuận từ hoạt động tín dụng luôn chiếm tỷ lệ trên 70% trong tổng lợi nhuận của chi nhánh. Để đạt được những thành quả này là sự nỗ lực cố gắng rất lớn trong công tác quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh. Cụ thể như sau:

- Ngân hàng đã nỗ lực đưa ra các biện pháp khắc phục hậu quả rủi ro với chính sách tín dụng thực hiện trên tinh thần: tăng trưởng tín dụng với chất lượng

cao, bền vững, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xã hội.

- Công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ được chú trọng nhằm phát hiện sớm các dấu hiệu rủi ro cũng như các sai sót trong quá trình cho vay để có biện pháp

xử lý

kịp thời, tránh gây ra những hậu quả đáng tiếc.

- Công tác tuyển chọn đào tạo, đào tạo lại, nâng cao tư cách, phẩm chất đạo đức của CBTD cũng được đặc biệt quan tâm và mang tính thường xuyên hơn. Đối

với CBTD, ngân hàng có chính sách đãi ngộ hợp lý, đồng thời gắn trách

nhiệm cá

nhân, nhất là trách nhiệm vật chất trong việc để xảy ra rủi ro gây tổn thất về

tài sản

cho ngân hàng.

- Những quy định rõ ràng của Agribank Việt Nam về việc xử lý trách nhiệm đối với từng bộ phận, từng cá nhân có liên quan khi để xảy ra các khoản nợ

37

1.3.1.2. Kinh nghiệm của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt

Nam chi nhánh huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình

Agribank chi nhánh huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình là một chi nhánh NHTM lâu đời và có quy mô lớn trên địa bàn tỉnh Thái Bình. Trước những yêu cầu ngày càng gia tăng của nền kinh tế, nhu cầu về các dịch vụ Ngân hàng của các ngành, các thành phần kinh tế ngày càng cao, đòi hỏi ngành Ngân hàng không ngừng cải tiến đa dạng hóa các nghiệp vụ Ngân hàng đồng thời thực hiện chiến lược lâu dài nhằm mở rộng mạng lưới hoạt động, nâng cao uy tín và hiệu quả kinh doanh. NHNo&PTNT Việt Nam đã không ngừng củng cố, mở rộng mạng lưới hoạt động của mình. Dư nợ tín dụng của Agribank chi nhánh Tiền Hải liên tục gia tăng trong giai đoạn 2018 - 2020 từ 2.184 tỷ đồng (năm 2018) tăng lên 3.612 tỷ đồng (năm 2020). Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt trên 20%/năm. Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu tại Agribank chi nhánh Tiền Hải được kiểm soát rất tốt ở mức dưới 1%. Năm 2020, tỷ lệ nợ xấu tại chi nhánh chỉ có 0,35%. Nhờ có sự kiểm soát tốt về tỷ lệ nợ xấu đã giúp cho lợi nhuận của chi nhánh liên tục gia tăng qua các năm. Hiệu quả hoạt động của chi nhánh ở mức tốt. Để đạt được những kết quả trên là sự nỗ lực cố gắng rất lớn trong công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh huyện Tiền Hải. Cụ thể như sau:

Chi nhánh đã thực hiện đôn đốc, phối hợp giữa các phòng nghiệp vụ trong việc kiểm tra sử dụng vốn vay của khách hàng kịp thời phát hiện các dấu hiệu rủi ro liên quan đến các khoản cấp tín dụng và đưa ra các biện pháp xử lí thích hợp.

Chi nhánh Ngân hàng đã áp dụng một số công cụ đo lường rủi ro có hiệu quả như chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng doanh nghiệp trên cơ sở đánh giá tổng hợp các yếu tố định tính và định lượng về khách hàng. Kết quả chấm điểm tín dụng là căn cứ để phân loại khách hàng, từ đó có chính sách tín dụng phù hợp với từng đối tượng khách hàng.

Trong quy trình cấp tín dụng của chi nhánh một CBTD hầu như quản trị khoản vay ở mọi khâu. Điều này mang đến lợi ích là tiện lợi cho khách hàng, đơn

38

giản trong việc giải trình hồ sơ chỉ với một CBTD, giải quyết hồ sơ nhanh chóng. đối với ngân hàng, CBTD dễ nắm bắt và hiểu rõ hồ sơ, giám sát chặt chẽ khoản vay.

Phân tán rủi ro được Agribank Tiền Hải thực hiện tương đối tốt thông qua quy chế cho vay và chủ trương đa dạng hóa đối tượng khách hàng, đa dạng hóa danh mục đầu tư.

Công tác thu hồi nợ đã XLRR được thực hiện tốt. Song song với việc tăng cường dư nợ tín dụng tốt và nâng cao chất lượng tín dụng, chi nhánh cũng rất quan tâm tới công tác xử lý nợ tồn đọng, tất cả các khoản nợ tồn đọng đều được rà soát và phân tích những khó khăn thuận lợi để tìm ra các biện pháp xử lý cho phù hợp nhất.

1.3.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển

Nông thôn Việt Nam chi nhánh Ninh Giang

Từ bài học kinh nghiệm của Agribank chi nhánh Sao Đỏ và Agribank chi nhánh huyện Tiền Hải, một số bài học kinh nghiệm rút ra cho Agribank huyện Ninh Giang cụ thể như sau:

Thứ nhất, về công tác nhận dạng RRTD: Cần phải được thực hiện một cách thường xuyên, xuyên suốt từ trước khi cho vay, sau khi cho vay. Cần phải xây dựng các dấu hiệu nhận dạng cụ thể đối với từng nhóm khách hàng và thường xuyên cập nhật các dấu hiệu nhận dạng từ các kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ.

Thứ hai, về công tác đo lường RRTD: Cần phải sử dụng đa dạng các công cụ đo lường rủi ro tín dụng, xác định được đúng mức độ rủi ro để từ đó có những biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng phù hợp.

Thứ ba, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ trong quá trình thực hiện cho vay để kịp thời phát hiện các rủi ro tín dụng phát sinh.

Thư tư, tăng cường các hoạt động đào tạo, tuyển dụng đội ngũ cán bộ nhân viên là những người có trình độ chuyên môn và đạo đức tốt. Trong đó, đạo đức của cán bộ nhân viên tín dụng luôn đặt lên hàng đầu.

Thứ năm, cần phải xử lý dứt điểm các khoản nợ đọng để tạo ra một môi trường tín dụng lành mạnh.

40

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

VIỆT NAM - CHI NHÁNH NINH GIANG, HẢI DƯƠNG

2.1. Giới thiệu về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Việt Nam -

Chi nhánh huyện Ninh Giang Hải Dương

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Ngày 26/03/1988, Chính phủ nước Việt Nam ban hành Nghị định 53/HĐBT thành lập các ngân hàng chuyên doanh, trong đó có Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam - tiền thân của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) ngày nay. Thời điểm đáng nhớ này được xem như dấu mốc quan trọng, đánh dấu sự ra đời của Agribank - Ngân hàng chuyên doanh đi đầu trong đầu tư vào một lĩnh vực mang nhiều rủi ro, khó khăn nhất, nhưng cũng đầy tiềm năng nhất - đó là nông nghiệp, nông thôn.

Agribank chi nhánh tỉnh Hải Dương được thành lập theo quyết định số 57/NH-QĐ ngày 01 tháng 7 năm 1988 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, và chính thức hoạt động từ ngày 01 tháng 8 năm 1988, trên cơ sở tiếp nhận từ Ngân hàng Nhà Nước tỉnh Hải Hưng, tất cả các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước huyện, Quỹ tiết kiệm tỉnh, ngân hàng đầu tư tỉnh, một số phòng của Ngân hàng Nhà nước tỉnh, tổng cộng mạng lưới có 23 chi nhánh và Phòng giao dịch trong đó có Phòng giao dịch huyện Ninh Giang.

Tháng 4 năm 1996 Agribank chi nhánh tỉnh Hải Dương lập Đề án và tờ trình và được Chủ tịch Hội đồng Quản trị Agribank chấp thuận cho nâng cấp Phòng Giao dịch huyện Ninh Giang thành Agribank chi nhánh huyện Ninh Giang Hải Dương (Agribank Ninh Giang).

2.1.2. Tổ chức bộ máy hoạt động * Sơ đồ bộ máy hoạt động:

Kể từ thời điểm mới thành lập cho đến nay, Agribank chi nhánh huyện Ninh Giang Hải Dương đã có những bước chuyển biến đáng kể trong mô hình tổ chức

41

quản lý lẫn lĩnh vực hoạt động. Hiện nay Agribank chi nhánh huyện Ninh Giang bao gồm 43 cán bộ đang công tác và chịu sự quản lý của bộ máy được tổ chức theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức của Agribank chi nhánh huyện Ninh Giang

Nguồn: Agribank chi nhánh Ninh Giang, 2020

* Chức năng và nhiệm vụ của bộ máy hoạt động:

Ban Giám đốc: Bao gồm có 01 Giám đốc điều hành chung tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh. 01 Phó giám đốc phụ trách Tín dụng và Ke hoạch, 01 Phó giám đốc phụ trách công tác Kế toán và Ngân quỹ.

Phòng Kế toán và Ngân quỹ: bao gồm có các bộ phận:

- Bộ phận dịch vụ khách hàng cá nhân và tổ chức kinh tế (TCKT): Thực hiện các nghiệp vụ chủ yếu như: Mở tài khoản hoặc đóng tài khoản giao dịch; mở

sổ tiết

kiệm, tài khoản tiền gửi không kỳ hạn hoặc có kỳ hạn; chuyển tiền trong

nước của

các khách hàng cá nhân, TCKT.

42

- Bộ phận kế toán nội bộ và tổng hợp: Thực hiện các nghiệp vụ hạch toán lương, thu chi nội bộ, tổng hợp báo cáo tài chính, bảng cân đối kế toán... - Bộ phận thẻ và thu Ngân sách nhà nước: Phát hành thẻ, thực hiện thu ngân

sách nhà nước theo ủy nhiệm của Kho bạc Nhà nước.

- Bộ phận giải ngân và thu nợ: Thực hiện giải ngân, thu nợ gốc, thu lãi của khách hàng vay vốn.

- Ngân quỹ: Thực hiện các nghiệp vụ thu chi tiền mặt bao gồm VNĐ, các loại ngoại tệ của các cá nhân, TCKT trong và ngoài nước.

- Hành chính: Bao gồm các phần việc hành chính, văn thư, lưu trữ, mua sắm, chi tiêu nội bộ.

Phòng Kế hoạch và Kinh doanh: bao gồm các bộ phận:

- Bộ phận thẩm định và cho vay: Thực hiện các nghiệp vụ như: Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn; cho vay đồng tài trợ; cho vay thấu chi; cho vay sinh

hoạt, tiêu dùng; cho vay theo hạn mức tín dụng với các điều kiện thuận lợi và thủ

tục đơn giản; các nghiệp vụ bảo lãnh (bảo lãnh thanh toán, thực hiện hợp

đồng, dự

thầu, bảo hành...).

- Bộ phận quản lý: Thực hiện các nghiệp vụ kiểm soát hồ sơ, lập báo cáo tín dụng, làm công tác trích lập dự phòng và xử lý rủi ro, và kế hoạch tổng hợp.

Ngoài hai phòng chuyên môn, chi nhánh có 03 phòng giao dịch đặt tại 3 điểm tại các xã Tân Quang, Tân Hương và Kiến Quốc tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng các xã lân cận giao dịch, giảm bớt khó khăn về khoảng cách địa lý cho người dân.

Số lượng cán bộ tại các phòng giao dịch như sau: Phòng giao dịch Cầu Ràm gồm có 11 cán bộ nhân viên; Phòng giao dịch Kiến Quốc gồm có 05 cán bộ nhân viên; Phòng giao dịch Tân Quang gồm có 07 cán bộ nhân viên. Mỗi phòng giao dịch có một Giám đốc phụ trách chung, một Phó giám đốc phụ trách tín dụng và các nhân viên kế toán, thủ quỹ, nhân viên thẩm định và quản lý khoản vay. Mỗi phòng

Hoạt động huy động vốn Giá2018 2019 2020 So sánh (%) trị Tỷ lệ (%) Giátrị Tỷ lệ(%) Giátrị Tỷ lệ(%) 9/201 2018 2020 / 2019 43

doanh cũng như các vấn đề phát sinh tại phòng giao dịch, đồng thời chịu trách nhiệm trước Ban Giám đốc.

2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh

2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn

Huy động vốn là một trong những hoạt động quan trọng nhất của hệ thống Ngân hàng thương mại nói chung và của Agribank - Chi nhánh huyện Ninh Giang Hải Dương nói riêng. Bởi nguồn vốn kinh doanh (cho vay) chủ yếu của Ngân hàng là nguồn huy động dưới các hình thức: tiền gửi, tiền vay,... do đó hoạt động kinh doanh của ngân hàng phụ thuộc phần lớn vào kết quả của hoạt động huy động vốn: khả năng, quy mô vốn huy động, có nghĩa là kết quả huy động vốn quyết định đến đầu tư, sử dụng vốn.

Nguồn vốn huy động liên tục gia tăng qua các năm trong giai đoạn 2018 - 2020. Cụ thể, năm 2018, nguồn vốn huy động đạt 2.736 tỷ đồng. Đến năm 2020, nguồn vốn huy động tăng lên và đạt 3.777 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn bình quân trong giai đoạn 2018 - 2020 đạt 17,5%.

Là một tỉnh sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, công nghiệp và dịch vụ phát triển chậm, thu nhập bình quân đầu người thấp, do đó công tác huy động vốn tại chỗ gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, bằng nhiều biện pháp đồng bộ, linh hoạt công tác huy động vốn đã thu được nhiều kết quả. Trong giai đoạn từ 2018-2020, lãi suất huy động giảm dần nhưng nguồn vốn huy động của chi nhánh tăng khá nhanh, phù hợp với định hướng chung của hệ thống Agribank. Đối với người gửi thì một số kênh đầu tư truyền thống của người dân Việt Nam như đô la Mỹ, vàng, bất động sản... không hấp dẫn và có tính rủi ro cao, nên người dân vẫn chọn gửi tiền vào ngân hàng.

Xét về cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn cho thấy, người dân rất yên tâm khi gửi tiền vào Agribank chi nhánh huyện Ninh Giang. Mặc dù lãi suất thấp hơn so với một số NHTM khác trên địa bàn nhưng Agribank chi nhánh huyện Ninh Giang là một trong những ngân hàng uy tín giúp cho các hộ gia đình cũng như các tổ chức kinh tế gửi tiền vào với thời hạn dài. Số liệu thống kê cho thấy, nguồn vốn

44

huy động không kỳ hạn chiếm tỷ lệ không cao trong tổng nguồn vốn huy động và có xu hướng giảm dần về mặt tỷ trọng. Cụ thể, năm 2018, nguồn vốn huy động không kỳ hạn đạt 532 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 19,44%. Đến năm 2020, tiền gửi không kỳ hạn tăng lên 681 tỷ đồng, tỷ lệ giảm xuống còn 18,02%. Bên cạnh đó, tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên chiếm tỷ lệ lớn và có xu hướng gia tăng. Cụ thể, năm 2018, tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng là 1.240 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 45,33%. Đến năm 2020, tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng tăng lên 1918 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 50,77%. Với sự gia tăng về nguồn vốn có kỳ hạn trên 12 tháng giúp cho Agribank chi nhánh huyện Ninh Giang ổn định nguồn vốn trong hoạt động kinh doanh.

Bảng 2.1. Hoạt động huy động vốn tại Agribank chi nhánh huyện Ninh Giang

Nguồn vốn huy

động 2.736 3.203 3.777 17,07 17,94

Cơ cấu theo kỳ hạn

Không kỳ hạn 532 19,44 598 18,66 681 18,02 12,34 13,91 Tiền gửi có kỳ hạn

dưới 12 tháng 964 35,23 1.053 32,86 1.179 31,21 9,21 12,00 Tiền gửi có kỳ hạn

trên 12 tháng 1.240 45,33 1.553 48,48 1.918 50,77 25,20 23,51

Cơ cấu theo đối tượng

Tiền gửi dân cư 1.978 72,31 2.376 74,20 2.886 76,40 20,13 21,44 Tiền gửi TCKT 758 27,69 826 25,80 891 23,60 9,08 7,87

Một phần của tài liệu 1281 quản trị rủi ro tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh huyện ninh giang hải dương (Trang 49 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(134 trang)
w